Nghị quyết 39/NQ-HĐND năm 2019 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách tỉnh Đắk Nông năm 2020

Số hiệu 39/NQ-HĐND
Ngày ban hành 11/12/2019
Ngày có hiệu lực 11/12/2019
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Lê Diễn
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/NQ-HĐND

Đắk Nông, ngày 11 tháng 12 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN; THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH TỈNH NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
KHÓA III, KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm;

Căn cứ Quyết định số 1704/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2503/QĐ-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020;

Xét Báo cáo số 613/BC-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi năm 2019 và xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách tỉnh năm 2020 như sau:

1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 2.700.000 triệu đồng, chi tiết như Biểu số 16 kèm theo.

2. Tổng thu ngân sách địa phương là 7.228.327 triệu đồng, chi tiết như Biểu số 15 kèm theo.

3. Chi ngân sách địa phương năm 2020:

a) Thống nhất các nguyên tắc phân bổ chi ngân sách địa phương theo Báo cáo số 613/BC-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Tổng chi ngân sách địa phương là 7.253.700 triệu đồng, chi tiết như Biểu số 17 kèm theo.

4. Bội chi ngân sách địa phương là 25.373 triệu đồng. Vay lại từ nguồn Chính phủ vay nước ngoài về cho chính quyền địa phương vay lại 48.900 triệu đồng; trả nợ vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam vốn vay Chương trình Kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn 23.527 triệu đồng. Chi tiết như Biểu số 18 kèm theo.

5. Phương án phân bổ ngân sách tỉnh, chi tiết như các Biểu số 30, 32, 33, 34, 35, 37, 38, 39, 41, 42 kèm theo. Trong đó:

a) Chi cân đối ngân sách cấp tỉnh là 2.536.600 triệu đồng, gồm: Chi đầu tư phát triển 622.452 triệu đồng; Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay lại của Chính phủ 900 triệu đồng; Chi thường xuyên 1.739.870 triệu đồng; Dự phòng ngân sách 52.196 triệu đồng; Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 1.000 triệu đồng; Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương 120.181 triệu đồng.

b) Chi từ nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu là 1.281.401 triệu đồng.

c) Chi bổ sung cho ngân sách huyện, thị xã là 2.760.386 triệu đồng.

Điều 2. Các giải pháp thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2020

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện một số giải pháp thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2020, cụ thể như sau:

1. Tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, quyết tâm thu đạt và phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2020 được giao, đảm bảo tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm của giai đoạn 2016-2020 đạt trên 12%/năm. Trong đó:

a) Hoàn thành tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, thúc đẩy tăng trưởng, chú trọng các thế mạnh và tiềm năng của địa phương để khai thác nguồn thu mới, tạo nguồn thu bền vững.

b) Các Sở, ngành, chính quyền địa phương cần tập trung chỉ đạo sát sao các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, hải quan tăng cường công tác quản lý thu trên địa bàn; đặc biệt là các khoản thu lớn, khoản thu mới phát sinh, khoản thu cần sự phối hợp của nhiều ngành (như: các khoản thu từ đất...). Giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ thu đối với khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, thu khác ngân sách...

c) Cơ quan thuế cần tập trung vào các giải pháp quản lý thu, tăng thu như:

- Chống thất thu, chống chuyển giá; giám sát việc khai thuế phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, các khoản thu từ đất, thu từ kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh thương mại trên nền kỹ thuật số, chống gian lận thương mại, lợi dụng xuất xứ hàng hóa để tránh thuế, trốn thuế,....

[...]