Pháp lệnh giám sát và hướng dẫn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ đối với Hội đồng nhân dân năm 1996
Số hiệu | 46-L/CTN |
Ngày ban hành | 15/02/1996 |
Ngày có hiệu lực | 24/02/1996 |
Loại văn bản | Pháp lệnh |
Cơ quan ban hành | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Người ký | Lê Đức Anh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
UỶ
BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46-L/CTN |
Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 1996 |
CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 46L/CTN NGÀY 24 THÁNG 2 NĂM 1996
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 103 và Điều
106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội;
NAY CÔNG BỐ:
Pháp lệnh về giám sát và hướng dẫn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ đối với Hội đồng nhân dân đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 15 tháng 2 năm 1996.
Căn cứ vào Điều 91 và Điều
112 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 8 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa
đổi);
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ
họp thứ 8 về công tác xây dựng pháp luật từ này đến hết nhiệm kỳ Quốc hội
khoá IX;
Pháp lệnh này quy định về việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát, hướng dẫn
hoạt động của Hội đồng nhân dân và việc Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng
nhân dân thực hiện và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội dựa vào sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Chính phủ phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
GIÁM SÁT VÀ HƯỚNG DẪN CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Mục 1: UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
UỶ
BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46-L/CTN |
Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 1996 |
CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 46L/CTN NGÀY 24 THÁNG 2 NĂM 1996
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 103 và Điều
106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội;
NAY CÔNG BỐ:
Pháp lệnh về giám sát và hướng dẫn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ đối với Hội đồng nhân dân đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 15 tháng 2 năm 1996.
Căn cứ vào Điều 91 và Điều
112 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 8 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa
đổi);
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ
họp thứ 8 về công tác xây dựng pháp luật từ này đến hết nhiệm kỳ Quốc hội
khoá IX;
Pháp lệnh này quy định về việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát, hướng dẫn
hoạt động của Hội đồng nhân dân và việc Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng
nhân dân thực hiện và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội dựa vào sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Chính phủ phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
GIÁM SÁT VÀ HƯỚNG DẪN CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Mục 1: UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân bằng các hình thức sau đây:
1- Xem xét các nghị quyết và các báo cáo của Hội đồng nhân dân;
2- Tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân;
3- Yêu cầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp báo cáo về những vấn đề mà Uỷ ban thường vụ Quốc hội, quan tâm;
4- Xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức và công dân đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội tham khảo ý kiến của Chính phủ trong việc phê chuẩn nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc giải tán Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Mục 2: UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Uỷ ban thương vụ Quốc hội hướng dẫn Hội đồng nhân dân tổ chức các kỳ họp Hội đồng nhân dân.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn Hội đồng nhân dân trong các hoạt động sau đây:
1- Giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
2- Tham gia ý kiến xây dựng các dự án luật, pháp lệnh;
3- Tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
1- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân chuẩn bị chương trình, nội dung kỳ họp Hội đồng nhân dân;
2- Kiểm tra Uỷ ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
3- Điều hoà, phối hợp hoạt động của các ban của Hội đồng nhân dân;
4- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân phạm sai lầm theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
5- Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân chuẩn bị chương trình, nội dung kỳ họp Hội đồng nhân dân;
2- Kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
3- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân phạm sai lầm theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
4- Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Thẩm tra các báo cáo và đề án trình Hội đồng nhân dân xem xét;
2. Giúp Hội đồng nhân dân thực hiện chức năng giám sát theo quy định của pháp luật;
3. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Tiếp xúc với cử tri tại đơn vị bầu cử ở địa phương để thu thập ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri và báo cáo về kết quả kỳ họp Hội đồng nhân dân; phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện pháp luật;
2. Thực hiện quyền chất vấn, quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân thi hành pháp luật và chấm dứt những việc làm trái pháp luật;
3. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Mục 1: CHÍNH PHỦ HƯỚNG DẪN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THỰC HIỆN CÁC VĂN BẢN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TRÊN
1. Xem xét các nghị quyết và các báo cáo của Hội đồng nhân dân;
2. Tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân;
3. Yêu cầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp báo cáo về những vấn đề mà Chính phủ quan tâm;
4. Xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức và công dân, phản ánh của các cơ quan thông tin đại chúng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày công bố.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ hướng dẫn việc thi hành Pháp lệnh này.
Ngày 15 tháng 2 năm 1996
|
Lê Đức Anh (Đã ký) |