Nghị quyết 79/2007/NQ-HĐND về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Phú Yên ban hành
Số hiệu | 79/2007/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 19/07/2007 |
Ngày có hiệu lực | 29/07/2007 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Yên |
Người ký | Đinh Thanh Đồng |
Lĩnh vực | Giáo dục,Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/2007/NQ-HĐND |
Tuy Hòa, ngày 19 tháng 7 năm 2007 |
VỀ ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HÓA, THỂ DỤC THỂ THAO GIAI ĐOẠN 2006-2010
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về “Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao”;
Sau khi xem xét Tờ trình số 27/TTr-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh về Đề án “Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006-2010”; Báo cáo thẩm tra số 03/BC- VHXH ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Ban Văn hóa và Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. HĐND tỉnh tán thành Tờ trình số 27/TTr-UBND ngày 22/6/2007 và Đề án “Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao giai đoạn 2006-2010” của UBND tỉnh trình tại kỳ họp và nhấn mạnh một số nội dung chính như sau:
I. Nội dung và mục tiêu chủ yếu
1. Xã hội hoá giáo dục - đào tạo
- Từng bước chuyển 65 trường Mầm non bán công ở khu vực xã, phường, thị trấn thành trường Mầm non dân lập; Giữ nguyên 20 trường Mầm non công lập đã được thành lập ở các xã đặc biệt khó khăn; Thành lập thêm 03 trường Mầm non công lập ở các xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn khi đủ điều kiện; Thành lập mỗi huyện mới chia tách một trường Mầm non công lập; Giữ nguyên 05 trường Mầm non công lập ở 05 huyện Tuy An, Sông Cầu, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh và 02 trường Mầm non công lập hiện có tại nội thành và phường Phú Lâm thuộc thành phố Tuy Hòa.
Các trường công lập ở các xã đặc biệt khó khăn thực hiện theo cơ chế “Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động”; các trường Công lập còn lại thực hiện theo cơ chế “Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động”. Hệ Mầm non dân lập tiếp tục thực hiện chế độ chi trả lương giáo viên, hoạt động thường xuyên... từ nguồn thu học phí và được ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ theo qui định hiện hành trước năm 2010.
- Thí điểm chuyển 01 trường THPT bán công sang tư thục, 01 trường THPT bán công sang công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí. Sau đó rút kinh nghiệm trình HĐND Tỉnh để triển khai đại trà. Khuyến khích mở thêm trường THPT tư thục ở các huyện: Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, Sông Cầu trước năm 2010.
- Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm bảo cho Trường Đại học Phú Yên đủ điều kiện hoạt động ngay từ năm 2007; Tạo thuận lợi cho trường Trung học y tế nâng lên trường Cao đẳng và trường Cao đẳng nghề hoạt động hiệu quả.
- Đẩy mạnh việc xây dựng “xã hội học tập”; Mở rộng phương thức đào tạo không chính qui; Phát triển Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã hoạt động có chất lượng. Đến năm 2010, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi trên 98%.
- Xây dựng đưa vào hoạt động trường Trung cấp nghề thanh niên các dân tộc thiểu số tỉnh; tiếp tục thành lập và củng cố các Trung tâm dạy nghề huyện; đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Khuyến khích tạo điều kiện, có cơ chế ưu đãi để thu hút các nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân mở thêm các trường, lớp mầm non dân lập, tư thục; Các trường THPT, tiểu học, tiểu học bán trú, THCS tư thục chất lượng cao; Các trường, lớp phổ thông dạy nghề kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học có yếu tố nước ngoài đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế.
* Đến năm 2010 đạt:
+ Tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập: Nhà trẻ khoảng 80%, Mẫu giáo 70%; Tiểu học 1%, THCS 3,5%; THPT 40%; THCN 30%; Cao đẳng, Đại học 40%; Lao động qua đào tạo 40%, trong đó đào tạo nghề 26%.
+ Trường đạt chuẩn Quốc gia: 30% trường Mầm non; 70% trường Tiểu học; 50% trường THCS; 50% trường THPT.
+ Mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 trường THPT tư thục.
2. Xã hội hóa y tế
- Huy động nguồn lực để đầu tư phát triển và nâng cao năng lực khám chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân với các thiết bị, công nghệ cao, nâng cao kỹ thuật tay nghề của y, bác sĩ; củng cố hệ thống y tế dự phòng từ tỉnh đến huyện. Hình thành khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu với cơ chế xã hội hoá trong các bệnh viện công lập phù hợp và hoạt động có hiệu quả.
- Đẩy mạnh xã hội hoá y tế với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Xây dựng và thực hiện tốt các đề án: Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế cấp xã, phường theo chuẩn quốc gia một cách bền vững; Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức viên chức ngành y tế tỉnh; xây dựng xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng BHYT; khuyến khích phát triển các loại hình BHYT tự nguyện. Đưa các phòng khám đa khoa tư nhân vào khám chữa bệnh BHYT ban đầu cho các đối tượng, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân đến năm 2010.
* Đến năm 2010:
+ Có 40-50% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 80% trạm y tế xã có bác sĩ. Khuyến khích, vận động nhiều nguồn lực xã hội để kiên cố hóa các trạm y tế xã.
+ Mỗi huyện có ít nhất 01 trung tâm hoặc phòng khám chữa bệnh đa khoa tư nhân cơ bản đủ các thiết bị hiện đại phù hợp, tỉnh có ít nhất 01 bệnh viện tư nhân. Có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với cơ sở y tế ngoài công lập hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận.