Nghị quyết 91/NQ-HĐND năm 2023 phê duyệt Phương án rà soát, điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp theo cơ cấu 3 loại rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Số hiệu 91/NQ-HĐND
Ngày ban hành 06/12/2023
Ngày có hiệu lực 06/12/2023
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Hồ Quốc Dũng
Lĩnh vực Bất động sản,Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/NQ-HĐND

Bình Định, ngày 06 tháng 12 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP THEO CƠ CẤU 3 LOẠI RỪNG TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XIII KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh;

Căn cứ Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về chỉ tiêu phân bổ sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025;

Xét Tờ trình số 230/TTr-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết phê duyệt Phương án rà soát, điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp theo cơ cấu 3 loại rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thẩm tra số 122/BC-KTNS ngày 01 tháng 12 năm 2023 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Phương án rà soát, điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp theo cơ cấu 3 loại rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với những nội dung chính, cụ thể:

1. Hiện trạng diện tích quy hoạch lâm nghiệp tỉnh Bình Định năm 2022

Tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp năm 2022 là 379.464,80 ha, trong đó cơ cấu diện tích 3 loại rừng cụ thể như sau:

- Quy hoạch rừng đặc dụng : 32.839,65 ha; chiếm 8,66%

- Quy hoạch rừng phòng hộ : 178.241,67 ha; chiếm 46,97%

- Quy hoạch rừng sản xuất : 168.383,48 ha; chiếm 44,37%

2. Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp

2.1. Chuyển từ ngoài quy hoạch lâm nghiệp vào quy hoạch lâm nghiệp

Tổng diện tích đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp đưa vào quy hoạch lâm nghiệp là 284,79 ha, (trong đó, chuyển vào quy hoạch rừng phòng hộ: 106,95 ha; chuyển vào quy hoạch rừng sản xuất: 177,84 ha). Hiện trạng: rừng tự nhiên: 42,47 ha; rừng trồng: 239,24 ha; đất chưa có rừng: 3,08 ha.

2.2. Chuyển từ quy hoạch lâm nghiệp ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp

Tổng diện tích chuyển từ quy hoạch lâm nghiệp ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp giai đoạn 2021- 2030: 9.956,35 ha (trong đó, từ quy hoạch rừng sản xuất: 7.922,10 ha; quy hoạch rừng phòng hộ: 1.840,87 ha; quy hoạch rừng đặc dụng: 193,38 ha). Hiện trạng gồm: rừng tự nhiên: 192,79 ha; rừng trồng: 8.868,17 ha; đất chưa có rừng: 625,63 ha; các loại đất khác: 269,76 ha, bao gồm:

a) Loại trừ diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp đã sử dụng cho mục đích khác không phải là rừng: Tổng diện tích loại trừ ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 269,76 ha, (trong đó, từ quy hoạch rừng phòng hộ: 57,94 ha; từ quy hoạch rừng đặc dụng: 0,46 ha; từ quy hoạch rừng sản xuất: 211,36 ha), cụ thể: diện tích có hiện trạng đường giao thông: 98,29 ha; diện tích có hiện trạng là các loại đất đã sử dụng mục đích khác: 7,51 ha; diện tích quy hoạch lâm nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 163,96 ha.

b) Đưa ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp đối với diện tích thực hiện các công trình, dự án đã có chủ trương đầu tư; chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp thuộc các công trình, dự án đã có chủ trương đầu tư; chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được cấp thẩm quyền chấp thuận: 380,96 ha, (trong đó, từ quy hoạch rừng phòng hộ: 31,79 ha; từ quy hoạch rừng sản xuất: 349,17 ha). Hiện trạng: rừng tự nhiên: 10,49 ha; rừng trồng: 350,44 ha; đất chưa có rừng: 20,03 ha.

c) Tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp đưa ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp thuộc các công trình, dự án trong danh mục Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 5.745,55 ha, (trong đó, từ quy hoạch rừng sản xuất: 4.627,20 ha; từ quy hoạch rừng phòng hộ: 1.104,87 ha; từ quy hoạch rừng đặc dụng: 13,48 ha). Hiện trạng: rừng tự nhiên: 75,24 ha; rừng trồng: 5.275,90 ha; đất chưa có rừng: 394,41 ha.

d) Đưa ra ngoài Quy hoạch lâm nghiệp đối với diện tích thực hiện các công trình, dự án chưa có trong Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030:

[...]