Nghị quyết 66/NQ-HĐND về tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 66/NQ-HĐND
Ngày ban hành 26/07/2022
Ngày có hiệu lực 26/07/2022
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Hải Châu
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/NQ-HĐND

Quảng Bình, ngày 26 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2022

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII, kỳ họp thứ 4 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022;

Xét Tờ trình số 1261/TTr-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2022 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc đề nghị HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo thm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 06 tháng đầu năm 2022

Xác định năm 2022 là năm hết sức quan trọng, là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2021-2025, sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 sẽ tạo đà cho sự tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Vì vậy, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt, đã khẩn trương ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.

Trong những tháng đầu năm, mặc dù tình hình chính trị quốc tế bất ổn, dịch COVID-19 trong nước và trong tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, giá nhiên liệu tăng cao tác động tiêu cực đến hầu hết các ngành kinh tế, nhưng nhờ triển khai kịp thời và đồng bộ các giải pháp thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển nên tình hình KT-XH của tỉnh 6 tháng đầu năm đạt được kết quả tích cực. Dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế đạt khá cao; sản xuất công nghiệp có khởi sắc và duy trì tăng trưởng vững chắc; du lịch phục hồi nhanh; thu ngân sách tăng cao; thu hút đầu tư đạt khá; sản xuất nông nghiệp thực hiện theo đúng kế hoạch; an sinh xã hội, đời sống của Nhân dân được quan tâm và tiếp tục được cải thiện; tình hình an ninh trật tự được đảm bảo. Đến hết tháng 6 năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 6,96%; sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,77%; sản xuất công nghiệp tăng 12,3%; sản xuất các ngành dịch vụ tăng 6,45%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,3%; thu ngân sách 6 tháng đạt 84% dự toán địa phương.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế: Năng suất và sản lượng vụ Đông Xuân giảm bởi thời tiết cực đoan vào cuối vụ; tiêu thụ một số mặt hàng nông sản vẫn còn khó khăn; quy mô sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp còn nhỏ; hạ tầng phục vụ du lịch còn hạn chế, nhất là các điểm mua sắm, vui chơi, giải trí; thu ngân sách tăng cao nhưng vẫn chủ yếu thu từ tiền thuê và cấp quyền sử dụng đất; nợ đọng thuế vẫn còn cao; giá xăng, dầu và nhiều nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của Nhân dân...

Điều 2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tiếp tục thực hiện kế hoạch năm 2022

1. Tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá

1.1. Tập trung điều hành linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển KT-XH. Tiếp tục tổ chức thực hiện kịp thời, toàn diện, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ. Tiếp tục triển khai chiến lược vắc xin toàn diện, hiệu quả; tăng cường tuyên truyền về lợi ích của tiêm vắc xin trong phòng, chống dịch COVID-19, vận động người dân tham gia tiêm chủng cho trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi và mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người từ 18 tuổi trở lên.

1.2. Triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về phục hồi và phát triển KT-XH năm 2022 nhằm đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, ưu tiên các ngành, lĩnh vực quan trọng, giữ vững ổn định kinh tế và gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng GRDP 6,0-6,5% trong năm 2022.

1.3. Tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phục hồi và phát triển du lịch; tăng cường thực hiện hoạt động kích cầu du lịch, truyền thông, quảng bá và xúc tiến du lịch. Tập trung khai thác tốt, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch hiện có; tập trung phát triển các loại hình sản phẩm du lịch mới, dịch vụ kinh tế đêm. Mỗi huyện, thị xã, thành phố vận động các doanh nghiệp xây dựng mỗi địa phương một sản phẩm du lịch đặc trưng. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng du lịch; đẩy mạnh đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng tham gia hoạt động du lịch trong năm 2022. Xúc tiến mở đường bay mới; nâng cao công suất khai thác các đường bay Đồng Hới - Hà Nội, Đồng Hới - TP. Hồ Chí Minh.

1.4. Tiếp tục tập trung thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong năm 2022 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các sở, ban ngành, địa phương, các chủ đầu tư phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng và triển khai các thủ tục thẩm tra, thẩm định, các thủ tục sau đấu thầu, tiến độ lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng các để triển khai thi công các dự án và giải ngân vốn theo cam kết. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua tỉnh Quảng Bình. Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

1.5. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao nhận thức và quyết tâm mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình cải cách hành chính tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2030, quyết liệt triển khai các giải pháp đồng bộ, cụ thể, thực chất, hiệu quả để cải thiện các chỉ số PCI, PAPI, PAR-Index, SIPAS năm 2022; chú trọng rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm hơn nữa thủ tục hành chính, tăng cường công khai, minh bạch, cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian, giảm chi phí, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp thực sự phục vụ người dân, doanh nghiệp.

2. Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý đô thị, hạ tầng công nghiệp

2.1. Tập trung hoàn thành việc xây dựng, trình HĐND tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổ chức công bố và triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận, nắm bắt các thông tin, định hướng quy hoạch, phục vụ việc nghiên cứu, tìm hiểu, đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

2.2. Tiếp tục chú trọng công tác quản lý quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị, cải tạo cảnh quan, môi trường ở các trung tâm lớn của tỉnh, các khu du lịch... ưu tiên lập quy hoạch chi tiết các khu vực đô thị, đô thị mới, đô thị ven biển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển đô thị, đảm bảo tính bền vững. Hoàn thiện và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2030.

2.3. Quan tâm đầu tư và thu hút đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp. Chú trọng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút nhà đầu tư.

3. Thực hiện thực chất, hiệu quả hơn cơ cấu lại nền kinh tế gắn với phát triển kinh tế số, xã hội số

3.1. Nông nghiệp:

Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu đúng thời vụ, đảm bảo đủ nước sản xuất, đồng thời xây dựng phương án tưới, chống hạn, đảm bảo nước cho sản xuất Hè Thu; chuyển đổi linh hoạt diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trng khác. Có kế hoạch đảm bảo an toàn hồ chứa, hệ thống công trình thủy lợi, đê điều chuẩn bị ứng phó trong mùa mưa bão sắp tới. Có biện pháp hạn chế dịch bệnh lây lan, hỗ trợ tích cực cho người dân chăn nuôi trâu, bò, ln.

Đẩy mạnh trồng rừng sản xuất, tăng nhanh diện tích, năng suất rừng trồng gỗ lớn và cấp chứng chỉ FSC; hỗ trợ, hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đi với diện tích rừng được giao. Thực hiện có hiệu quả công tác trồng rừng thay thế các diện tích đã chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Chủ động tăng cường phòng cháy chữa cháy rừng, ngăn chặn khai thác lâm sản trái phép, góp phần ổn định, giữ vững độ che phủ rừng đến hết năm 2022 là 68%.

Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách nhằm khuyến khích ngư dân khai thác thủy sản vùng khơi hiệu quả, bền vững; quyết liệt chấm dứt tình trạng đánh bắt hải sản trái phép. Tăng cường theo dõi, chỉ đạo công tác nuôi trồng thủy sản, áp dụng đúng quy trình nuôi và các quy định, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường để hạn chế dịch bệnh. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa người nông dân với các doanh nghiệp; triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ cho nông dân, ngư dân, doanh nghiệp nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp (do giá xăng dầu, nguyên liệu đầu vào, thức ăn gia súc, gia cầm tăng cao, ảnh hưởng của dịch COVID-19); Quản lý chặt chẽ các loại vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật.

Tiếp tục tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới bảo đảm bền vững các tiêu chí; đẩy nhanh triển khai Kế hoạch năm 2022 Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục hoàn thiện thủ tục xét công nhận thành phố Đồng Hi và thị xã Ba Đồn là “thành phố, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới”.

[...]