HỘI ĐỒNG CHÍNH
PHỦ
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 55-CP
|
Hà Nội, ngày 03
tháng 03 năm 1978
|
VỀ CÔNG TÁC LƯƠNG THỰC TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Lương thực là nhu cầu cơ bản nhất
của đời sống nhân dân và là vật tư chiến lược rất quan trọng của Nhà nước ta.
Ở miền Bắc, trong những năm có
chiến tranh, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách và biện
pháp tích cực giữ vững và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Các ngành và các cấp
đã có những cố gắng lớn góp phần giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, vừa bảo
đảm chiến đấu thắng lợi, vừa bảo đảm đời sống nhân dân.
Từ sau khi được hoàn toàn giải
phóng, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của trung ương Đảng và Chính phủ, nông dân
miền Nam
đã có những biến đổi quan trọng. Các ngành, các cấp đã và đang khôi phục và
phát triển nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh công tác huy động lương thực. Nhờ
đó, Nhà nước đã nắm được một phần quan trọng lương thực hàng hóa, đáp ứng được
nhu cầu cấp bách về đời sống của bộ đội, cán bộ, công nhân viên Nhà nước, nhân
dân phi nông nghiệp các thành phố, thị xã lớn, khu công nghiệp, vùng cá, muối
và cây công nghiệp tập trung và phần lớn các nhu cầu của nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, nhìn chung nền nông nghiệp
nước ta chưa đảm bảo được nhu cầu về lương thực, thực phẩm của nhân dân, nguyên
liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu. Công tác lương thực của chúng ta
còn nhiều khó khăn, nhược điểm và thiếu sót. Khuyết điểm lớn nhất, như nghị quyết
Hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ, là chúng ta
còn xem nhẹ việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ các loại hoa màu trong cơ cấu
lương thực chung của xã hội.
Để giải quyết vấn đề lương thực
trong tình hình mới, nghị quyết Đại quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, các nghị quyết
lần thứ hai và lần thứ ba của Ban chấp hành trung ương Đảng đã khẳng định là phải
tập trung cao độ lực lượng của cả nuớc, của các ngành, các cấp, tạo ra một bước
phát triển vượt bậc về nông nghiệp, giải quyết cho được vấn đề lương thực, thực
phẩm đến năm 1980, phải đạt và vược chỉ tiêu 21 triệu tấn lương thực. Phấn đấu
một lao động làm từ 1 đến 2 hecta gieo trồng; Tiến tới đạt bình quân 3 tấn thóc
và từ 3 đến 4 con lợn/hecta gieo trồng. Phải tăng nhanh điện tích, năng suất và
sản lượng màu ở tất cả các vùng, tổ chức tốt việc chế biến màu, đưa màu vào cơ
cấu lương thực chính của người, tăng nguồn thức ăn cho chăn nuôi.
Dưới sự lãnh đạo tập trung thống
nhất của Trung ương Đảng, sự chỉ đạo của Chính phủ, của các ngành ở Trung ương
và dưới sự điều hòa, phối hợp, chỉ đạo trực tiếp của cấp tỉnh, thành, cấp huyện
phải là địa bàn cân đối đất đai và lao động, giải quyết vấn đề lương thực trên
cơ sở cân đối các mặt sản xuất, huy động, phân phối và tiêu dùng. Ngoài nhiệm vụ
bảo đảm lương thực, thực phẩm cho đời sống nhân dân trong huyện, huyện phải
đóng góp ngày càng nhiều lương thực, thực phẩm cho Trung ương, theo chỉ tiêu kế
hoạch Nhà nước hàng năm.
PHƯƠNG HƯỚNG NHIÊM VỤ CÔNG TÁC
LƯƠNG THỰC TRONG TÌNH HÌNH MỚI LÀ:
Trên cơ sở phấn đấu đạt và vượt
chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước về sản xuất lương thực, tổ chức tốt việc huy động
tuyệt đại bộ phận lương thực hàng hóa vào tay Nhà nước theo chỉ tiêu kế hoạch
Nhà nước, theo đúng chính sách; phân phối hợp lý và tiết kiệm cho các đối tượng
thuộc diện được Nhà nước cung cấp lương thực và cho các nhu cầu khác của nền
kinh tế quốc dân theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, đúng chính sách, chế độ, thực
hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí tham ô trên tất cả các khâu (sản xuất,
thu hoạch, vận chuyển, nhập kho, phân phối và tiêu dùng…); kiên quyết chống đầu
cơ buôn lậu lương thực; thực hiện từng bước xóa bỏ thị trường không có tổ chức
về lương thực, Nhà nước thống nhất quản lý lương thực trong phạm vi cả nước.
Dưới đây là những nhiệm vụ,
chính sách và biện pháp cụ thể về công tác lương thực.
I. PHẢI NẮM BẰNG
ĐƯỢC TUYỆT ĐẠI BỘ PHẬN LƯƠNG THỰC HÀNG HÓA VÀO TAY
NHÀ NƯỚC
Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa để đảm bảo đưa việc lưu thông phân phối lương
thực vào kế hoạch và tổ chức, phục vụ tốt cho sản xuất và ổn định đời sống của
nhân dân, tạo điều kiện xoá bỏ thị trường không có tổ chức, xây dựng và quản lý
tốt thị trường xã hội chủ nghĩa về lương thực.
Nhà nước nắm lương thực hàng hóa
bằng hai hình thức giao nghĩa vụ nộp thuế nông nghiệp, và mua lương thực theo kế
hoạch hàng năm, thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế hai chiều
giữa Nhà nước với các hợp tác xã nông nghiệp và nông dân.
a) Nghĩa vụ nộp thuế nông
nghiệp bằng hiện vật.
Hợp tác xã nông nghiệp và nông
dân có nghĩa vụ nộp đầy đủ thuế nông nghiệp bằng hiện vật theo chính sách thuế
nông nghiệp hiện hành ở cả hai miền.
Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân
các cấp cần hết sức coi trọng việc thu thuế nông nghiệp bằng lương thực, đúng
chính sách.
b) Mua lương thực theo kế hoạch
hàng năm.
Nhà nước giao kế hoạch mua hàng
năm cho các hợp tác xã nông nghiệp và hộ nông dân.
Ở các tình miền Bắc:
Mức kế hoạch thu mua nhà
nước giao là 90% số lương thực hàng hóa của hợp tác xã và nông dân.
Căn cứ vào kế hoạch sản lượng
trên diện tích sản xuất lương thực hàng năm (Không tính phần diện tích dành cho
hợp tác xã để phát triển chăn nuôi và diện tích dành cho kinh tế phụ gia đình
xã viên), sau khi trừ phần hao hụt (tỷ lệ hao hụt từ 5% đến 7% sản lượng), phần
lương thực để lại cho hợp tác xã làm giống, để ăn, để quỹ xã hội của hợp tác
xã, phần nộp thuế nông nghiệp và trả nợ (nếu có) cho Nhà nước, số lương thực
còn lại là lương thực hàng hóa.
Các khoản lương thực để lại cho
hợp tác xã được quy định như sau:
Thóc giống: 100
kilôgam/hécta cho vụ chiêm xuân; 80 kilôgam/hecta cho vụ mùa và 20
kilôgam/hécta dự phòng cho mỗi vụ do huyện quản lý; sau mỗi vụ không dùng hết,
sẽ bán cho Nhà nước theo giá thưởng vượt kế hoạch.
Quỹ xã hội: Tính 1% trong
tổng sản lượng lương thực của hợp tác xã nông nghiệp như hiện nay.
Mức ăn bình quân người/tháng:
Mức ăn của các xã viên hợp tác
xã nông nghiệp cao hay thấp phải căn cứ vào khả năng và kế hoạch sản xuất lương
thực cả năm và từng vụ của các hợp tác xã ở từng vùng mà định cho sát. Tình thần
chung là phải tính toán làm sao vừa bảo đảm hợp tác xã nộp đủ thuế nông nghiệp
theo chính sách và bán lương thực cho Nhà nước theo kế hoạch, vừa đảm bảo nông
dân xã viên có mức ăn hợp lý. Trong tình hình lương thực cả nước hiện nay đang
có khó khăn, ở những nơi sản xuất khá, được mùa cũng không nên để mức ăn cao
quá,còn những nơi khác, sản xuất kém hơn hoặc sản xuất bị thất bát, thu nhập
bình quân đầu người về lương thực thấp, thì mức ăn phải để thấp hơn. Theo hướng
đó, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cần bàn với các huyện căn cứ vào điều kiện
sản xuất và nhu cầu ở từng vùng để hướng dẫn mức ăn của nông dân xã viên cho
sát.
Ở các tỉnh miền Nam:
Trong tình hình sản xuất cá thể
trong nông nghiệp còn là phổ biến, Nhà nước chưa bảo đảm được hết các nhu cầu tiêu
dùng lương thực của xã hội, ngoài phần nông dân tự giải quyết và tự điều hòa ở
nông thôn, cần đi sát sản xuất, giáo dục động viên nông dân nộp đầy đủ thuế
nông nghiệp và trước mắt bán cho Nhà nước khoảng từ 70% đến 80% số lương thực
dư. Từ nay đến năm 1980 hướng phấn đấu là, đi đôi với việc tổ chức nông dân lại,
giúp đỡ nông dân thực hiện thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, tăng sản lượng
lúa và hoa màu, cần giáo dục nông dân có ý thức tiêu dùng lương thực hợp lý, tiết
kiệm, hăng hái nộp thuế nông nghiệp đúng chính sách và thực hiện tốt hợp đồng
hai chiều bán sản phẩm cho Nhà nước theo kế hoạch hàng năm bằng khoản 90%
lương thực hàng hóa. Để tính ra số lương thực dư của nông dân, trong khi chưa tổ
chức hợp tác xã nông nghiệp, số lương thực để lại cho nông dân làm giống, để ăn
và chăn nuôi, tạm thời vẫn tính gộp theo mức để lại bình quân đầu người/năm từ
250 kilôgam đến 350 kilôgam lương thực quy lúa, tùy theo điều kiện sản xuất và
thu hoạch của từng vùng như hiện nay.
Sau khi Nhà nước đã giao kế hoạch
huy động, nếu đơn vị hợp tác xã và hộ nông dân nào sản xuất và thu hoạch không
đạt kế hoạch, nói chung phải có biện pháp tích cực đẩy mạnh sản xuất thêm rau
màu và thâm canh tăng năng suất lúa sản xuất các vụ sau để đủ chi dùng tiết kiệm,
đồng thời vẫn bảo đảm nộp thuế theo đúng chính sách và bán lương thực theo kế
hoạch cả năm đã ký hợp đồng với Nhà nước. Đối với những nơi thật sự bị mất mùa
nặng, Ủy ban nhân dân huyện phải xem xét chặt chẽ và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố quyết định cho miễn, giảm thuế theo chính sách hoặc điều chỉnh một phần
mức kết hoạch mua của Nhà nước.
Sau khi hợp tác xã và nông dân
đã nộp đủ thuế nông nghiệp và thực hiện và thực hiện đầy đủ hợp đồng bán lương
thực theo kế hoạch đã ký với Nhà nước, nếu bán thêm vược kế hoạch thì nhà nước
sẽ mua với giá thưởng vượt kế hoạch với tỷ lệ lũy tiến như đã nêu trong nghị định
số 10-CP ngày 08 -01-1978 của Hội đồng Chính phủ. Nơi nào chưa giao được kế hoạch
sản xuất và huy động cho các hộ nông dân thì chưa vận dụng giá thưởng vượt kế hoạch.
Nhà nước sẽ nghiên cứu hình thức khen thưởng về tinh thần và vật chất, cho những
đơn vị, cá nhân đã có thành tích rõ rệt trong việc nộp thuế nông nghiệp và bán
nhiều lương thực cho Nhà nước.
II. CHẤN CHỈNH
VIỆC PHẤN PHỐI LƯƠNG THỰC TRONG NỘI BỘ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP.
Đi đôi với việc chỉ đạo các hợp
tác xã nông nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ nộp thuế nông nghiệp và bán lương thực
cho Nhà nước, các cấp lãnh đạo ở địa phương, nhất là huyện và xã cần đi sát, hướng
dẫn các hợp tác xã làm tốt việc phân phối lương thực trong nội bộ hợp tác xã.
Việc này vẫn tiến hành dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động, đồng thời
phải quan tâm điều hòa lương thực cho người thật sự không có hoặc thiếu sức lao
động.
Hợp tác xã phải quản lý chặt chẽ
và sắp xếp để mọi người có sức lao động trong hợp tác xã đều có công việc làm
theo các ngành, nghề thích hợp và phân phối lương thực cho họ, tránh khuynh hướng
tách số người làm nghề thủ công trong hợp tác xã ra để yêu cầu Nhà nước cung cấp
lương thực, hoặc để cho người có sức lao động đi làm tự do, đi buôn, không quản
lý được lao động của họ.
Hợp tác xã nông nghiệp điều hòa
lương thực cho các xã viên thiếu lương thực là thương binh, gia đình liệt sĩ,
gia đình có công với cách mạng; phải đảm bảo làm đúng chính sách hiện hành.
Đối với những người già yếu, tàn
tật, ốm đau không có hoặc không có đủ sức lao động và không nơi nương tựa, những
gia đình bộ đội và gia đình neo đơn thiếu lương thực, hợp tác xã điều hòa lương
thực cho họ, hoặc trích quỹ xã hội để giúp đỡ.
Ban quản trị hợp tác xã nông
nghiệp chịu trách nhiệm quản lý phân phối lương thực trong nội bộ hợp tác xã
theo đúng chính sách của Nhà nước, không được dùng lương thực lãng phí vào những
việc như liên hoan, hội họp, chiêu đãi…Không được bớt xén lương thực của người
được cấp, không để lọt lương thực ra thị trường không có tổ chức. Ngoài những
khoản lương thực Nhà nước quy định để lại cho hợp tác xã, hợp tác xã không được
để lại bất cứ quỹ lương thực nào khác.
III. TĂNG CƯỜNG
VÀ CẢI TIẾN QUẢN LÝ VIỆC PHÂN PHỐI LƯƠNG THỰC CỦA NHÀ NƯỚC
Trên cơ sở lực lượng lương thực
Nhà nước đã nắm được, tăng cường và cải tiến quản lý việc phân phối lương thực
cho nhu cầu của các ngành và của nhân dân phi nông nghiệp phù hợp với khả năng
thực tế về sản xuất lương thực của ta, với yêu cầu bảo đảm lương thực cho công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, phân bổ lại lao động xã hội, và chủ trương Nhà nước
thống nhất quản lý lương thực.
Về chính sách phân phối lương thực,
cần quán triệt hơn nữa nguyên tắc phân phối theo lao động, đồng thời quan tâm
giải quyết nhu cầu lương thực của người không có sức lao động, kết hợp phân phối
lương thực với quản lý lao động, quản lý hộ khẩu, quản lý sản phẩm, quản lý thị
trường, bảo đảm tiêu dùng hợp lý và tiết kiệm lương thực; từng bước thống nhất
và hoàn thiện chế độ, tiêu chuẩn cung cấp trong phạm vi cả nước.
A. CHÍNH SÁCH CUNG CẤP LƯƠNG
THỰC CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN.
1. Đối với lực lượng vũ
trang, công nhân, viên chức Nhà nước và công tư hợp doanh, cán bộ, nhân viên
trong biên chế, các đoàn thể từ cấp huyện trở lên, học sinh các trường đại học
và trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghể của cả Nhà nước:
Nhà nước bảo đảm phân phối lương
thực cần thiết để lao động, sản xuất, công tác và học tập, theo tiêu chuẩn thống
nhất trong cả nước.
Tiêu chuẩn cung cấp Vẫn
giữ như hiện nay. Việc tăng hoặc giảm tiêu chuẩn cung cấp do Chính phủ xem xét
và quyết định.
Công nhân, viên chức làm ca
ba Vẫn bồi dưỡng như chế độ hiện hành.
Tiêu chuẩn bồi dưỡng lương thực
cho lao động ở môi trường độc hại, nay thay thế bằng đường sữa hoặc thực phẩm
khác.
Ngành nội thương cố gắng cung cấp
thêm các loại thực phẩm khác để bổ sung cho phần lương thực, nhất là rau, đậu,
nước chấm, cá, để đảm bảo tiền lương thực tế và sức khỏe của người lao động.
Công nhân, viên chức Nhà nước
đã về hưu, hoặc mất sức lao động ở cả thành thị và nông thôn, trong cả nước,
được cung cấp lương thực theo tiêu chuẩn thống nhất là 13 kilôgam/tháng.
Đối với những người trong gia
đình công nhân, viên chức vốn ở khu vực phi nông nghiệp:
Ở các tỉnh và thành phố miềm Bắc,
Nhà nước vẫn cung cấp lương thực theo chính sách hiện nay.
Ở các tỉnh và thành phố miền
Nam, đối với những người trong gia đình cùng ở với người công nhân, viên chức
có trách nhiệm nuôi dưỡng, có hộ khẩu ở các thành phố, thị xã, trước mắt, được
Nhà nước cung cấp lương thực theo tiêu chuẩn bình quân đầu người không quá khoảng
7 đến 9 kilôgam/tháng theo tình hình thực tế của từng nơi.
2. Đối với những người làm
nghề tiểu, thủ công nghiệp ở thành thị có bán toàn bộ sản phẩm cho Nhà nước,
làm nghề vận tải hàng hóa, làm nghề xây dựng cho Nhà nước…,
Trong thời gian họ thực sự làm
việc cho Nhà nước thì được Nhà nước cung cấp lương thực cho bản thân họ và những
người trong gia đình họ vốn ở khu vực phi nông nghiệp mà họ có trách nhiệm trực
tiếp phải nuôi dưỡng theo tiêu chuẩn như đối với từng loại công nhân, viên chức
Nhà nước và gia đình họ.
3. Đối với nhân dân phi nông
nghiệp khác ở các thành phố, thị xã:
a) Ở các thành phố, thị xã
thuộc các tỉnh miền Bắc:
Nhà nước vẫn cung cấp lương thực
như hiện nay:
Chính quyền địa phương cần kết hợp
việc cung cấp lương thực với việc phân bổ và quản lý lao động, quản lý hộ khẩu,
quản lý thị trường, đưa người đến tuổi lao động vào sản xuất, xây dựng, vận tải,
đi sản xuất vùng kinh tế mới. Đối với những người làm nghề phục vụ, cần tổ chức
họ lại đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước về kinh doanh và giá cả. Đối
với những người buôn bán, cần chuyền phần lớn sang sản xuất.
b) Ở các thành phố, thị xã miền
Nam:
Tùy theo khả năng lương thực
Nhà nước nắm được và yêu cầu phân bổ lao động và quản lý thị trường ở từng khu
vực, Nhà nước mở dần diện cung cấp từ các thành phố và khu công nghiệp lớn, rồi
đến các thị xã, thị trấn.
Trước mắt, tập trung sức bảo
đảm nhu cầu của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và khu công nghiệp Biên Hòa,
theo mức cung cấp hàng tháng 9 kilôgam bình quân đầu người (cả người lớn và trẻ
em).
Ở các thành phố và thị xã, thị
trấn khác, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tuỳ theo tình hình sản xuất và khả
năng huy động lương thực của địa phương mà chỉ đạo mở thêm cơ sở sản xuất, thu
hút, sắp xếp, sử dụng số lao động thành thị chưa có việc làm chính đáng vào các
ngành nghề cần thiết trên cơ sở đó cung cấp lương thực cho người lao động theo
ngành, nghề; còn những người ăn theo gia đình họ có hộ khẩu được cung cấp theo
tiêu chuẩn như nhân dân phi nông nghiệp khác ở địa phương.
4. Đối với người chuyên làm
nghề cá, nghề muối, nghề rừng và các nghề thủ công khác, chuyên chăn nuôi, trồng
rau, trồng cây công nghiệp tập trung không có lương thực hoặc thiếu lương thực.
Đối với những người này, nếu sản
xuất theo quy hoạch và kế hoạch, Nhà nước, ký hợp đồng bán sản phẩm cho Nhà nước,
Nhà nước cung cấp lương thực cho họ theo định mức thông qua việc thực hiện hợp
đồng kinh tế hai chiều. Ngành lương thực bàn bạc với các ngành có liên quan và
các Ủy ban nhân dân địa phương (chủ yếu là tỉnh và huyện), để xác định mức cung
cấp lương thực cho từng loại lao động nói trên phù hợp với điều kiện sản xuất của
từng ngành nghề ở từng vùng. Bảo đảm cho những người thực hiện đúng kế hoạch sản
xuất và kế hoạch bán sản phẩm cho Nhà nước, nếu là lao động nghề cá, nghề muối,
nghề rừng và thủ công nghiệp khác thì được cung cấp lương thực như những lao động
cùng ngành nghề hoặc tương đương trong bộ máy Nhà nước; nếu là nông dân thì được
cung cấp tương đương với mức ăn bình quân của nông dân sản xuất lương thực
trong vùng. Còn đối với những người không thực hiện đúng kế hoạch sản xuất và
bán sản phẩm cho Nhà nước, Ủy ban nhân dân huyện phải xét kỹ nguyên nhân vì sao
không thực hiện được hợp đồng để quy định mức cung cấp lương thực hợp lý cho họ.
Đối với gia đình họ, Nhà nước cung cấp lương thực theo chính sách chung đối với
nhân dân phi nông nghiệp ở địa phương.
5. Đối với những người đi xây
dựng vùng kinh tế mới.
Những người đi xây dựng vùng
kinh tế mới được Nhà nước cung cấp lương thực theo tiêu chuẩn hiện nay thống nhất
trong phạm vi cả nước.
Người đi xây dựng nông trường quốc
doanh thì được Nhà nước cung cấp lương thực như đối với công nhân, viên chức
Nhà nước,
Những người khác đi xây dựng
vùng kinh tế mới được Nhà nước cung cấp lương thực trong thời gian một năm,
bình quân đầu người 13 kilogam lương thực một tháng. Sau thời gian một năm, nếu
làm nghề rừng, hoặc chuyên chăn nuôi, chuyên trồng rau hay cây công nghiệp tập
trung và thiếu lương thực, thì Nhà nước cung cấp lương thực theo chế độ quy định
ở điểm 4 trên đây.
Nếu sản xuất lương thực mà còn
thiếu lương thực thì trường hợp thật khó khăn Nhà nước mới xét cấp để hỗ trợ
thêm một phần.
6.Thương binh gia đình liệt
sĩ, gia đình có công với cách mạng ở vùng không sản xuất hoặc thiếu lương
thực.
Vẫn được Nhà nước cung cấp
lương thực như hiện nay.
7. Đối với các nhu cầu khác của
nhân dân.
Muốn quản lý tốt thị trường
lương thực, ngoài việc bảo đảm phân phối hợp lý cho các đối tượng theo tiêu chuẩn
định lượng, Nhà nước dành một số lương thực cần thiết để giải quyết một phần
nhu cầu về ăn uống của người qua lại các thành phố, khu công nghiệp, trên các
đường giao thông.
Trong tình hình lương thực còn
có khó khăn, ngoài số lương thực được Nhà nước cấp cho nhu cầu ăn uống công cộng
theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, ngành thương nghiệp phải tổ chức mạng lưới chế
biến bún, bánh đổi cho nhân dân bằng cách thu tem lương thực, hoặc đổi bún,
bánh, mì sợi cho nhân dân lấy gạo, bột mì, vừa đáp ứng được nhu cầu của nhân
dân, vừa tiết kiệm được lương thực và quản lý được thị trường.
B. TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ CẢI
TIẾN KHÂU CUNG CẤP LƯƠNG THỰC CỦA NHÀ NƯỚC.
Ngành lương thực phải bảo đảm
cung cấp lương thực cho các nhu cầu thuộc diện Nhà nước quản lý đúng đối tượng,
đúng chính sách, đúng tiêu chuẩn, đúng số lượng và đúng phẩm chất; phải quản lý
chặt chẽ lương thực trong tất cả các khâu: Kho tàng vận tải, cửa hàng, và cùng
các ngành hữu quan thường xuyên kiểm tra việc sử dụng lương thực ở các cửa hàng
ăn uống công cộng, các nhà ăn tập thể của các cơ quan, xí nghiệp, v.v…, triệt để
chống lấy cắp, lợi dụng buôn bán lương thực dưới mọi hình thức, hoặc khai man số
người, khai tăng tiêu chuẩn để lấy thừa lương thực của Nhà nước.
Các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị bộ
đội, truờng học, v.v… được Nhà nước cung cấp lương thực theo kế hoạch phải lập
dự trù xin cấp phát, phải thanh toán, quyết toán minh bạch, kịp thời với cơ
quan lương thực về số lương thực đã được cấp. Nếu dự trù không sát, dùng không
hết, phải trả lại cho Nhà nước, không được đem dùng vào việc khác. Ủy ban nhân
dân tỉnh và huyện phải thường xuyên kiểm tra việc tiêu dùng lương thực ở các
đơn vị từ cơ sở đến cơ quan Trung ương.
Các nhà ăn của các xí nghiệp, cơ
quan, đơn vị bộ đội, trường học, của hàng ăn uống công cộng phải có biện pháp
tích cực chống tệ lấy cắp, bớt xén lương thực, bảo đảm cho mọi người ăn đủ tiêu
chuẩn; phải cùng với công đoàn cơ sở tổ chức thực hiện đều đặn chế độ thanh
toán công khai giữa nhà ăn với người ăn; động viên mọi người cùng kiểm tra,
giám sát, ngăn chặn kịp thời việc ăn cắp, bớt xén lương thực.
Thủ trưởng các ngành, các cấp,
các cơ sở, các đơn vị vũ trang phải chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ, không để
xảy ra tham ô, lạm dụng lương thực trong các đơn vị thuộc phạm vi mình phụ
trách.
Ngành lương thực phải cố gắng khắc
phục mọi khó khăn, kết hợp chặt chẽ với ngành giao thông vận tải điều động kịp
thời lực lượng đến những nơi tiêu thụ tập trung, nhất là thành phố Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp lớn. Cần có lực lượng tồn kho cần
thiết ở các nơi đó, bảo đảm cung cấp lương thực với số lượng và cơ cấu hợp lý
giữa gạo, mì và hoa màu.
Việc mở diện cung cấp lương thực
ở các thị trấn, thị tứ thuộc các tỉnh, thành miền Nam
phải được tính toán, xem xét chặt chẽ và thực hiện dần từng bước theo khả năng
lương thực thực tế có thể huy động được ở từng địa phương. Việc tăng tiêu chuẩn
cung cấp lương thực cho từng đối tượng cụ thể phải được trình Chính phủ xem xét
và quyết định.
Công nhân, viên chức Nhà nước ở
nơi có điều kiện sản xuất và có thu hoạch thực sự, thì trừ phần để lại cải thiện
bữa ăn hàng ngày, nếu bán phần còn lại cho cơ quan lương thực thì được trả theo
giá Nhà nước mua thưởng vượt kết hoạch. Đối với những lực lượng vũ trang làm
nhiệm vụ xây dựng kinh tế theo kế hoạch Nhà nước, được Nhà nước đầu tư vốn, máy
móc, vật tư kỹ thuật, phân bón, giống… thì phải thực hiện đầy đủ kế hoạch giao
nộp sản phẩm cho Nhà nước. Đối với các đơn vị lực lượng vụ trang khác, thì kế
hoạch sản xuất và giao nộp sản phẩm do Bộ Quốc phòng quyết định căn cứ vào chỉ tiêu
kế hoạch Nhà nước giao cho quân đội hàng năm.
IV. TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG, KIÊN QUYẾT CHỐNG ĐẦU CƠ BUÔN LẬU LƯƠNG THỰC, TỪNG BƯỚC XOÁ
BỎ THỊ TRƯỜNG KHÔNG CÓ TỔ CHỨC VỀ LƯƠNG THỰC TRONG CẢ NƯỚC.
Đây là những việc nhất thiết phải
làm để đưa VIỆC sản xuất và lưu thông phân phối lương thực vào kế hoạch và tổ
chức chặt chẽ, thực hiện Nhà nước hoàn toàn thống nhất quản lý lương thực.
Ở miền Bắc: Dựa trên cơ sở
lực lượng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh, quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa không ngừng được củng cố và hoàn thiện, Nhà nước nắm tuyệt đại
bộ phận lương thực hàng hóa, bảo đảm các nhu cầu của sản xuất và đời sống,
ngoài phần các hợp tác xã nông nghiệp phụ trách, cần xoá bỏ thị trường không có
tổ chức về lương thực trong năm 1978.
Ngành lương thực cần phối
hợp chặc chẽ với các ngành có liên quan cùng các cấp chính quyền địa phương và
các đoàn thể (công đoàn, thanh niên, phụ nữ) cố gắng vươn lên làm tốt các mặt
huy động, bảo quản, chế biến, lưu thông, phân phối lương thực, đáp ứng kịp các
mặt nhu cầu về lương thực của xã hội.
Ngành nội thương phải
tích cực tổ chức mạng lưới ăn uống quốc doanh để giải quyết nhu cầu ăn uống của
nhân dân các đô thị, trước hết là các thành phố, tỉnh lỵ và huyện lỵ lớn, và những
người qua lại; ở những nơi mạng lưới quốc doanh chưa phát triển kịp, phải tổ chức
những người kinh doanh ăn uống lại, dưới sự quản lý và kiểm soát trực tiếp của
quốc doanh về kinh doanh và giá cả.
Các hợp tác xã nông nghiệp phải
gắn chặt việc phân phối lương thực trong nội bộ hợp với việc quản lý lao động,
góp phần quản lý thị trường lương thực tận gốc ở xã, ấp, không để thương nhân đầu
cơ len lỏi về địa phương hoạt động phá rối thị trường và chính sách kiểm soát
lương thực của Nhà nước.
Cấm tư nhân buôn bán thóc, gạo,
bột mì, mì sợi, bánh mì, cao lương, ngô, khoai khô, sắn khô, bột sắn và các loại
tem, phiếu, sổ lương thực. Nghiệm trị những bọn in và lưu hành tem, phiếu lương
thực giả, bọn ăn cắp lương thực (kể cả tem phiếu) của Nhà nước.
Cơ quan xí nghiệp Nhà nước
và các đơn vị bộ đội vận chuyển lương thực phải có giấy phép và chứng
từ hợp lệ.
Ở các tỉnh miền Nam, phải
có biện pháp tích cực và kế hoạch cụ thể hạn chế từng 6 tháng từng năm để tiến
tới xoá bỏ hẳn thị trường không có tổ chức về lương thực vào năm 1980.
Muốn thế, phải trên cơ sở ra sức
đẩy mạnh sản xuất lương thực, tăng cường công tác huy động, bảo đảm Nhà nước nắm
tuyệt đại bộ phận lương thực hàng hóa, quản lý chặt chẽ lao động, quản lý chặt
chẽ hộ khẩu ở các thành thị, sắp xếp tổ chức lại các ngành nghề, tiến hảnh cung
cấp lương thực theo tiêu chuẩn, chế độ quy định cho các nhu cầu của sản xuất và
đời sống của những người không sản xuất lương thực, trong diện Nhà nước phụ
trách, tăng cường quản lý thị trường, kết hợp với đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã
hội chủ nghĩa trong nông nghiệp và công thương nghiệp tư nhân.
Trước mắt thương nhân không được
phép buôn bán thóc, gạo, bột mì, ngô, cao lương, khoai khô, sắn khô, sắn bột;
riêng về khoai sắn tươi, thương nhân còn được buôn bán nhưng phải được chính quyền
địa phương cho phép đăng ký hành nghề và quy định phạm vi, mức độ kinh doanh,
Kiên quyết trừng trị bọn ăn cắp, đầu cơ, buôn lậu lương thực.
Hàng xay hàng xáo còn được hoạt
động với điều kiện được chính quyền địa phương cho phép đăng ký hành nghề, quy
định phạm vi và mức độ được buôn bán và phải chịu sự quản lý về giá cả của địa
phương.
Tư nhân không được kinh doanh
máy xay xát lúa gạo. Những cơ sở máy xay nhỏ của tư nhân hiện có tại các xã, ấp
phải được tổ chức lại thành các tổ hợp xay xát do nhân dân trong xã hay ấp góp
vốn cổ phần mua lại máy của tư nhân và cử ra ban quản trị để điều hành phục vụ
nhu cầu xay xát của xã viên và nhân dân địa phương.
Nhân dân được phép đem lương thực
làm quà cho bà con thân thuộc, nhưng không được mang quá 10 kilôgam gạo, nhiều
nhất mỗi tháng 01 lần, và phải có giấy phép của Ủy ban nhân dân xã cấp, giấy
phép đó chỉ có giá trị từng chuyến, Ủy ban nhân dân huyện phải kiểm tra chặt chẽ
việc cấp giấy phép của cấp xã, đề phòng mọi sơ hở và lợi dụng, gây rối cho việc
quản lý thị trường lương thực.
Việc vận chuyển lương thực của
các cơ quan xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường và đơn vị bộ đội đều
phải có giấy tờ hợp lệ theo đúng những thể lệ hiện hành. Mọi hình thức đe dọa
dùng vũ lực hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, xí nghiệp, bộ đội, v.v… để chuyên
chở phi pháp và buôn bán lương thực đều phải nghiêm trị. Thủ trưởng trực tiếp
các cơ quan, xí nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang phải có trách nhiệm kiểm
tra những đơn vị trực thuộc của mình và liên đới chịu trách nhiệm khi việc
chuyên chở lương thực phi pháp xảy ra.
V. VỀ LÃNH ĐẠO,
CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Phấn đấu trong những năm trước mắt
giải quyết cho được vấn đề lương thực của cả nước là nhiệm vụ hàng đầu của toàn
Đảng, toàn dân ta, của các ngành, các cấp, của nhà nước và nhân dân.
Nhằm mục tiêu đó, kế hoạch Nhà
nước năm 1978 về phát triển kinh tế nói chung, về sản xuất và công tác lương thực
nói riêng có một vị trí cực kỳ quan trọng. Phải tạo ra sự chuyển biến sâu sắc,
rõ rệt về các mặt tư tưởng, chính sách, tổ chức và quản lý trong các khâu từ sản
xuất đến lưu thông, phân phối, tiêu dùng và quản lý thị trường lương thực (kiên
quyết trừng trị bọn đầu cơ, buôn lậu phá rối thị trường lương thực) để bảo đảm
thực hiện thắng lợi chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước đã đề ra.
Muốn thế, trước hết bản thân các
ngành có trách nhiệm ở Trung ương và các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, quân đội,
công an, đoàn thể ở địa phương phải thật sự thông suốt chính sách, nhất trí về
phương hướng, nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp, mà Trung ương Đảng và Chính phủ
đã đề ra, và quyết tâm thực hiện; phải nắm vững tinh thần và nội dung Nghị quyết
của Hội đồng Chính phủ lần này về công tác lương thực trong tình hình mới để vận
dụng vào hoàn cảnh thực tế của địa phương và chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt.
Mặt khác, phải làm cho toàn thể
cán bộ, đảng viên và quần chúng hiểu rõ chính sách, nhận thức đúng ý nghĩa và tầm
quan trọng của vấn đề lương thực đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và
đời sống của nhân dân trong cả nước; trên cơ sở đó phát huy mạnh mẽ quyền làm
chủ tập thể và tinh thần sáng tạo của nhân dân - nhất là nông dân, động viên
thành phong trào cách mạng sâu rộng trong quần chúng, ra sức khắc phục khó
khăn, bảo đảm phát triển sản xuất theo quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước, thực
hành triệt để tiết kiệm tiêu dùng lương thực, hăng hái làm tròn nghĩa vụ nộp
thuế nông nghiệp và bán lương thực cho Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh các
chính sách, chế độ về lưu thông phân phối lương thực, tích cực góp sức với Nhà
nước tăng cường quản lý thị trường, chống đầu cơ, tích trữ và buôn lậu lương thực.
Cần dựa vào các chi bộ Đảng,
chính quyền xã và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở giáo dục, động viên cán bộ, đảng
viên và nhân dân nêu cao tinh thần tự lực tự cường, ý thức cần kiệm xây dựng chủ
nghĩa xã hội, khắc phục những tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, vào cấp trên, vào
bên ngoài trong vấn đề lương thực, chống xu hướng tự phát chạy theo giá thị trường
tự do của tư thương và luận điệu xuyên tạc của phản động. Cán bộ, đảng viên phải
xung phong gương mẫu trong mọi việc chấp hành chính sách lương thực của Đảng và
Chính phủ. Mặt khác, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân các tỉnh huyện, các tổ
chức kinh tế quốc doanh có liên quan phải phối hợp chặt chẽ, tổ chức thực hiện
tốt chế độ hợp đồng kinh tế hai chiều và chính sách giá mà Hội đồng Chính phủ
đã ban hành để thắt chặt quan hệ giữa Nhà nước với các hợp tác xã và nông dân,
thức đẩy nông dân tích cực sản xuất để tăng thu nhập, cải thiệu đời sống và
đóng góp ngày càng nhiều lương thực cho Nhà nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Các bộ Lương thực và thực
phẩm, nông nghiệp, Nội thương, Vật tư, Tài chính, Ngân hàng, Giao thông vận tải
cùng Ủy ban kế hoạch nhà nước và các ngành có liên quan khác cần thấy hết trách
nhiệm của mình và phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc chỉ đạo và bảo đảm
thực hiện tốt các kế hoạch của Nhà nước về sản xuất – huy động – phân phối và
tiêu dùng lương thực, bảo đảm cung ứng vật tư và hàng hóa theo kế hoạch
đã định cho các tỉnh, thành phố để phân phối kịp thời cho các huyện, xã và hợp
tác xã, tạo điều kiện cho các cơ quan kinh tế quốc doanh ở địa phương thực hiện
đầy đủ hợp đồng hai chiều ký kết với các hợp tác xã và nông dân.
Các Ủy ban nhân dân các cấp
có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện toàn bộ chính sách và nhiệm vụ công tác lương
thực ở địa phương, phải nắm chắc cân đối từ khâu sản xuất đến lưu thông, phân
phối, tiêu dùng; Ủy ban nhân dân thành phồ, tỉnh, cần đặc biệt quan tâm tăng cường
cấp huyện, hướng dẫn,giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cần thiết để Ủy ban nhân dân
huyện nắm và quản lý được lao động và ruộng đất của huyện, chỉ đạo chặt chẽ các
hợp tác xã nông nghiệp, các tập đoàn sản xuất và các ấp xây dựng và thực hiện tốt
các kế hoạch sản xuất , huy động và phân phối lương thực nhằm bảo đảm nhu cầu
các mặt (kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh…) của huyện và đóng góp ngày
càng nhiều lương thực cho Trung ương theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.
Ủy ban nhân dân huyện phải
chỉ đạo chặt chẽ việc ký hợp đồng kinh tế hai chiều giữa các tổ chức kinh tế quốc
doanh ở huyện với các hợp tác xã và nông dân, đòi hỏi cả hai bên phải thực hiện
đúng và đầy đủ những điều khoản của hợp đồng đã ký.
Ủy ban nhân dân xã phải
chỉ đạo trực tiếp các hợp tác xã, các tập đoàn sản xuất và hộ nông dân thi hành
các mặt chính sách lương thực của Đảng và Nhà nước, theo dõi đôn đốc bảo đảm
các hợp đồng đã ký trong phạm vi xã được thực hiện tốt.
Các cơ quan tuyên huấn, thông
tin, tuyên truyền các cấp, các đoàn thể nhân dân và các Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố, cần huy động một số cán bộ có năng lực, bồi dưỡng chính sách lương thực
và nghiệp vụ cần thiết, đưa xuống cùng huyện giúp xã phổ biến, giải thích chính
sách lương thực, chính sách giá và ý nghĩa của việc ký hợp đồng kinh tế hai chiều
trong các chi bộ và nhân dân, giúp cán bộ cơ sở tổ chức triển khai toàn bộ nghị
quyết này.
Bộ lương thực và thực phẩm
cùng các Ủy ban nhân dân địa phương cần coi trọng việc kiện toàn tổ chức,
giáo dục chính trị, tư tưởng và nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên toàn ngành
lương thực, làm cho mọi người hiểu biết rõ nhiệm vụ, nắm bắt chính sách, tích cực
cải tiến phương pháp công tác, đi đúng đường lối quần chúng. Luôn bám sát tình
hình sản xuất và đời sống của nhân dân để triển khai các mặt hoạt động của
ngành đạt kết quả tốt.
Các ngành có liên quan ở
trung ương phối hợp cử một số đoàn cán bộ nắm vững tinh thần và nội dung
nghị quyết này xuống cùng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo triển
khai nghị quyết ở một số huyện trọng điểm để rút kinh nghiệm, qua thực tiễn mà
phát hiện những thiếu sót lệch lạc trong khâu tổ chức thực hiện để uốn nắn kịp
thời, đồng thời xem xét đề nghị Chính phủ bổ sung chính sách cho sát hợp với thực
tế.
|
TM.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Hùng
|