HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
42/NQ-HĐND
|
Cần
Thơ, ngày 22 tháng 7 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ CHO CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN NHIỆM KỲ 2016 - 2021 CỦA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW
ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP
ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ
Chính trị về hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị định số
18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng
công chức;
Căn cứ Nghị định số
29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng
và quản lý viên chức;
Căn cứ Chỉ thị số 15/CT-TTg
ngày 07 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai
Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;
Căn cứ Quyết định số
2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
“Đề án bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội
nhập quốc tế”;
Căn cứ Thông tư số
139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính về việc lập dự toán,
quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức;
Căn cứ Thông tư số
102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc quy định chế
độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài
do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí;
Xét Tờ trình số 73/TTr-UBND
ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về thông qua Đề án “Nâng
cao năng lực hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức, viên chức và đại biểu Hội
đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 của thành phố Cần Thơ”; Báo cáo thẩm
tra của Ban pháp chế; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Thông qua Đề án “Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức, viên
chức và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 của thành phố
Cần Thơ”, với một số nội dung cụ thể như sau
1. Mục tiêu của Đề án
a) Mục tiêu chung: Nhằm góp phần nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố thành phố, Thường trực Hội đồng
nhân dân quận, huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021 để tham gia hội nhập quốc tế theo định
hướng phát triển Việt Nam và thành phố Cần Thơ.
b) Mục tiêu cụ thể: Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021,
có khoảng 100 lượt đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, Thường trực Hội đồng
nhân dân quận, huyện, cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao kỹ
năng và kinh nghiệm hoạt động dân cử; cũng như, để nâng cao chuyên môn, nghiệp
vụ phục vụ cho công tác tham mưu ngày càng chất lượng hơn.
2. Đối tượng
Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố quyết định
đối tượng cụ thể được tham gia bồi dưỡng, bao gồm:
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, Thường
trực Hội đồng nhân dân quận, huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021.
b) Cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn
vị có liên quan đến hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố.
3. Nội dung bồi dưỡng
Bồi dưỡng kiến thức và các kỹ năng như: Kỹ năng
giám sát và tiếp cận cử tri; kỹ năng giám sát quy hoạch, quy hoạch mạng lưới
giao thông; kỹ năng quản lý chính quyền địa phương; kỹ năng phân tích và xây dựng
chính sách; kỹ năng quản lý quy hoạch, đô thị và môi trường; kỹ năng lễ tân và
ngoại giao; kỹ năng quy hoạch công trình công cộng, an sinh xã hội; kỹ năng
giao tiếp tiếng Anh;… Ngoài ra, trong quá trình bồi dưỡng có kết hợp đi thực tế
liên quan đến nội dung đang bồi dưỡng.
4. Thời gian, số lượng học viên
a) Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm
2021.
b) Số lớp và học viên:
- Tổng số lớp: Dự kiến khoảng 05 lớp (thời gian
bồi dưỡng mỗi lớp khoảng 02 tuần);
- Số lượng học viên/lớp: Khoảng 20 người/lớp
(không kể phiên dịch).
Tùy tình hình thực tế, Thường trực Hội đồng nhân
dân thành phố quyết định thời gian thực hiện, số lớp và số lượng học viên được tham
dự bồi dưỡng hàng năm.
5. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến khoảng
17.500.000.000 đồng (Mười bảy tỷ năm trăm triệu đồng) từ nguồn ngân sách thành
phố.
6. Cơ quan chủ trì thực hiện
Đề án: Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ.
Điều 2. Trách
nhiệm và hiệu lực thi hành
Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ
chức thực hiện Nghị quyết này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật
quy định.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân
thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố
kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân thành phố Cần Thơ khóa IX, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 22 tháng 7
năm 2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.
ĐỀ ÁN
NÂNG CAO NĂNG LỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ
CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ NHIỆM
KỲ 2016 - 2021 CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Kèm theo Nghị quyết số 42/NQ-HĐND ngày 22 tháng
7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ)
I.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Căn cứ Pháp lệnh số
33/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về
ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW
ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số
31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22- NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng
3 năm 2010 của Chính phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng
4 năm 2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Chỉ thị số
15/CT-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển
khai Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về hội nhập quốc tế;
Căn cứ quyết định số 2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng
11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án bồi dưỡng kiến thức
và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế”;
Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng
9 năm 2010 của Bộ Tài chính về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ
nguồn ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Căn cứ Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng
6 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công tác phí cho cán bộ,
công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo
đảm kinh phí;
Căn cứ Chương trình số
34-CTr/TU ngày 24 tháng 5 năm 2013 của Thành ủy Cần Thơ về Chương trình thực hiện
Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về hội nhập quốc tế.
II.
CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Đánh giá chung
Trong bối cảnh Việt
Nam gia nhập cộng đồng ASEAN, việc tham gia hội nhập quốc tế của các địa phương
để hình thành cộng đồng chính trị, cộng đồng kinh tế, cộng đồng văn hóa để góp
phần vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực là nhu cầu cấp bách. Tuy nhiên, với
kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế và khả năng sử dụng ngoại ngữ của đa số cán
bộ, công chức, viên chức và đại biểu Hội đồng nhân dân vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu hội nhập quốc tế.
Để thực hiện tốt chủ
trương đẩy mạnh hợp tác địa phương của Chính phủ Việt Nam thì cần thiết phải
đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức và đại biểu Hội đồng
nhân dân đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay và những
giai đoạn tiếp theo.
2. Nhu cầu thực tế
của địa phương
Trong xu hướng hội nhập
quốc tế diễn ra hết sức mạnh mẽ, công tác đối ngoại không còn là lĩnh vực riêng
của ngoại giao chuyên nghiệp mà đang ngày càng đa dạng hóa theo nhu cầu của từng
đơn vị để chủ động mở rộng quan hệ song phương, đa phương,… Theo xu thế và đường
lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thành phố Cần Thơ.
Nhằm đáp ứng các điều
kiện cần thiết để tham gia hội nhập quốc tế ở cấp độ ngày càng cao hơn, đẩy mạnh
mối quan hệ ngoại giao Nghị viện và thế mạnh vừa Nhà nước, vừa Nhân dân của
thành phố Cần Thơ, cần phải nâng cao năng lực, nội lực cho đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức và đại biểu Hội đồng nhân dân về các kiến thức ngoại giao, kỹ
năng hội nhập quốc tế, đẩy mạnh quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại Việt Nam,
giao tiếp tiếng Anh cũng như có điều kiện tranh thủ kênh ngoại giao của Nghị viện,
Nghị sĩ, đối ngoại Nhân dân,… Để đội ngũ này có thể làm việc một cách chủ động,
chuyên nghiệp hơn, có khả năng hợp tác, phát triển đối với lĩnh vực chuyên môn
trong môi trường hợp tác quốc tế, khai thác các nguồn lực hỗ trợ của quốc tế,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên
thế giới, kinh nghiệm làm việc hiện đại, đồng thời quảng bá về hình ảnh đất nước
con người Việt Nam, quê hương và con người Cần Thơ với cộng đồng quốc tế,…
Với nhu cầu cấp thiết
hiện nay để tham gia hội nhập quốc tế, việc cập nhật bồi dưỡng các kiến thức, kỹ
năng ngoại giao và giao tiếp tiếng Anh cho nguồn lực sẵn có của thành phố là hết
sức cần thiết.
Do đó, trên cơ sở chấp
thuận của Thường trực Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Cần
Thơ, Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố đề xuất thực hiện Đề án “Nâng cao
năng lực hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức, viên chức và đại biểu Hội đồng
nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 của thành phố Cần Thơ”, thực hiện theo
lộ trình, bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng hội nhập quốc tế phù hợp với
Chương trình hành động của thành phố.
3. Sự cần thiết của
Đề án
Hiện nay, lực lượng
cán bộ, công chức, viên chức và đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiều kinh nghiệm
trong hoạt động Hội đồng nhân dân nhưng vẫn còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ,
chưa đủ tự tin khi giao tiếp với các đối tác nước ngoài; đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức trẻ có khả năng giao tiếp ngoại ngữ nhưng vẫn còn thiếu kinh
nghiệm trong việc lựa chọn, đánh giá đối tác; có lúc chưa thể hiện được hết định
hướng, nhu cầu của thành phố, cơ quan, đơn vị đặc biệt gắn kết trong lĩnh vực đối
ngoại, hội nhập quốc tế; riêng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chủ chốt của Thường trực
Hội đồng nhân dân thành phố, Thường trực Hội đồng nhân dân quận, huyện, Văn
phòng Hội đồng nhân dân thành phố cũng như lực lượng đại biểu dân cử của địa
phương, công tác này rất được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra
trong tình hình và xu thế hội nhập hiện nay.
Do đó, trên cơ sở Đề
án của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố đã được tập thể Thường trực
Thành ủy thống nhất cho phép thực hiện, Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố đề
xuất thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức,
viên chức và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 của
thành phố Cần Thơ” tại Trường Đại học Victoria Wellington, New Zealand và
các Trường nổi tiếng trên thế giới khác bằng nguồn ngân sách của thành phố
thông qua lộ trình bồi dưỡng các kiến thức ngoại giao và có cơ hội nâng cao kỹ
năng giao tiếp tiếng Anh để góp phần thực hiện có hiệu quả phù hợp với Chương
trình hành động của thành phố là “tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,
xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,…” đặc biệt
trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay.
4. Lý do chọn Trường
Đại học Victoria Wellington, New Zealand
Nhằm góp phần cụ
thể hóa các nội dung của Thỏa thuận Hợp tác đã được ký kết giữa lãnh đạo Thường
trực Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ và Ban Giám hiệu Trường vào tháng 11
năm 2015.
Trường Đại học
Victoria được thành lập năm 1899, là một Trường Đại học toàn diện và là Trường
nghiên cứu chuyên sâu nhất của New Zealand. Theo đánh giá nghiên cứu năm 2012 của
Chính phủ New Zealand thì Trường Đại học Victoria đứng hàng thứ nhất tại New
Zealand.
Trường cung cấp nhiều
hình thức lựa chọn học tập gồm: Các chương trình dự bị đại học về tiếng Anh và
Nghiên cứu cơ sở; bằng cấp đại học; các chương trình sau đại học về nghiên cứu
bao gồm Bằng Cử nhân danh dự, Chứng chỉ và bằng cấp Đại học và Sau đại học, Bằng
Thạc sĩ và Tiến sĩ. Các cơ hội học tập và nghiên cứu được cung cấp thông qua 07
khoa: Kiến trúc và Thiết kế, Thương mại và Quản trị, Giáo dục, Cơ khí, Khoa học
xã hội và Nhân văn, Luật và Khoa học.
Đặc biệt, Khoa Nghiên
cứu Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ Ứng dụng của Trường Đại học Victoria được xếp hạng
trong số 100 chương trình hàng đầu thế giới theo hệ thống xếp hạng môn học năm
2015 của QS (QS: Là Tổ chức xếp hạng Đại học trên thế giới -
Quacquarelli Symomds). Khoa còn nổi tiếng qua những
công việc của Viện Ngôn ngữ Anh (ELI), với thời gian hoạt động trên 50 năm,
cung cấp nhiều khóa học được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của các nhóm học quốc
tế cụ thể như cán bộ nhà nước của Việt Nam và các nước khác trong khối ASEAN.
Với kinh nghiệm của
Trường, thông qua nhiều chương trình, dự án phối hợp với Chính phủ các nước, đặc
biệt là Việt Nam (Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước
ngoài bằng ngân sách nhà nước (gọi tắt là Đề án 165) của Bộ Chính trị), Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố đề nghị chọn Trường
Đại học Victoria là đối tác thực hiện Đề án trong thời gian 05 năm từ 2016 -
2021. Trước mắt sẽ thực hiện lớp bồi dưỡng đầu tiên trong quý 4 của năm 2016 tại
Trường Đại học Victoria và tùy thuộc vào hiệu quả thực hiện Đề án để có thể tiếp
tục lựa chọn Trường Đại học Victoria hoặc điều chỉnh, lựa chọn đối tác khác cho
phù hợp với tình hình thực tế trong suốt thời gian còn lại của Đề án (ưu tiên lựa
chọn các trường nổi tiếng khác khi Trường Đại học Victoria không đáp ứng nhu cầu,
hiệu quả bồi dưỡng các kỹ năng mà Đề án đã đặt ra).
III.
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1. Tên Đề án
“Nâng cao năng lực
hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức, viên chức và đại biểu Hội đồng nhân dân
thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 của thành phố Cần Thơ”
- Cơ quan chủ quản Đề
án: Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ.
- Đơn vị chủ trì thực
hiện Đề án: Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ.
2. Mục tiêu của Đề án
a) Mục tiêu dài hạn
Tập huấn, bồi dưỡng
nguồn nhân lực cho thành phố để tham gia hội nhập quốc tế theo định hướng của
Việt Nam và thành phố Cần Thơ.
Thúc đẩy quá trình
giao lưu và hội nhập quốc tế, đồng thời quảng bá về đất nước, con người Việt
Nam và quê hương, con người Cần Thơ với cộng đồng quốc tế.
Tạo nguồn nhân lực hỗ
trợ thành phố tranh thủ kêu gọi thu hút nhiều dự án đầu tư từ nước ngoài đề nghị
hỗ trợ học bổng, thúc đẩy mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế.
b) Mục tiêu ngắn hạn
Thực hiện thí điểm Đề
án “Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức, viên chức và đại
biểu Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 của thành phố Cần Thơ”,
làm tiền đề và mở rộng mô hình bồi dưỡng kiến thức, nhất là bồi dưỡng các kỹ năng
để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực đối với cán bộ, công chức,
viên chức và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của thành phố Cần Thơ.
Nâng cao kỹ năng và
kinh nghiệm hoạt động dân cử, các kỹ năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, đồng
thời có cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Đến năm 2021, có khoảng
100 lượt đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, Thường trực Hội đồng nhân dân quận,
huyện và cán bộ, công chức, viên chức của thành phố Cần Thơ được bồi dưỡng nâng
cao kiến thức và các kỹ năng.
3. Đối tượng tham
gia Đề án
Thường trực Hội đồng
nhân dân thành phố quyết định về đối tượng cụ thể được tham gia bồi dưỡng, bao
gồm:
- Đại biểu Hội đồng
nhân dân thành phố, Thường trực Hội đồng nhân dân quận, huyện nhiệm kỳ 2016 -
2021.
- Cán bộ, công chức,
viên chức các cơ quan, đơn vị có liên quan đến hoạt động của Hội đồng nhân dân
thành phố.
4. Nội dung bồi dưỡng
Bồi dưỡng kiến thức và các kỹ năng như: Kỹ năng
giám sát và tiếp cận cử tri; kỹ năng giám sát quy hoạch, quy hoạch mạng lưới
giao thông; kỹ năng quản lý chính quyền địa phương; kỹ năng phân tích và xây dựng
chính sách; kỹ năng quản lý quy hoạch, đô thị và môi trường; kỹ năng lễ tân và
ngoại giao; kỹ năng quy hoạch công trình công cộng, an sinh xã hội; có cơ hội
phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh;… Ngoài ra trong quá trình bồi dưỡng có
kết hợp đi thực tế liên quan đến nội dung đang bồi dưỡng.
Tìm hiểu nền văn hóa của
nước bạn, giao lưu văn hóa với một số tổ chức Nghị viện, Nghị sĩ và người dân bản
địa của nước bạn; đồng thời, có thể giao lưu với 01 tổ chức phi chính phủ của
nước bạn để tìm hiểu cách thức viện trợ, tranh thủ kêu gọi viện trợ nguồn quỹ
thực hiện các dự án của thành phố, phục vụ đời sống cộng đồng.
5. Thời gian thực
hiện, số lượng học viên và các hoạt động của Đề án
a) Thời gian thực
hiện: Từ năm 2016 đến năm 2021.
b) Số lớp và học
viên
- Tổng số lớp: Dự kiến khoảng 05 lớp (thời gian
bồi dưỡng của mỗi lớp khoảng 02 tuần);
- Số lượng học viên/lớp: Khoảng 20 người/lớp
(không kể phiên dịch).
Tùy tình hình thực tế, Thường trực Hội đồng nhân
dân thành phố quyết định thời gian thực hiện, số lớp và số lượng học viên tham
dự bồi dưỡng hàng năm.
c) Các hoạt động của
Đề án
Từ năm 2016 đến năm
2021: Tùy tình hình thực tế, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố quyết
định các nội dung bồi dưỡng, thời gian thực hiện, số lớp, số lượng học viên
tham dự bồi dưỡng hàng năm và chỉ đạo đánh giá kết quả
thực hiện Đề án.
6. Kinh phí thực hiện
Đề án
a) Kinh phí bồi dưỡng
Dự kiến khoảng 17,5 tỷ
đồng, cụ thể:
Lớp 20 người (không kể
phiên dịch): 232.057 Nz/lớp/02 tuần. Tương đương: 3.498.956.540 đồng/lớp/năm.
Trong đó:
- Kinh phí chương
trình bồi dưỡng lớp học tại New Zealand 150.250 Nz, tương đương 2.265.469.500 đồng.
- Kinh phí đi lại của
lớp học (Việt Nam - Úc - New Zealand và ngược lại) 78.680 Nz, tương đương
1.233.487.000 đồng.
Tổng kinh phí tổ chức
của 05 năm (mỗi năm 01 lớp) = 232.057 NZD x 5 năm = 1.160.285 NZD (tương đương
17.494.777.230 đồng/05 lớp/05 năm).
Ghi chú: Kinh phí được quy đổi từ đồng NZD sang VNĐ được tạm tính tại
thời điểm ngày 08 tháng 5 năm 2016 (1 Nz = 15.078 đồng), chi phí này chỉ mới
tính học phí do Trường cung cấp vào tháng 5 năm 2016 và chế độ, chính sách của
học viên đi học theo quy định của pháp luật Việt Nam; chi phí này có thể thay đổi
tùy theo thời điểm thực tế.
b) Nguồn kinh phí
Chi từ nguồn ngân sách
thành phố (thực hiện chi theo quy định hiện hành).
7. Hiệu quả mang lại của Đề án
Qua thực hiện Đề án, sẽ bồi dưỡng các kiến thức,
nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, Thường trực Hội đồng nhân dân quận, huyện, cán bộ,
công chức, viên chức làm việc chủ động, chuyên nghiệp hơn, có khả năng hợp tác,
phát triển đối với lĩnh vực chuyên môn trong môi trường hợp tác quốc tế, khai
thác có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, kinh nghiệm làm
việc hiện đại; đồng thời, qua đó, quảng bá về hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam và quê hương, con người Cần Thơ với cộng đồng quốc tế,…
Nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm của đại biểu Hội
đồng nhân dân thành phố, Thường trực Hội đồng nhân
dân quận, huyện và cán bộ, công chức, viên chức của thành phố trong hoạt
động dân cử và các kỹ năng về quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, kỹ năng giao
tiếp tiếng Anh, kinh nghiệm trong việc lựa chọn, đánh giá đối tác theo định hướng,
nhu cầu của thành phố, gắn kết các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực đối ngoại,
đáp ứng được nhu cầu đặt ra trong tình hình và xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng
như hiện nay.
IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Văn phòng Hội đồng
nhân dân thành phố Cần Thơ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện khi Đề
án được thông qua như:
+ Thành lập Ban Điều
hành, quản lý Đề án (Kinh phí hoạt động của Ban Điều hành, quản lý Đề án nằm
trong nguồn kinh phí thực hiện Đề án).
+ Tổ chức Đoàn ký kết
chương trình, nội dung và địa điểm bồi dưỡng với Trường Đại học Victoria
Wellington, New Zealand.
+ Triển khai thực hiện
Đề án.
+ Tổ chức các khóa bồi
dưỡng ở nước ngoài (trên cơ sở tham mưu của Văn phòng Hội đồng nhân dân thành
phố, kết hợp đăng ký nhu cầu của các cơ quan, đơn vị và phê duyệt của Thường trực
Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ).
+ Theo dõi, kiểm tra
việc thực hiện Đề án, tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo việc thực hiện Đề án
theo yêu cầu của Thường trực Thành ủy Cần Thơ.
- Các cơ quan, đơn vị
và các cá nhân có liên quan tạo mọi điều kiện để Đề án thực hiện đạt kết quả tốt.
Trên đây là Đề án:
“Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức, viên chức và đại biểu
Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 của thành phố Cần Thơ”./.