Quyết định 01/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Xây dựng Ban Chỉ huy Quân sự xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện giai đoạn 2010 - 2015 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
Số hiệu | 01/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 04/01/2011 |
Ngày có hiệu lực | 04/01/2011 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký | Võ Văn Một |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/QĐ-UBND |
Biên Hòa, ngày 04 tháng 01 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Chỉ thị số 36/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục chỉ đạo xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 202/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VII;
Xét đề nghị của Chỉ huy Trưởng Bộ CHQS tỉnh Đồng Nai tại Tờ trình số 1826/TTr-BCH ngày 22/12/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Xây dựng Ban Chỉ huy Quân sự xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2015”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành, Chỉ huy Trưởng Bộ CHQS tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
XÂY DỰNG BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VỮNG MẠNH
TOÀN DIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 04/01/2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Nai)
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dân quân tự vệ về thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ về phối hợp hoạt động giữa lực lượng Dân quân tự vệ với lực lượng Công an xã, lực lượng Kiểm lâm và các lực lượng khác trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (ANCT - TTATXH), trong công tác bảo vệ rừng;
Căn cứ Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương;
Căn cứ Chỉ thị số 36/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 07/2007/CT-UBND ngày 06/02/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới;
Căn cứ Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 01/7/2010 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Dân quân tự vệ;
Thực hiện Thông tri số 42-TT/TU ngày 19/01/2010 của Tỉnh ủy Đồng Nai về việc lãnh đạo thực hiện công tác quốc phòng địa phương năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 202/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII về chế độ, định mức ngày công lao động và số lượng Chỉ huy Phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, dân quân thường trực cấp xã và khu, ấp đội trưởng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2015;
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/QĐ-UBND |
Biên Hòa, ngày 04 tháng 01 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Chỉ thị số 36/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục chỉ đạo xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 202/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VII;
Xét đề nghị của Chỉ huy Trưởng Bộ CHQS tỉnh Đồng Nai tại Tờ trình số 1826/TTr-BCH ngày 22/12/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Xây dựng Ban Chỉ huy Quân sự xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2015”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành, Chỉ huy Trưởng Bộ CHQS tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
XÂY DỰNG BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VỮNG MẠNH
TOÀN DIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 04/01/2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Nai)
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dân quân tự vệ về thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ về phối hợp hoạt động giữa lực lượng Dân quân tự vệ với lực lượng Công an xã, lực lượng Kiểm lâm và các lực lượng khác trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (ANCT - TTATXH), trong công tác bảo vệ rừng;
Căn cứ Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương;
Căn cứ Chỉ thị số 36/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 07/2007/CT-UBND ngày 06/02/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới;
Căn cứ Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 01/7/2010 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Dân quân tự vệ;
Thực hiện Thông tri số 42-TT/TU ngày 19/01/2010 của Tỉnh ủy Đồng Nai về việc lãnh đạo thực hiện công tác quốc phòng địa phương năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 202/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII về chế độ, định mức ngày công lao động và số lượng Chỉ huy Phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, dân quân thường trực cấp xã và khu, ấp đội trưởng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2015;
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
Xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) là đơn vị hành chính cuối cùng trong hệ thống tổ chức chính quyền, là nơi trực tiếp động viên, tổ chức toàn dân tham gia xây dựng về quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân, tổ chức đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ (“DBHB”, BLLĐ); khai thác sức mạnh tổng hợp của toàn dân, trực tiếp xây dựng lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) và dự bị động viên (DBĐV) góp phần xây dựng quân đội và chuẩn bị mọi mặt cho chống chiến tranh xâm lược. Ban Chỉ huy Quân sự xã (Ban CHQS xã) là cơ quan tham mưu chủ yếu cho Cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quân sự, quốc phòng địa phương, trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy xây dựng và hoạt động của dân quân ở xã, sẵn sàng đối phó với các tình huống xảy ra ở địa phương, giữ vững ổn định chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở.
Tuy nhiên, qua tổng kết 05 năm thực hiện Nghị định số 119/2004/NĐ-CP về công tác quốc phòng địa phương gắn sơ kết 04 năm thực hiện Chỉ thị số 36/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (QP - AN) trong tình hình mới và sơ kết 01 năm chỉ đạo xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện từ cấp xã đến tỉnh, đã đánh giá việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng địa phương, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện ở một số địa phương có lúc chưa đầy đủ, xây dựng Ban CHQS xã một số nơi chưa được quan tâm đúng mức chuyển biến chậm, chất lượng còn hạn chế.
Xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 và Chỉ thị số 36/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, là yêu cầu cấp bách và cần thiết hiện nay.
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC XÂY DỰNG BAN CHQS CẤP XÃ TRONG NHỮNG NĂM QUA
A. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong những năm qua việc quán triệt triển khai xây dựng thí điểm Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện để rút kinh nghiệm nhân rộng trên địa bàn tỉnh ở các huyện, thị xã, thành phố và cấp xã đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng, đã xuất hiện nhiều mô hình mới, với cách làm phong phú sáng tạo, chất lượng xây dựng Ban CHQS xã có nhiều chuyển biến, phát huy tốt chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Cấp ủy Đảng, chính quyền triển khai thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng - địa phương (QP- ĐP) đạt hiệu quả thiết thực. Cụ thể:
I. VỀ XÂY DỰNG BAN CHQS XÃ VÀ LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN XÃ VỮNG MẠNH VỀ CHÍNH TRỊ
1. Tính đến 30/11/2010 toàn tỉnh xây dựng lực lượng DQTV đạt 1,43% so dân số, trong đó dân quân đạt 0,97% so dân số, tự vệ đạt 18,42% so cán bộ, công nhân viên, tỷ lệ đảng viên trong dân quân tự vệ đạt 17,08% (trong đó dân quân đạt 12,30%). Tổ chức dân quân ở cấp xã được biên chế từ cấp tổ đến cấp trung đội, chú trọng kiện toàn số lượng, chất lượng cán bộ Ban CHQS xã theo quy định. Toàn tỉnh có 169/171 Chỉ huy Trưởng xã (khuyết xã Quảng Tiến, Bắc Sơn/Trảng Bom), trong đó có 100% là đảng viên, 83,04% qua đào tạo đúng chức danh; 848,74% tham gia cấp ủy địa phương; Chỉ huy Phó hiện có: 166/171 (khuyết xã Bàu Hàm, TT Trảng Bom, huyện Trảng Bom; xã Gia tân 3, huyện Thống Nhất; Xuân Bảo, Xuân Quế, huyện Cẩm Mỹ). 100% là đảng viên, 64,67% qua đào tạo, 05 đ/c được bầu vào cấp ủy xã.
2. Hàng năm, 100% cán bộ chiến sỹ dân quân xã được giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật, thông tin thời sự theo quy định, kết quả kiểm tra có 100% đạt yêu cầu, 75% đạt khá giỏi trở lên, 100% có nhận thức chính trị tốt, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
3. Tính đến nay, 100% Đảng bộ xã có Chi bộ quân sự, trong đó có 57/171 (33,33%) Chi bộ có cấp ủy. Các Chi bộ quân sự thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt, chấp hành tốt Chỉ thị số 235/CT-TV của Thường vụ Đảng ủy Quân khu, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Chi bộ. Hàng năm có 85% trở lên Chi bộ quân sự đạt trong sạch vững mạnh, không có Chi bộ yếu kém. Tập trung chỉ đạo xây dựng Chi đoàn quân sự vững mạnh toàn diện, tính đến nay toàn tỉnh có 100% Chi đoàn quân sự vững mạnh.
4. Triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác dân vận, góp phần xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh. Tham gia tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chính sách hậu phương quân đội ở địa phương.
II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUÂN SỰ QUỐC PHÒNG Ở CƠ SỞ
1. Quán triệt chỉ tiêu nhiệm vụ trên giao, hàng năm các xã đã kịp thời ban hành nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác quân sự quốc phòng địa phương theo quy định đạt hiệu quả.
2. Chỉ đạo tổ chức đăng ký quản lý tốt công dân trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự (NVQS), độ tuổi DQTV, thực hiện tốt chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ hàng năm, tổ chức tuyển chọn DQTV đúng quy trình, đảm bảo chất lượng.
3. Xây dựng kế hoạch huấn luyện quân sự, phê chuẩn theo phân cấp, tổ chức huấn luyện dân quân đạt chỉ tiêu trên giao (85% so tổng số dân quân của xã), kết quả chung có 100% đạt yêu cầu 75% khá giỏi. Hàng năm thực hiện tốt chỉ tiêu diễn tập chiến đấu trị an và phòng không nhân dân (mỗi năm diễn tập từ 20 - 25% xã), qua các đợt diễn tập đã nâng cao một bước vai trò tham mưu của Ban CHQS xã, nhận thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể; đặc biệt là nhận thức nhiệm vụ và khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) của lực lượng dân quân xã được nâng lên.
4. 100% xã có kế hoạch hoạt động theo Quyết định số 56/2005/QĐ-BQP ngày 17/5/2005 của Bộ Quốc phòng và kế hoạch phối hợp hoạt động theo Quyết định số 107/QĐ-TTg ngày 02/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 26/4/2004 của UBND tỉnh Đồng Nai. Từ năm 2007 đến nay lực lượng dân quân xã đã phối hợp với lực lượng chức năng hoạt động tuần tra canh gác được 154.075 lần/350.963 lượt cán bộ DQTV (trong đó hoạt động độc lập 35.447 lần/157.189 lượt DQTV, phát hiện giải quyết thu 141 súng tiểu liên; 423 lựu đạn, mìn các loại, 612 kg thuốc nổ TNT và nhiều tang vật trị giá hơn bốn tỷ đồng giao cơ quan chức năng xử lý.
5. Lực lượng dân quân xã đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn, làm tốt công tác dân vận, sửa chữa đường phát quang, chống cháy, nạo vét kênh mương nội đồng, sửa chữa nhà cho các đối tượng chính sách, ngoài ra còn tích cực tham gia phòng chống khắc phục lụt bão, lốc xoáy, cháy rừng. Chỉ tính từ 2007 đến nay đã có 25.148 lượt dân quân tự vệ tham gia làm công tác dân vận với 42.152 ngày công, sửa chữa 421 nhà cho các đối tượng chính sách, sửa chữa 318.800m đường liên xã, khai thông 111.700m kênh mương nội đồng, đào đắp 1.844m2 đất, đá phát quang chống cháy 5.200m2 . Tham gia phòng chống cháy rừng 275 lần/855 lượt DQTV tham gia, phòng chống khắc phục hậu quả lũ, lụt, lốc xoáy 153 lần/1064 lượt DQTV. Tích cực phối hợp các ban, ngành, đoàn thể xã, tiếp nhận thẩm định, xét duyệt tổng hợp gửi về tỉnh 6.851 hồ sơ chính sách theo Quyết định 290/QĐ-TTg, 188/QĐ-TTg, 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, khảo sát quy tập gần 100 hài cốt liệt sỹ đưa vào nghĩa trang liệt sỹ an táng. Duy trì hoạt động độc lập hoặc phối hợp với Công an tuần tra đều đặn sau 23 giờ góp phần quan trọng giữ vững ANCT - TTATXH ở địa phương cơ sở.
III. XÂY DỰNG BAN CHQS XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN CÓ NỀ NẾP, ĐOÀN KẾT TỐT, KỶ LUẬT NGHIÊM, BẢO ĐẢM AN TOÀN VỀ MỌI MẶT
1. Triển khai và từng bước duy trì nghiêm Chỉ thị số 245/CT-TL nay là Chỉ thị số 333/CT-TL của Tư lệnh Quân khu. Tập trung giáo dục nâng cao nhận thức chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho lực lượng vũ trang tỉnh, 100% cán bộ, chiến sỹ dân quân không vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, giảm hẳn tỷ lệ vi phạm thông thường. Triển khai và từng bước duy trì chế độ học tập, công tác của lực lượng dân quân xã theo Quyết định số 605/QĐ-BCH ngày 10/6/2010 của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (Bộ CHQS tỉnh).
2. Thực hiện Chỉ thị số 07/2007/CT-UBND ngày 06/02/2007 của UBND tỉnh về xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã từng bước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư xây dựng trụ sở Ban CHQS xã khang trang, đã đầu tư xây mới, nâng cấp sửa chữa 110 trụ sở làm việc, nơi ăn ở của Ban CHQS xã (64,35%). Một số trụ sở đủ phòng làm việc, phòng nghỉ, phòng ăn, bếp, từng bước bảo đảm khá đồng bộ các trang thiết bị vật chất cần thiết cho công tác, sinh hoạt, một số xã có cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của lực lượng dân quân xã.
3. Chú trọng bảo đảm công tác an toàn về mọi mặt, trong đó đã đảm bảo tuyệt đối an toàn trong huấn luyện, giảm tỷ lệ tai nạn giao thông trong lực lượng dân quân, đặc biệt không để xảy ra tình trạng cháy nổ trong cơ quan, đơn vị.
IV. BẢO ĐẢM HẬU CẦN, KỸ THUẬT CHO CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG, QUÂN SỰ Ở CƠ SỞ
1. Các địa phương quan tâm bảo đảm kịp thời trang phục, giường, chiếu, chăn màn cho dân quân thường trực, tổ chức khai thác lương thực, thực phẩm tại chỗ, đảm bảo ăn, ở cho lực lượng dân quân xã, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Các huyện, thị xã, thành phố và các xã đều có phương án, kế hoạch, đồng thời hiệp đồng phối hợp chặt chẽ với Bệnh viện Đa khoa huyện, thị xã, thành phố, trạm y tế xã bảo đảm chăm sóc sức khỏe, khám và chữa bệnh cho lực lượng dân quân, kế hoạch cứu chữa thương binh, bệnh binh khi có tình huống và chiến tranh xảy ra.
3. Việc bảo đảm chế độ chính sách cho xây dựng hoạt động của lực lượng DQTV được Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện theo quy định; các chế độ phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn cho cán bộ, chiến sỹ dân quân xã được bảo đảm kịp thời, nên đã động viên cán bộ chiến sỹ yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
4. Toàn tỉnh có 126/171 xã (73,68%) có đất trồng rau xanh trong khuôn viên UBND diện tích từ 10m2 - 1.500m2 , có 41/171 xã (23,98%) có nguồn thu từ dịch vụ, 20/171 xã (11,7%) có đất sản xuất riêng, tổ chức tăng gia sản xuất có hiệu quả; 38/171 xã đưa vào bữa ăn thêm cho lực lượng dân quân thường trực xã từ 1.000 đến 10.000 đồng/người/ngày.
5. Quán triệt triển khai tốt cuộc vận động quản lý khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn tiết kiệm và an toàn giao thông, thực hiện tốt chế độ ngày, tuần kỹ thuật, sử dụng vũ khí an toàn, tiết kiệm.
B. NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
I. NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ
- Chất lượng của DQTV tuy được nâng lên nhưng chưa thật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; một số xã tuyển chọn dân quân chưa chặt chẽ, tổ chức xây dựng lực lượng dân quân thường trực, luân phiên thường trực theo Đề án của UBND tỉnh về số lượng chỉ đạt 95,24% (1160/1218) còn 13 xã xây dựng lực lượng thiếu so chỉ tiêu (kèm theo Phụ lục 1), 19 xã, thị trấn tỷ lệ đảng viên trong dân quân chỉ đạt dưới 10% (kèm theo Phụ lục 2), việc kiện toàn đội ngũ cán bộ Ban CHQS xã còn chậm, hiện nay còn 07 xã thiếu cán bộ Ban CHQS: Khả năng tổ chức chỉ huy của một số cán bộ Ban CHQS xã có mặt còn hạn chế. Chất lượng sinh hoạt của một số Chi bộ quân sự xã nội dung, chất lượng ra nghị quyết còn sơ sài, chưa đúng quy định, còn sao chép của huyện.
- Việc duy trì các chế độ học tập, công tác trong ngày, trong tuần chưa thành nề nếp, nhận thức trách nhiệm, lễ tiết tác phong, xưng hô, chào hỏi ở một số cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ còn yếu, công tác kiểm tra, uốn nắn sai sót của cơ quan quân sự các cấp nhất là của Ban CHQS huyện, thị xã, thành phố chưa thường xuyên, chưa hiệu quả, quản lý sắp xếp tài liệu thiếu khoa học, chưa ngăn nắp.
- Trang phục được mua sắm nhưng chưa thống nhất, cán bộ Ban CHQS xã còn mang mặc không đúng theo kiểu mẫu quy định của Bộ Quốc phòng.
- Hiện 61 trụ sở Ban CHQS xã xuống cấp hư hỏng, một số trụ sở Ban CHQS xã phòng ở, (kể cả một số xã mới xây) diện tích còn quá chật hẹp, 12/171 xã (7%) chưa có phòng nghỉ cho lực lượng, 26/171 xã chưa được trang bị máy vi tính; 101/171 xã chưa có điện thoại bàn làm việc, 225 cán bộ chiến sỹ dân quân thường trực, luân phiên thường trực chưa có giường ngủ (phải ngủ ghế bố hoặc trên bàn làm việc), 08 xã chưa có bếp ăn, 01 xã không có điều kiện tổ chức cho lực lượng ăn tập trung (Bàu Trâm/Long Khánh). Phòng làm việc của Ban CHQS xã biển, bảng chưa thống nhất. Trang thiết bị tối thiểu cho công tác, sinh hoạt còn thiếu; còn 45 xã không có đất trồng rau xanh, 112 xã không có nguồn thu thêm cải thiện bữa ăn cho lực lượng.
- Thực hiện chế độ bảo quản vũ khí trang bị kỹ thuật ở một số xã chưa nghiêm, vũ khí còn bẩn, sét rỉ, sắp xếp chưa gọn, chưa thống nhất theo đúng hướng dẫn của ngành kỹ thuật, công tác đăng ký quản lý chưa kịp thời còn sơ sài.
- Chế độ phụ cấp ngày công lao động 25.000 đồng/ngày, tiền ăn 20.000 đồng/người/ngày là quá thấp so với giá cả hiện nay, phụ cấp giữa lực lượng dân quân thường trực và luân phiên thường trực còn bất cập (dân quân thường trực 795.700 đồng/người/tháng, luân phiên thường trực phụ cấp 448.500 đồng/01 người/tháng), ngân sách bảo đảm cho huấn luyện hoạt động của lực lượng dân quân ở một số xã chưa kịp thời còn thấp.
II. NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI HẠN CHẾ
- Nguồn thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu người ở các địa phương, cơ sở còn khá chênh lệch, một số xã vùng sâu, vùng xa công tác bảo đảm còn khó khăn, nên đã ảnh hưởng đến kết quả xây dựng, hoạt động của Ban CHQS xã và lực lượng dân quân xã. Cơ chế chính sách đãi ngộ đối với lực lượng DQTV chậm được đổi mới, không phù hợp với mức sinh hoạt hiện nay.
- Một số cán bộ Chỉ huy Trưởng Ban CHQS xã chưa phát huy hết trách nhiệm trong tổ chức xây dựng Ban CHQS xã, tổ chức hoạt động, duy trì chế độ, phân công công tác cho lực lượng không có kế hoạch. Vai trò tham mưu của cơ quan quân sự các cấp cho cấp ủy, chính quyền từ tỉnh xuống cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có nội dung còn hạn chế, chưa gắn chặt với việc đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo tạo hành lang pháp lý trong việc triển khai thực hiện còn chậm, chưa xác định cụ thể lộ trình, chỉ tiêu thực hiện ở từng nội dung. Chưa có sự phối hợp tích cực của các ban, ngành chức năng nên hiệu quả xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện còn thấp, thiếu đồng bộ.
- Một số Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cơ sở chưa quan tâm nhiều đến nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương nên chưa thật đề cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện, xây dựng lực lượng dân quân rộng khắp.
- Công tác kiểm tra uốn nắn việc triển khai thực hiện xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện của các cấp, nhất là của cơ quan quân sự huyện, thị xã, thành phố còn ít, chưa thường xuyên, chưa kịp thời.
PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG BAN CHQS XÃ VỮNG MẠNH TOÀN DIỆN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
A. MỤC TIÊU YÊU CẦU
I. MỤC TIÊU
Xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện đủ sức tham mưu cho Cấp ủy Đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, xây dựng lực lượng dân quân xã có chất lượng chính trị và độ tin cậy cao, là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương cơ sở khi có chiến tranh.
Đề án này quy định chỉ tiêu lộ trình, giải pháp xây dựng Ban CHQS xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu công tác quốc phòng địa phương trong tình hình mới.
II. YÊU CẦU
1. Gắn chặt xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh toàn diện.
2. Xác định nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình và bước đi thích hợp, xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh về chính trị là yếu tố quyết định, phát huy tốt vai trò tham mưu chủ động triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự quốc phòng địa phương ở xã.
3. Thực hiện tốt phương châm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ “Vững mạnh rộng khắp”, tổ chức xây dựng lực lượng dân quân xã có trọng tâm, trọng điểm, sát với quyết tâm phòng thủ của huyện, tỉnh, kế hoạch chiến đấu trị an cấp xã, đạt chỉ tiêu số lượng, chất lượng theo Luật Dân quân tự vệ.
B. NỘI DUNG, THỜI GIAN, GIẢI PHÁP
I. NỘI DUNG
1. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh về chính trị
a) Xây dựng Ban CHQS xã và lực lượng dân quân vững mạnh về chính trị tư tưởng: 100% cán bộ chiến sỹ luôn an tâm tư tưởng, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng lực lượng dân quân đạt chỉ tiêu cấp trên giao, có chất lượng chính trị và độ tin cậy cao, tỷ lệ đảng viên trong dân quân xã đạt 15% trở lên; xây dựng lực lượng dân quân thường trực ở tất cả các xã, phường, thị trấn, trong đó các xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh tổ chức 01 Tiểu đội dân quân thường trực 09 đ/c các xã còn lại tổ chức 01 Tổ dân quân thường trực 05 đ/c theo Nghị quyết số 202/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII. Tập trung kiện toàn Ban CHQS xã đủ thành phần, cơ cấu theo Luật Dân quân tự vệ, trong đó bổ sung đủ 100% Chỉ huy Trưởng, Chỉ huy Phó qua đào tạo đủ chuẩn theo quy định (đến năm 2015 có 35% trở lên Chỉ huy Trưởng xã có trình độ cao đẳng đại học quân sự), phát huy vai trò của Chính trị viên, Chính trị viên Phó Ban CHQS xã.
b) Tổ chức tuyên truyền Luật Dân quân tự vệ, các thông tư, chỉ thị của Bộ Quốc phòng và Quân khu 7, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho lực lượng dân quân tự vệ. Giáo dục chính trị cho các đối tượng đúng đủ nội dung, chương trình, thời gian quy định, giữ vững kết quả 100% đạt yêu cầu, 75% khá giỏi trở lên. Triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua quyết thắng gắn với phong trào thi đua yêu nước của địa phương.
c) Thực hiện đầy đủ, đúng quy định và có chất lượng hệ thống văn kiện sổ sách công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ - CTCT) ở cơ sở.
d) Xây dựng Chi bộ quân sự trong sạch vững mạnh toàn diện, là Chi bộ tiêu biểu của Đảng bộ xã.
- Xây dựng Chi bộ có cấp ủy; Trung đội dân quân cơ động, Tiểu đội dân quân thường trực có Tổ đảng, Tiểu đội dân quân cơ động có đảng viên, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện Chỉ thị số 235 của Thường vụ Đảng ủy Quân khu, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Chi bộ. Phấn đấu năm 2015 có 70% trở lên Chi bộ có Cấp ủy, 100% cán bộ Trung đội Trưởng, Tiểu đội Trưởng dân quân thường trực, dân quân cơ động, Ấp đội Trưởng là đảng viên.
- Phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu phát triển đảng viên, hàng năm mỗi Chi bộ quân sự kết nạp ít nhất 02 đảng viên mới, chú trọng làm tốt công tác phát triển đảng trong lực lượng DQTV, DBĐV. Làm tốt công tác giáo dục và rèn luyện đội ngũ đảng viên, 100% đảng viên trong Chi bộ quân sự đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có từ 15% trở lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Xây dựng Chi đoàn quân sự vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, 100% đoàn viên đủ tư cách đạt danh hiệu tiên tiến, xuất sắc.
đ) Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác dân vận góp phần xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh. Tham gia thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa của địa phương, sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trên địa bàn.
2. Không ngừng nâng cao trách nhiệm, năng lực của Ban CHQS xã trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương
a) Kịp thời tham mưu cho Cấp ủy Đảng, chính quyền ra nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác quốc phòng quân sự địa phương.
b) Xây dựng kế hoạch của Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh, chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tượng 05, giáo dục quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân theo phân cấp.
c) Đăng ký quản lý tốt công dân trong độ tuổi DQTV. Tham mưu tổ chức xây dựng lực lượng dân quân đúng chỉ tiêu theo Luật Dân quân tự vệ, tổ chức huấn luyện đạt từ 85% trở lên so tổng số dân quân, kết quả huấn luyện 100% đạt yêu cầu, có 75% khá giỏi trở lên; xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hoạt động của dân quân đúng quy định.
d) Quản lý chặt chẽ thanh niên sẵn sàng nhập ngũ và quân nhân dự bị. Tham mưu và tổ chức hoàn thành tốt chỉ tiêu gọi thanh niên nhập ngũ hàng năm theo Luật NVQS, không ngừng nâng cao chất lượng gọi thanh niên nhập ngũ.
đ) Tổ chức diễn tập chiến đấu trị an, phòng không nhân dân theo quy định, đảm bảo an toàn, hiệu quả sát với tình hình địa phương, cơ sở.
e) Duy trì nghiêm chế độ SSCĐ, có đủ hệ thống kế hoạch, hàng năm phải điều chỉnh kế hoạch chiến đấu trị an và các kế hoạch khác theo quy định. Làm tốt công tác hành chính quân sự, sắp xếp tài liệu, vũ khí trang bị gọn gàng ngăn nắp.
g) Tổ chức lực lượng quân báo nhân dân rộng khắp thường xuyên nắm chắc, quản lý chặt chẽ tình hình, kịp thời tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo sử dụng dân quân xử lý có hiệu quả các tình huống. Phối hợp Công an, Kiểm lâm thực hiện tốt Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với Công an xã, Kiểm lâm và các lực lượng khác trong giữ gìn ANCT - TTATXH, trong công tác bảo vệ rừng.
3. Xây dựng Ban CHQS xã có nề nếp, đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp, bảo đảm an toàn về mọi mặt
a) Quản lý tốt cán bộ chiến sỹ thuộc quyền, chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, Chỉ thị số 333/CT-TL của Tư lệnh QK, Kế hoạch số 482/KH-BCH của Bộ CHQS tỉnh, 100% cán bộ chiến sỹ dân quân không vi phạm kỷ luật đơn vị, pháp luật Nhà nước.
b) Xây dựng quy chế, chế độ học tập, công tác, sinh hoạt hợp lý, khoa học theo Quyết định số 605/QĐ-BCH ngày 10/6/2010 của Bộ CHQS tỉnh, không ngừng đổi mới tác phong công tác, sinh hoạt.
c) Tập trung xây dựng trụ sở Ban CHQS xã đảm bảo đủ phòng làm việc, phòng ăn, phòng ở, bếp, công trình vệ sinh cho lực lượng dân quân thường trực đủ diện tích theo quân số (phòng làm việc ít nhất 4,5m2/người, phòng nghỉ ít nhất 4,5m2/người, phòng ăn, bếp 2m2 /người và công trình vệ sinh ít nhất 12m2). Đến năm 2013 có 100% Ban CHQS xã có trụ sở làm việc đủ diện tích theo quân số.
- Đối với những xã đã xây dựng mới những năm gần đây, nếu còn thiếu phòng nghỉ của lực lượng, phòng ăn, bếp, công trình vệ sinh, từng bước xây thêm cho đủ, tập trung quản lý chỉnh trang, nâng cấp, mua sắm bảo đảm đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho công tác, sinh hoạt của lực lượng dân quân xã.
- Những trụ sở xây dựng trước đây đã xuống cấp không đủ điều kiện (kèm theo Phụ lục 3) phải khảo sát, từng bước xây mới, trụ sở xây mới, nên xây riêng, có đủ phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, bếp, công trình vệ sinh, đủ trang thiết bị theo quy định.
d) Tận dụng khuôn viên hiện có, cải tạo trồng cây kiểng, cây bóng mát, cây ăn trái; trồng cỏ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, tạo điểm sáng văn hóa cơ sở.
e) Bảo đảm an toàn trong giao thông, an toàn trong huấn luyện, không để cháy nổ xảy ra.
4. Tập trung bảo đảm tốt Hậu cần - Kỹ thuật của Ban CHQS xã, quản lý tốt vũ khí đạn, cơ sở vật chất, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tổ chức tăng gia sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho lực lượng
a) Thực hiện tốt quyết định của Bộ Tư lệnh Quân khu 7. Tổ chức khai thác lương thực, thực phẩm tại địa phương, cơ sở bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức bếp ăn tập trung, duy trì thường xuyên cho lực lượng dân quân thường trực ăn tập trung, mức ăn theo tiêu chuẩn ăn của chiến sỹ bộ binh (khi mức ăn của chiến sỹ bộ binh thay đổi, thì điều chỉnh mức ăn theo mức tương ứng). Bảo đảm chi trả ngày công lao động, mức phụ cấp cho lực lượng theo quy định Luật DQTV và Nghị quyết số 202/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII, đẩy mạnh tăng gia sản xuất từng bước đưa vào ăn thêm cho lực lượng dân quân thường trực phấn đấu bằng 10% so mức ăn quy định hàng ngày.
b) Bảo đảm đầy đủ kịp thời, đồng bộ, thống nhất trang phục cho cán bộ và chiến sỹ dân quân theo Luật Dân quân tự vệ và thông tư của Bộ Quốc phòng. Quản lý chặt chẽ trang phục cá nhân, trang phục dùng chung, sao mũ, phù hiệu DQTV, không được mua bán, đổi, cho mượn sai quy định.
c) Hàng năm, từng thời kỳ chủ động lập dự trù kinh phí bảo đảm cho hoạt động và chi trả chế độ cho cán bộ, chiến sỹ dân quân, thanh quyết toán kịp thời đúng quy định.
d) Cấp ủy Đảng, chính quyền các xã quan tâm tạo mọi điều kiện cho Ban CHQS xã tăng gia sản xuất, chỉ đạo dân quân xã tận dụng mọi khả năng hiện có như đất sản xuất, phương tiện, mặt bằng để trồng trọt, chăn nuôi và tổ chức các dịch vụ có hiệu quả đúng pháp luật để tạo nguồn thu nâng cao đời sống cho lực lượng dân quân.
đ) Quản lý khai thác, sử dụng vũ khí trang bị đúng quy định, đảm bảo đồng bộ phụ tùng và các trang thiết bị, bảo quản, bảo dưỡng vũ khí theo hướng dẫn chuyên ngành kỹ thuật, thực hiện tốt chế độ ngày, tuần kỹ thuật.
e) Phối hợp với y tế địa phương, cơ sở có phương án đảm bảo y tế cho các nhiệm vụ và chăm sóc sức khỏe cho lực lượng dân quân xã.
II. GIẢI PHÁP
1. Quán triệt sâu sắc các văn bản của Đảng, Nhà nước về quốc phòng an ninh, Luật Dân quân tự vệ, các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng địa phương, Chỉ thị số 36/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 07/2007/CT- UBND ngày 06/02/2007 của UBND tỉnh về xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện; các văn bản của Bộ Quốc phòng và Quân khu về xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện, làm cho mọi cá nhân, tổ chức, các cấp, các ngành nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của Ban CHQS xã và lực lượng dân quân tự vệ, đề cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự quốc phòng địa phương trong tình hình mới.
2. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện phù hợp, sát với thực trạng và khả năng của địa phương, cơ sở. Triển khai và thực hiện nghiêm các tiêu chí theo Hướng dẫn số 458/HD-BTM ngày 14/4/2009 của Bộ Tham mưu Quân khu. Tập trung xác định bước đi, lộ trình phù hợp ở từng địa phương, cơ sở, gắn xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện với việc đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. Chú trọng đầu tư xây dựng trước Ban CHQS xã trọng điểm về quốc phòng - an ninh, những xã xung yếu, quan trọng. Chỉ đạo khảo sát, đề nghị điều chỉnh, bổ sung xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh để đáp ứng yêu cầu công tác QP - AN trong tình hình mới.
3. Tập trung xây dựng nâng cao chất lượng tổng hợp lực lượng vũ trang địa phương. Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, giáo dục nhiệm vụ cho lực lượng DQTV, DBĐV, xây dựng niềm tin, ý thức trách nhiệm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đảm bảo trong bất kỳ tình huống nào lực lượng vũ trang cơ sở luôn tuyệt đối trung thành, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân. Xây dựng lực lượng dân quân “Vững mạnh rộng khắp” theo Luật Dân quân tự vệ, tổ chức xây dựng có trọng tâm, trọng điểm sát với quyết tâm phòng thủ của tỉnh, huyện và kế hoạch chiến đấu trị an cấp xã, lấy xây dựng chất lượng chính trị làm gốc. Chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ Ban CHQS xã, bố trí sắp xếp Bí thư Đoàn xã làm Chính trị viên Phó theo Kết luận số 41-KL/TW ngày 31/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, phát huy vai trò Chính trị viên, Chính trị viên Phó trong tiến hành đầy đủ các nội dung CTĐ - CTCT đối với Ban CHQS xã và lực lượng dân quân thuộc quyền; ưu tiên bố trí cán bộ đã qua đào tạo, mạnh dạn thay đổi cán bộ không đủ tiêu chuẩn để có đội ngũ cán bộ Ban CHQS xã có đủ phẩm chất, năng lực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng địa phương, đủ trình độ quản lý, chỉ huy đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4. Tổ chức và duy trì hoạt động của Chi bộ quân sự theo Hướng dẫn số 35-HD/BTCTW ngày 15/10/2009 của Ban Tổ chức Trung ương, Hướng dẫn số 47-HD/BTCTU ngày 03/02/2010 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Phát huy vai trò của Chi bộ quân sự trong lãnh đạo và thực hiện CTĐ - CTCT đối với lực lượng dân quân xã, tuyển chọn tạo nguồn cán bộ dân quân ở xã, tổ chức bồi dưỡng và kết nạp đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên (chú trọng lực lượng cán bộ DQTV, DBĐV, ấp đội trưởng).
5. Đổi mới công tác đào tạo tập huấn cán bộ; đổi mới nội dung, phương thức huấn luyện, tổ chức huấn luyện tập trung theo cụm từng huyện, thị xã, thành phố sát với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình ở cơ sở, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi có tình huống.
6. Phát huy trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong bảo đảm chính sách cho công tác quốc phòng địa phương ở xã, vai trò Chỉ huy Trưởng Quân sự xã trong tham mưu tổ chức thực hiện công tác quân sự, quốc phòng địa phương, xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện. Động viên các cấp, các ngành và toàn dân chăm lo, hỗ trợ cả vật chất tinh thần cho xây dựng Ban CHQS xã và lực lượng Dân quân xã phù hợp với điều kiện và khả năng của địa phương.
7. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra của các cấp đối với công tác quốc phòng địa phương, mà thường xuyên trực tiếp là của cấp huyện, thị xã, thành phố, tập trung hơn nữa cho cơ sở, bảo đảm xây dựng Ban CHQS xã vững chắc, an toàn, tiết kiệm, đạt mục đích, yêu cầu đề ra.
III. THỜI GIAN, LỘ TRÌNH
1. Từ nay đến cuối quý I/2011 tập trung chỉ đạo xây dựng Ban CHQS xã tạo chuyển biến cơ bản ở một số nội dung sau:
- Củng cố kiện toàn Ban CHQS xã đủ thành phần theo Kết luận số 41-KL/TW ngày 31/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Luật Dân quân tự vệ, sắp xếp 100% Chỉ huy Trưởng quân sự xã và 80% Chỉ huy Phó quân sự xã qua đào tạo, bổ sung 100% Chính trị viên Phó theo quy định.
- Củng cố kiện toàn lực lượng dân quân thường trực, luân phiên thường trực, dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ phòng không theo Luật DQTV, 100% cán bộ, chiến sỹ có nhận thức chính trị tốt, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng lễ tiết tác phong, lề lối công tác của cán bộ, chiến sỹ dân quân, thống nhất hệ thống biển, bảng, sắp xếp nơi ăn, ở cho lực lượng, xây dựng cảnh quan môi trường vệ sinh đơn vị xanh, sạch, đẹp. Đối với các xã chưa có nơi ăn, ở phải sắp xếp vị trí ổn định, các xã đang xây dựng tập trung hoàn thành đúng tiến độ.
- Triển khai đề án xây dựng lực lượng DQTV, chế độ, chính sách tiền ăn, ngày công, phụ cấp cho lực lượng DQTV theo Luật DQTV, mua sắm phương tiện bàn ghế làm việc, tủ hồ sơ, điện thoại bàn, máy vi tính, trang phục, đảm bảo đủ giường ngủ, chăn, màn, chiếu, đủ dụng cụ phòng ăn, bếp cho lực lượng dân quân thường trực theo quân số. Cấp ủy, chính quyền tạo mọi điều kiện hỗ trợ đất để lực lượng dân quân thường trực tích cực tăng gia sản xuất, chăn nuôi để góp phần cải thiện đời sống.
2. Từ quý II/2011 đến cuối năm 2013: Tổ chức kiện toàn lực lượng dân quân theo Luật DQTV và các hướng dẫn thi hành, đạt chỉ tiêu về số lượng, chất lượng và tỷ lệ đảng viên trong lực lượng dân quân xã; có 80% trở lên cán bộ Trung đội trưởng, cán bộ Tiểu đội dân quân thường trực, cán bộ tiểu đội dân quân cơ động, ấp đội trưởng là đảng viên.
- Căn cứ tình hình mỗi năm phấn đấu xây mới, sửa chữa, nâng cấp khoảng 1/3 trụ sở của Ban CHQS xã, đến năm 2013 có 100% Ban CHQS xã có đủ phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, bếp, công trình vệ sinh đủ diện tích theo quy định.
- Đến cuối năm 2011 có 50% Ban CHQS xã, năm 2012 có 60% Ban CHQS xã, năm 2013 có 70% Ban CHQS xã đạt vững mạnh toàn diện.
3. Từ 2014 đến cuối năm 2015:
- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo Luật Dân quân tự vệ, đạt số lượng, đảm bảo chất lượng, độ tin cậy cao, tỷ lệ đảng viên trong DQTV đạt 18% trở lên (trong đó dân quân đạt 15% trở lên), 100% cán bộ trung đội trưởng, cán bộ tiểu đội dân quân thường trực, cán bộ tiểu đội dân quân cơ động, ấp đội trưởng là đảng viên. Có ít nhất 35% Chỉ huy Trưởng quân sự có trình độ chuyên ngành quân sự cơ sở từ cao đẳng trở lên.
- 100% Ban CHQS xã có trụ sở làm việc, nơi ăn, ở khang trang sạch đẹp. Tổ chức tăng gia sản xuất có hiệu quả đưa vào ăn thêm cho lực lượng dân quân tập trung từ 10% trở lên so với mức ăn hàng ngày của lực lượng.
- Năm 2014 có ít nhất 80% và đến 2015 có ít nhất 90% Ban CHQS xã đạt vững mạnh toàn diện.
- Tổ chức hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm trên địa bàn toàn tỉnh.
4. Tỉnh chọn thị xã Long Khánh, huyện Nhơn Trạch làm thí điểm cho tỉnh thực hiện Đề án. Các huyện còn lại và thành phố Biên Hòa mỗi địa phương chọn 02 xã làm điểm để rút kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đạt hiệu quả, đúng thời gian.
1. Bộ CHQS tỉnh
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Đề án xây dựng lực lượng DQTV theo Luật Dân quân tự vệ, Đề án thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ theo Luật Dân quân tự vệ, kinh phí bảo đảm cho xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai Đề án “Xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu công tác quốc phòng - an ninh trong tình hình mới”.
- Giao Chỉ huy Trưởng Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố, các xã triển khai thực hiện Đề án theo đúng nội dung lộ trình đã xác định. Hàng quý, 06 tháng, năm, từng giai đoạn phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện báo cáo UBND tỉnh.
2. Các sở, ngành tỉnh
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng phối hợp với Bộ CHQS tỉnh và các địa phương bố trí, thẩm định, kiểm tra dự án xây dựng, sửa chữa nâng cấp trụ sở hành chính xã gắn với xây dựng Ban CHQS xã theo Đề án.
- Sở Nội vụ phối hợp với Bộ CHQS tỉnh thống nhất Đề án xây dựng lực lượng DQTV theo Luật DQTV; tổ chức, biên chế Ban CHQS xã, cán bộ ấp, khu phố. Hàng năm phối hợp các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh khảo sát, rà soát xác định xã trọng điểm để quy hoạch xây dựng cho phù hợp.
- Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Bộ CHQS tỉnh và các sở, ngành liên quan tham mưu cho Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh ưu tiên bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện kịp thời theo quy định cho Ban CHQS xã và lực lượng dân quân thường trực, luân phiên thường trực theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Các sở, ngành liên quan khác theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Bộ CHQS tỉnh đôn đốc, kiểm tra, tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho các huyện, thị xã, thành phố và các xã xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu công tác quốc phòng địa phương trong tình hình mới.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Cấp ủy Đảng cùng cấp và Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện công tác quốc phòng địa phương theo nhiệm vụ quyền hạn quy định tại Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ, tổ chức quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
- Phối hợp với các sở, ngành trực tiếp xây dựng Đề án, kế hoạch chỉ đạo thực hiện của địa phương mình xác định cụ thể từng nội dung, chỉ tiêu, thời gian triển khai, thời gian hoàn thành, kinh phí bảo đảm cho xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện ở từng xã, trong từng năm và từng giai đoạn theo đúng mốc thời gian quy định tại mục III của Đề án này, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Thành lập Ban Chỉ đạo, chỉ đạo các xã, các ban, ngành, đoàn thể liên quan triển khai thực hiện Đề án đúng tiêu chí, lộ trình quy định.
- Chỉ đạo UBND các xã, phối hợp Ban CHQS và các cơ quan chức năng huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, lập ngân sách bảo đảm, xây dựng Ban CHQS xã từng năm theo đúng lộ trình đã xác định, trực tiếp phê chuẩn kế hoạch, phê duyệt kinh phí của cấp xã, tổng hợp kết quả báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Bộ CHQS tỉnh).
- Tổ chức thanh tra, sơ tổng kết công tác quốc phòng địa phương, xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện trên địa bàn hàng năm và từng thời kỳ.
4. UBND các xã, phường, thị trấn
- Chủ tịch UBND các xã chịu trách nhiệm toàn diện về triển khai thực hiện Đề án trước Cấp ủy Đảng cùng cấp và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quốc phòng địa phương, xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện, xây dựng lực lượng dân quân thuộc quyền, dự toán ngân sách bảo đảm, thông qua Hội đồng nhân dân xã, báo cáo UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt.
- Thành lập Ban Chỉ đạo, trực tiếp chỉ đạo xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện theo Đề án UBND huyện và kế hoạch của UBND xã đúng thời gian, lộ trình quy định. Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân tham gia xây dựng Ban CHQS xã vững mạnh toàn diện, quan tâm đời sống vật chất, tinh thần cho lực lượng vũ trang xã.
- Chỉ đạo phối hợp hoạt động của lực lượng DQTV với Công an xã, Kiểm lâm và các lực lượng khác trong giữ gìn ANCT - TTATXH, trong công tác bảo vệ rừng.
- Bảo đảm chế độ chính sách cho xây dựng hoạt động của Ban CHQS và lực lượng dân quân thuộc quyền, chính sách hậu phương quân đội theo quy định. Hỗ trợ tạo mọi điều kiện như đất sản xuất, dịch vụ có thu, phương tiện, mặt bằng cho lực lượng dân quân chăn nuôi, trồng trọt và tổ chức các dịch vụ đúng pháp luật, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho lực lượng./.