Quy chế 3461/QCPH-TCCS-BHXH năm 2017 về phối hợp giữa Tổng cục Cảnh sát và Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong công tác phòng, chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Số hiệu 3461/QCPH-TCCS-BHXH
Ngày ban hành 16/08/2017
Ngày có hiệu lực 16/08/2017
Loại văn bản Quy chế
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam,Tổng cục Cảnh sát
Người ký Nguyễn Thị Minh,Trần Văn Vệ
Lĩnh vực Bảo hiểm,Trách nhiệm hình sự,Thể thao - Y tế

TỔNG CỤC CẢNH SÁT - BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3461/QCPH-TCCS-BHXH

Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2017

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP GIỮA TỔNG CỤC CẢNH SÁT VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG, TỘI PHẠM VÀ CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

n cứ Luật Công an Nhân dân ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cLuật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Bo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sa đi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 7827/QĐ-BCA ngày 29 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Cảnh sát;

Thực hiện Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030; để tăng cường sự phối hợp, nâng cao trách nhiệm và hiệu qucông tác, Tổng cục Cảnh sát và Bo him xã hội Việt Nam thống nhất ban hành Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

1. Quy chế này quy định những nguyên tc, nội dung và phương pháp phi hợp tất cả các cấp (cấp Trung ương, cấp tnh, cấp huyện) gia lực lượng Cnh sát phòng, chống tội phạm và qun lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhm tăng cường, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật góp phần bo đm an ninh, giữ gìn trật tự an toàn trong hoạt động bảo hiểm xã hội, bo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại các đơn vị thuộc hệ thống Bo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Hoạt động phối hợp trong Quy chế này bao gồm:

- Phối hợp phòng, chống các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã Hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

- Phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

- Phối hợp bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, cá nhân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp;

- Phối hợp bảo đảm an toàn đối với hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Quan hệ phối hợp giữa hai bên là quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật và theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mi bên.

2. Việc phối hợp phải thường xuyên, kịp thời và hiệu quả; đồng thời bảo đảm sự chủ động, tích cực, đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát và Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3. Thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin về các hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Việc trao đổi thông tin và tài liệu có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải được phê duyệt của lãnh đạo có thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật.

Chương II

TRÁCH NHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP

Mục 1. TRÁCH NHIỆM CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Điều 3. Chủ động, kịp thời thông báo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ của Ngành liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; các biểu mẫu sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, các biểu mẫu trong quản lý nghiệp vụ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành và những biểu mẫu do Bộ, Ngành ban hành giao cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện để lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm có phương án phối hợp trong công tác: bảo vệ tài sản; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý tài chính; quản lý quỹ và đầu tư, tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cung cấp thông tin, tài liệu hiện có về các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của Tổng cục Cảnh sát.

[...]