Quyết định 02/QĐ-UBND về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh năm 2021

Số hiệu 02/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/01/2021
Ngày có hiệu lực 04/01/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Nguyễn Thanh Ngọc
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 04 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TÂY NINH NĂM 2021

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết s 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

Căn cứ Nghị quyết s 40/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX, kỳ họp thứ 19 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh năm 2021.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- VPCP;
- Bộ KHĐT;
- TT.T
nh y, TT.HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thành viên UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các Đoàn thể tỉnh;
- VPT
U và các Ban Đng Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, các phòng, ban, trung tâm thuộc VP.UBND tỉnh;
- Lưu: VT. VP tỉnh
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Ngọc

 

NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TÂY NINH NĂM 2021

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Năm 2021 là năm tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV, bầu cử HĐND các cấp, cũng là năm đầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 cả nước. Dự báo trong nước, tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân đối với những chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đang tăng lên. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế còn nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, vấn đề già hóa dân số, chênh lệch giàu nghèo, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, ... sẽ có nhiều tác động đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Trong tỉnh, năm 2021 là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Tuy một số dự án, đề án được triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020 đã góp phần bước đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng vẫn còn hạn chế. Do đó, việc cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực cần tiếp tục được cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch của từng đơn vị và cần phải tổ chức thực hiện quyết liệt ngay từ năm đầu của giai đoạn; đặc biệt là cần phải nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút các nguồn vốn đầu tư, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn.

Do quy mô nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của tỉnh còn thấp, nguồn lực đầu tư còn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, các vấn đề xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu... đó là những thách thức lớn, đòi hỏi các cấp, các ngành phải nỗ lực đổi mới, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn.

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2021

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe nhân dân; vừa tận dụng tốt các cơ hội, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Huy động tối đa mọi nguồn lực, khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh của tỉnh; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Chủ động ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Củng cố, tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới.

2. Chỉ tiêu chủ yếu

Đđạt được mục tiêu trên, tỉnh đề ra 19 chỉ tiêu chủ yếu (bao gồm: 9 chỉ tiêu về lĩnh vực kinh tế, 07 chỉ tiêu về lĩnh vực xã hội và 03 chỉ tiêu về lĩnh vực môi trường). Cụ thể:

2.1. Về kinh tế

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP - theo giá so sánh 2010) phấn đấu tăng 6,5% trở lên; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt từ 3.350 USD trở lên (Chỉ tiêu Nghị quyết: 5,5 % - 3.300 USD), giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 01 ha đất trồng trọt đạt 102 triệu đồng, cơ cấu ngành kinh tế trong GRDP (giá hiện hành): nông - lâm - thủy sản: 20-21%, công nghiệp - Xây dựng: 44-45%, dịch vụ (chưa tính thuế sản phẩm): 29-30%, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 10.500 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn bằng 36% GRDP, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ tăng 8%, kim ngạch xuất khẩu tăng 7%.

2.2. Về xã hội

Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,2%, số lao động có việc làm tăng thêm là 16.000 lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và dạy nghề đạt 71%, tỷ lệ thất nghiệp: khu vực thành thị: 1,65%, khu vực nông thôn: 1,35%, đạt 7,8 bác sĩ/vạn dân và 26 giường bệnh/vạn dân, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (thể thấp còi) còn dưới 20,5%, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 76%, trong đó 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

[...]