Nghị quyết 86/NQ-HĐND năm 2021 thông qua nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Pleiku và vùng phụ cận, tỉnh Gia Lai đến năm 2040, định hướng đến năm 2050
Số hiệu | 86/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 10/12/2021 |
Ngày có hiệu lực | 10/12/2021 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Gia Lai |
Người ký | Hồ Văn Niên |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/NQ-HĐND |
Gia Lai, ngày 10 tháng 12 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 06 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 06 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-C ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận thành phố Pleiku là đô thị loại I thuộc tỉnh Gia Lai;
Căn cứ Quyết định số 1194/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030;
Căn cứ Văn bản số 699/TTg-CN ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ cho phép lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng thành phố Pleiku đến năm 2030, tầm nhìn 2050;
Xét Tờ trình số 1776/TTr-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Gia Lai về việc thông qua nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Pleiku và vùng phụ cận, tỉnh Gia Lai đến năm 2040, định hướng đến năm 2050; Báo cáo thẩm tra số 52/BC-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Pleiku và vùng phụ cận, tỉnh Gia Lai đến năm 2040, định hướng đến năm 2050, với các nội dung chính như sau:
Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Pleiku và vùng phụ cận tỉnh Gia Lai đến năm 2040, định hướng đến năm 2050.
- Là đô thị loại I thuộc tỉnh, đô thị động lực vùng Tây Nguyên, có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh đối với khu vực Tây Nguyên và cả nước.
- Trung tâm chính trị, hành chính, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, công nghiệp, thương mại dịch vụ của tỉnh.
- Là đô thị hạt nhân trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
- Trung tâm kinh tế, thương mại dịch vụ, công nghiệp, dịch vụ tổng hợp, trung tâm lễ hội, văn hóa của khu vực Bắc Tây Nguyên; trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia và khu vực ngã 3 Đông Dương; trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành vùng Tây Nguyên; trung tâm bảo tồn rừng cảnh quan và đa dạng sinh học cấp quốc gia; trung tâm thương mại dịch vụ, hội chợ triển lãm; trung tâm văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao và giải trí cấp vùng.
- Khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng Tây Nguyên; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nhất là trong tam giác phát triển Việt Nam
- Lào - Campuchia; tăng cường hợp tác giữa các địa phương trong vùng với cả nước nhằm huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội so với cả nước.
- Thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu nhằm xây dựng nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với từng bước thực hiện đô thị hóa và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng trên địa bàn.