Quyết định 03/2017/QĐ-UBND về quy định tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước địa phương năm 2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 03/2017/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/01/2017
Ngày có hiệu lực 20/01/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 03/2017/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật tchức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2309/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 2577/QĐ-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017;

Căn cứ Thông tư số 326/2016/TT-BTC ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính về quy định tchức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tnh khóa VII, kỳ họp thứ 3 vdự toán ngân sách nhà nước tnh năm 2017;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với ngân sách địa phương

1. Căn cứ Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo Quyết định số 88/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 và Quy định về định mức phân bngân sách theo Quyết định số 87/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế (sau đây gọi tắt là UBND huyện) xây dựng phương án phân bổ ngân sách và tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước.

2. Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là 4 năm, từ năm 2017 đến năm 2020). Trong thời kỳ này, thực hiện ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; ổn định số bổ sung cân đối ngân sách.

3. Thực hiện cơ chế cân đối nguồn thu tiền sử dụng đất trong cân đối ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và sử dụng một phần từ nguồn thu này để thực hiện công tác quy hoạch, quản lý đất đai, sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Đưa vào cân đối thu ngân sách địa phương nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết và sử dụng toàn bộ nguồn thu này cho đầu tư phát triển.

Điều 2. Phân bổ và giao dự toán ngân sách

1. Giao dự toán thu ngân sách:

a) Giao tổng mức dự toán thu NSNN trên địa bàn cho UBND các huyện, phần thu cân đối NSNN, phần được để lại chi quản lý qua NSNN.

b) Giao mức nộp NSNN về phí, lệ phí, thu sự nghiệp cho các đơn vị tổ chức thu theo quy định của nhà nước, các đơn vị dự toán thuộc tỉnh. Căn cứ các quy định về phí, lệ phí theo Luật phí, lệ phí mới ban hành; giao Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh số thu phí, lệ phí để lại cho các cơ quan, đơn vị theo tỷ lệ phù hợp với quy định.

c) Trong quá trình quyết định phân bổ dự toán thu, chi ngân sách, trường hợp HĐND quyết định dự toán thu ngân sách cấp mình được hưởng theo chế độ quy định cao hơn mức cấp trên giao, thì dự toán chi bố trí tăng thêm tương ứng (không kể tăng chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết), sau khi dành 50% thực hiện cải cách tiền lương theo quy định, phần còn lại cần ưu tiên bổ sung dự phòng ngân sách địa phương. Nguồn còn lại căn cứ tiến độ thu thực hiện trong năm phân bổ để thực hiện những nhiệm vụ, chế độ, chính sách an sinh xã hội được cấp có thẩm quyền quyết định, xử lý thanh toán nợ khối lượng xây dựng cơ bản theo chế độ quy định.

2. Phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước:

Việc phân bổ, giao dự toán chi ngân sách địa phương phải đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, trong phạm vi dự toán được giao. Tuân thủ kỷ luật chi tiêu tài chính NSNN, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng. Cụ thể như sau:

a) Phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển:

- Dự toán chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước bố trí cho các dự án thuộc danh mục dự kiến bố trí trong trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 đã có đầy đủ quyết định đầu tư, ưu tiên tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các chương trình, dự án quan trọng, các công trình cấp thiết dở dang; vốn đối ứng các chương trình, dự án ODA và các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); bố trí vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 chưa bố trí nguồn để thanh toán. Không bố trí kế hoạch vốn năm 2017 đối với các dự án đến ngày 30 tháng 9 năm 2016 giải ngân dưới 30% kế hoạch vốn năm 2016, trừ trường hợp có lý do khách quan.

Sau khi bố trí đủ vốn theo thứ tự ưu tiên nêu trên, nếu còn nguồn mới xem xét bố trí vốn cho các dự án khởi công mới đã có đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Đưa vào cân đối thu ngân sách địa phương nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết và sử dụng toàn bộ nguồn thu này cho đầu tư phát triển. Trong đó, ưu tiên bố trí để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và y tế, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phần còn lại (nếu có) bố trí cho các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và các công trình quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương.

b) Phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên:

- Giao tổng mức dự toán chi hành chính, chi sự nghiệp đã trừ tiết kiệm 10% chi thường xuyên, trong đó chi tiết phần do NSNN cấp, chi từ nguồn thu được để lại theo chế độ cho các đơn vị dự toán thuộc tỉnh và nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương với mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng theo quy định của Chính phủ.

[...]