Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 62/2016/NQ-HĐND về thông qua Đề án phát triển sản xuất lúa đặc sản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 62/2016/NQ-HĐND
Ngày ban hành 26/07/2016
Ngày có hiệu lực 26/07/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Sóc Trăng
Người ký Lâm Văn Mẫn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 62/2016/NQ-HĐND

Sóc Trăng, ngày 26 tháng 7 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA ĐẶC SẢN TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Xét Tờ trình số 42/TTr-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án phát triển sản xuất lúa đặc sản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án phát triển sản xuất lúa đặc sản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016 - 2020 với một số nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, giá trị của hạt gạo Sóc Trăng trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Xây dựng vùng nguyên liệu lúa đặc sản trên cơ sở phát huy lợi thế, khai thác và sử dụng có hiệu quả về tiềm năng đất đai theo hướng bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng lúa.

- Tiếp tục thực hiện tốt chuỗi giá trị trong sản xuất lúa; xây dựng thương hiệu gạo thơm Sóc Trăng.

- Phát triển kinh tế hợp tác và thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa đặc sản trong vùng đề án.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng lúa đặc sản đạt 800.000 tấn.

- Xây dựng các vùng sản xuất lúa đặc sản, phát triển ổn định và bền vững, ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng và giá trị cung ứng cho thị trường trong nước và thế giới.

- Gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.

- Nâng cao kiến thức, thu nhập của người trồng lúa đặc sản trong vùng đề án, môi trường canh tác được cải thiện tốt hơn.

- Xây dựng thương hiệu "Gạo thơm Sóc Trăng" để nâng cao giá trị sản phẩm gạo thơm của tỉnh, trên thị trường trong nước và thế giới.

2. Giải thích từ ngữ

Lúa đặc sản: Là các giống lúa ST, lúa Tài nguyên mùa và các giống lúa thơm nhẹ khác.

3. Phạm vi thực hiện đề án

Đề án được triển khai thực hiện tại 7 huyện, thị xã với tổng số 55 xã, phường, thị trấn gồm:

- Huyện Trần Đề: 10 xã, thị trấn (Tài Văn, Viên An, Viên Bình, Thạnh Thới Thuận, Thạnh Thới An, Đại Ân 2, Trung Bình, Liêu Tú, Lịch Hội Thượng, thị trấn Lịch Hội Thượng).

- Huyện Mỹ Xuyên: 10 xã (Gia Hòa 1, Gia Hòa 2, Hòa Tú 1, Hòa Tú 2, Ngọc Đông, Ngọc Tố, Tham Đôn, Đại Tâm, Thạnh Phú, Thạnh Qưới).

- Huyện Thạnh Trị: 10 xã, thị trấn (Hưng Lợi, Châu Hưng, Thạnh Trị, Tuân Tức, Vĩnh Thành, Phú Lộc, Thạnh Tân, Lâm Tân, Lâm Kiết, Vĩnh Lợi).

[...]