Quy chế phối hợp 6074/QCPH-BNN-BTLBP năm 2014 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Số hiệu 6074/QCPH-BNN-BTLBP
Ngày ban hành 30/07/2014
Ngày có hiệu lực 30/07/2014
Loại văn bản Quy chế
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Người ký Cao Đức Phát,Võ Trọng Việt
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT - BỘ TƯ LỆNH BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6074/QCPH-BNN-BTLBP

Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2014

 

QUY CHẾ PHỐI HỢP

GIỮA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỚI BỘ TƯ LỆNH BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 44/2012/TT-BQP ngày 28/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thống nhất ban hành Quy chế phối hợp như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung và các quan hệ phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (sau đây gọi tắt là hai Bên) trong quản lý hoạt động nghề cá; phòng ngừa, phát hiện,ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi xâm hại, khai thác bất hợp pháp nguồn lợi thủy sản; quản lý, phát triển, bảo vệ rừng; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động liên quan đến buôn lậu vật tư và sản phẩm nông nghiệp; khai thác, mua, bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép; xây dựng nông thôn mới; bố trí dân cư, xóa đói, giảm nghèo, ngăn chặn việc trồng và sử dụng cây có chứa chất ma túy; kiểm dịch động, thực vật và phòng chống dịch bệnh; phòng chống giảm nhẹ thiên tai; quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới đất liền và khu vực biên giới biển (sau đây gọi tắt là khu vực biên giới) và các lĩnh vực khác thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của hai Bên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với các cấp, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng và các cấp, các ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, cơ quan thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông các tỉnh, thành phố có khu vực biên giới.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

1. Tập trung, thống nhất sự chỉ huy, chỉ đạo, điều hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi Bên;

2. Kịp thời, thiết thực, hiệu quả đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao;

3. Có trách nhiệm bảo vệ, giữ bí mật về lực lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ của mỗi Bên.

Chương II

NỘI DUNG PHỐI HỢP

Điều 4. Trao đổi, thông báo tình hình

Hai Bên thường xuyên trao đổi, thông báo tình hình liên quan đến các lĩnh vực ghi tại Điều 1 Quy chế này. Nội dung trao đổi, thông báo tình hình bao gồm:

1. Lĩnh vực quản lý hoạt động nghề cá và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

a) Hoạt động của các loại phương tiện khai thác, nuôi trồng hải sản và ngư dân Việt Nam trên các vùng biển; tàu cá ra, vào các cửa sông, cửa lạch, cảng cá, bến cá có sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Biên phòng và lực lượng Kiểm ngư, Thanh tra Thủy sản;

b) Hoạt động tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam khai thác hải sản; việc bắt giữ, xử lý đối tượng này của lực lượng hai Bên;

c) Tình hình hợp tác với Việt Nam của các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực khai thác, thu mua, chế biến, nuôi trồng hải sản trên biển và việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thời gian hoạt động tại Việt Nam và hợp tác nghề cá với nước ngoài của tàu cá Việt Nam;

d) Công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá; xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho các phương tiện nghề cá, quy định về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển. Sự cố, tai nạn và kết quả tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ người, phương tiện hoạt động nghề cá trên biển;

e) Khu vực hạn chế hoặc khu vực cấm hoạt động nghề cá, khai thác nguồn lợi thủy sản;

g) Tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài kiểm soát, bắt giữ, xử lý;

h) Tình hình chấp hành việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; vi phạm khu vực cấm khai thác, thời gian tạm dừng khai thác thủy sản; vi phạm ngành nghề khai thác....

2. Lĩnh vực lâm nghiệp

[...]