NGHỊ QUYẾT
VỀ
VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGHỊ QUYẾT SỐ 53/2007/NQ-HĐND, NGÀY 11 THÁNG 7 NĂM 2007 CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ CHẾ ĐỘ CHI CÔNG TÁC PHÍ, CHẾ ĐỘ CHI HỘI NGHỊ; MỨC CHI
ĐÓN TIẾP KHÁCH QUỐC TẾ VÀ CHI TIẾP KHÁCH TRONG NƯỚC ĐẾN LÀM VIỆC TẠI TỈNH VĨNH
LONG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG KHOÁ VII
KỲ HỌP LẦN THỨ 12 (BẤT THƯỜNG)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số
01/2002/QH11, ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, ngày 06
tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 57/2007/TT-BTC, ngày 11
tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước
ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế
tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước;
Căn cứ Thông tư số 127/2007/TT-BTC, ngày 31
tháng 10 năm 2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC,
ngày 21 tháng 3 năm 2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC, ngày 11 tháng 6 năm
2007 của Bộ Tài chính;
Sau khi xem xét Tờ trình số 61/TTr-UBND, ngày
16 tháng 11 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về bổ sung, sửa đổi chế độ công
tác phí, chế độ hội nghị, mức chi đón tiếp khách quốc tế và chi tiếp khách
trong nước đến làm việc tại tỉnh Vĩnh Long, báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế
ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận
và thống nhất,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số
53/2007/NQ-HĐND, ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chế độ
chi công tác phí, chế độ chi hội nghị; mức chi đón tiếp khách quốc tế và chi tiếp
khách trong nước đến làm việc tại tỉnh Vĩnh Long (có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức
triển khai thực hiện nghị quyết.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân
dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thường
xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh
Long khoá VII, kỳ họp lần thứ 12 (bất thường) thông qua ngày 07 tháng 12 năm
2007, có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua và được đăng Công báo tỉnh./.
PHỤ LỤC
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGHỊ
QUYẾT SỐ 53/2007/NQ-HĐND, NGÀY 11/7/2007 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 59/2007/NQ-HĐND, ngày 07/12/2007 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
I. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHẾ ĐỘ
CÔNG TÁC PHÍ, CHẾ ĐỘ HỘI NGHỊ TẠI PHỤ LỤC BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ QUYẾT
53/2007/NQ-HĐND, NGÀY 11/7/2007:
1. Chế độ công tác phí:
1.1. Bổ sung phạm vi đối tượng được hưởng chế độ
công tác phí:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng
theo quy định của pháp luật trong các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền cử
đi công tác trong nước.
b) Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi tham
gia hoạt động của Hội đồng nhân dân (như tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân, họp
Ban của Hội đồng nhân dân, giám sát, tiếp xúc cử tri...).
c) Các đại biểu được Thường trực Hội đồng nhân
dân các cấp mời tham dự kỳ họp, họp các Ban của Hội đồng nhân dân, tham gia khảo
sát với Hội đồng nhân dân các cấp.
1.2. Bổ sung nguồn kinh phí thanh toán công tác
phí cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp:
Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi đi công
tác thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân (thuộc đối tượng quy định
tại tiết b điểm 1.1 khoản 1 mục I Phụ lục này) và các đại biểu được mời tham dự
các kỳ họp của Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp, họp các Ban của Hội đồng
nhân dân, tham gia khảo sát với Hội đồng nhân dân các cấp (thuộc đối tượng quy
định tại tiết c điểm 1.1 khoản 1 mục I Phụ lục này) được thanh toán tiền công
tác phí theo quy định từ nguồn kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
1.3. Sửa đổi thanh toán tiền công tác phí khoán
theo tháng:
Đối với lực lượng quản lý thị trường, thanh tra
giao thông, thanh tra chuyên ngành và cán bộ, công chức khác thường xuyên đi
công tác trong tỉnh trên 10 ngày/tháng (trừ trường hợp đi công tác trên địa bàn
huyện, thị nơi cơ quan đóng trụ sở) được hưởng 200.000đ/tháng/người.
2. Chế độ chi hội nghị:
Sửa đổi gạch đầu dòng thứ I khoản 1 mục II phụ lục:
Đối tượng áp dụng chế độ chi hội nghị bao gồm
các hội nghị sau:
+ Hội nghị sơ kết và tổng kết chuyên đề, hội nghị
tổng kết năm, hội nghị tập huấn, triển khai nhiệm vụ công tác do các cơ quan
hành chính nhà nước tổ chức được quy định tại Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg,
ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chế độ họp trong hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước.
+ Hội nghị do các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt
Nam; kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân
và các cuộc họp các Ban của Hội đồng nhân dân; hội nghị của các tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, có sử dụng kinh phí do ngân
sách nhà nước cấp.
II. MỨC CHI TIẾP KHÁCH NƯỚC
NGOÀI ĐẾN LÀM VIỆC TẠI TỈNH VĨNH LONG:
Quy định chung về tiếp khách nước ngoài, cấp hạng
khách quốc tế được thực hiện theo quy định tại phần I Thông tư số
57/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Tuỳ theo chương trình làm việc của đoàn, cơ quan
được phân công đón tiếp khách nước ngoài được chi các nội dung phù hợp theo mức
chi cụ thể sau:
1. Đối với các đoàn khách nước ngoài vào làm việc
với các cơ quan, đơn vị của tỉnh do ngân sách địa phương đài thọ toàn bộ chi
phí ăn, ở, đi lại trong suốt thời gian làm việc (kể cả chi đón, tiễn khách tại
sân bay nếu có).
Bao gồm khách do tỉnh mời; khách đối ngoại do
Trung ương bố trí làm việc với tỉnh; các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài có dự
án tài trợ do tỉnh vận động thông qua liên hiệp các tổ chức hữu nghị…
Tiêu chuẩn, mức chi như sau:
a) Chi đón, tiễn khách tại sân bay (nếu có):
- Chi tặng hoa:
+ Đối với khách hạng B: Tặng hoa cho trưởng đoàn
và thành viên đoàn là nữ.
+ Đối với khách hạng C: Tặng hoa cho trưởng đoàn
là nữ.
Mức chi tặng hoa tối đa Trung ương quy định:
150.000 đồng/người.
Mức chi tặng hoa tối đa địa phương trình:
100.000 đồng/người.
- Chi thuê phòng chờ tại sân bay (nếu có): Chỉ
áp dụng đối với khách hạng B.
b) Tiêu chuẩn xe ô tô: Theo quy định tại điểm b
khoản 1 mục I phần II Thông tư số 57/2007/TT-BTC, ngày 11/6/2007 của Bộ Tài
chính.
c) Tiêu chuẩn về thuê chỗ ở:
Đối với đoàn khách nước ngoài đến làm việc với
các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tiền thuê chỗ ở theo mức tối đa như sau: (Có bao
gồm cả bữa ăn sáng. Khi thanh toán phải có hoá đơn, chứng từ hợp lệ).
ĐVT: 1.000 đồng/người/ngày
Tiêu chuẩn
|
Mức chi tối đa
Trung ương quy định
|
Mức chi tối đa
địa phương quy định
|
* Khách hạng B
- Trưởng đoàn
- Đoàn viên
|
2.400.000
1.500.000
|
1.200.000
1.000.000
|
* Khách hạng C
- Trưởng đoàn
- Đoàn viên
|
1.300.000
900.000
|
900.000
800.000
|
* Khách mời quốc tế khác
|
200.000
|
200.000
|
Trong trường hợp mức giá nêu trên không đủ thuê
phòng nghỉ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định mức chi cho phù hợp
nhưng không vượt quá mức giá Trung ương quy định, khi thanh toán phải có hoá
đơn, chứng từ hợp lệ.
d) Tiêu chuẩn ăn hàng ngày (bao gồm 2 bữa ăn
trưa, tối):
ĐVT: 1.000 đồng/người/ngày
Tiêu chuẩn
|
Mức chi tối đa
Trung ương quy định
|
Mức chi tối đa
địa phương trình
|
- Đoàn là khách hạng B
|
400.000
|
400.000
|
- Đoàn là khách hạng C
|
300.000
|
300.000
|
- Khách mời quốc tế khác
|
200.000
|
200.000
|
Mức chi ăn hàng ngày nêu trên bao gồm cả tiền đồ
uống (rượu, bia, nước uống sản xuất tại Việt Nam).
Trong trường hợp mức giá nêu trên không đủ để chi
tiền ăn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định mức chi cho phù hợp
nhưng không vượt quá 20% mức giá quy định nêu trên.
đ) Tổ chức chiêu đãi:
- Đối với khách hạng B: Mỗi đoàn khách được tổ
chức chiêu đãi một lần. Mức chi chiêu đãi khách tối đa không vượt quá 400.000 đồng/người
(bằng mức tối đa Trung ương quy định).
- Đối với khách hạng C: Không tổ chức chiêu đãi,
được chi để mời một bữa cơm thân mật hoặc tiệc trà, mức chi tối đa không vượt
quá 300.000 đồng/người (bằng mức tối đa Trung ương quy định).
e) Tiêu chuẩn tiếp xã giao và các buổi làm việc:
(Bằng mức tối đa trung ương quy định).
- Đoàn là khách hạng B: Mức chi nước uống, hoa
quả, bánh ngọt, tối đa không quá 80.000 đồng/người/ngày (2 buổi làm việc).
- Đoàn là khách hạng C: Mức chi nước uống, hoa
quả, bánh ngọt, tối đa không quá 50.000 đồng/người/ngày (2 buổi làm việc).
g) Chi dịch thuật: (Bằng mức tối đa Trung ương
quy định).
- Dịch viết: Mức chi 70.000 đồng/trang (khoảng
300 từ).
- Dịch nói:
+ Dịch nói thông thường: Mức tối đa không quá 80.000
đồng/giờ/người, tương đương không quá 640.000 đồng/ngày/người làm việc 8 tiếng.
+ Dịch đuổi: Mức tối đa không quá 200.000 đồng/giờ/người,
tương đương 1.600.000 đồng/ngày/người làm việc 8 tiếng.
h) Chi văn hoá, văn nghệ và tặng phẩm:
- Chi văn hoá, văn nghệ:
+ Đối với khách hạng B và C: Tuỳ từng trường hợp
cụ thể, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong kế hoạch
đón đoàn, nhưng tối đa mỗi đoàn chỉ chi xem biểu diễn nghệ thuật dân tộc 1 lần
theo giá vé tại rạp hoặc theo hợp đồng biểu diễn.
- Chi về tặng phẩm: Tặng phẩm là sản phẩm do Việt
Nam sản xuất và thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc, mức chi cụ thể như sau:
+ Đối với khách hạng B, hạng C:
Trưởng đoàn: Mức tối đa không quá 300.000 đồng/người.
Các đại biểu khác: Mức tối đa không quá 250.000
đồng/người.
i) Đi công tác địa phương và cơ sở, đưa khách đi
tham quan và trường hợp đoàn vào làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị: Thực hiện
theo quy định tại điểm i, k, l khoản 1 mục I phần II Thông tư số
57/2007/TT-BTC, ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính, mức chi cho từng trường hợp
tương ứng các mức cụ thể nêu trên.
2. Đối với các đoàn khách nước ngoài vào làm việc
với các cơ quan đơn vị trong tỉnh do khách tự túc ăn, ở; ngân sách địa phương
chi các khoản chi phí lễ tân, chi phí đi lại.
Bao gồm các đoàn khách quốc tế do Trung ương chủ
trì đón đoàn và có nhu cầu đến tham quan địa phương; các đoàn khách là các tổ
chức, cá nhân nước ngoài có dự án tài trợ vì mục đích từ thiện, các dự án tài
trợ không hoàn lại…
a) Cơ quan chủ trì đón tiếp đoàn vào được chi:
Đón tiếp tại sân bay, chi phí đi lại, chi phí tiếp xã giao các buổi làm việc;
trong trường hợp cần thiết có thể phê duyệt chi mời cơm thân mật.
Tiêu chuẩn và mức chi cho từng trường hợp tương ứng
các mức chi quy định tại điểm a, b, đ, e khoản 1 mục II Phụ lục này.
b) Trường hợp cần thiết phải đưa khách đi thăm
và làm việc tại các địa phương và cơ sở thì được chi đón tiếp như điểm i mục II
Phụ lục này.
c) Trường hợp đoàn làm việc với nhiều cơ quan,
đơn vị theo chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện chi
về tiêu chuẩn tiếp xã giao và các buổi làm việc theo quy định tại điểm e mục II
Phụ lục này.
3. Đối với các đoàn khách nước ngoài vào làm việc
với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh do khách tự túc mọi chi phí:
Bao gồm các đoàn khách nước ngoài, các tổ chức
quốc tế có nhu cầu đến địa phương để hợp tác kinh tế hoặc vì mục đích nhân đạo,
khách nước ngoài đến làm việc theo các dự án Chính phủ và phi Chính phủ.
Cơ quan, đơn vị được đoàn đến làm việc, chỉ được
chi để tiếp xã giao các buổi đoàn đến làm việc, mức chi như quy định tại điểm e
mục II Phụ lục này.
III. MỨC CHI TIẾP KHÁCH TRONG
NƯỚC:
1. Đối với khách đến làm việc tại cơ quan, đơn vị:
Được chi nước uống, mức chi tối đa không quá 10.000 đồng/người/ngày.
2. Chi mời cơm thân mật:
Mức chi tiếp khách đối với các đối tượng được mời
cơm thân mật (đã báo cáo và xin ý kiến chấp thuận của Thường trực Hội đồng nhân
dân tỉnh) như sau:
- Cơ quan cấp tỉnh, huyện, thị: Được chi tối đa
không quá 150.000 đồng/1 suất.
- Cơ quan cấp xã, phường, thị trấn: Được chi tối
đa không quá 100.000 đồng/suất.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định chi trong
dự toán được giao và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo tiết
kiệm, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm hoạt động của các cơ quan, đơn vị đồng thời
thực hiện công khai việc tiếp khách trong cơ quan, đơn vị./.