Nghị quyết 37/NQ-HĐND năm 1993 về bổ sung một số chủ trương, biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt các đề án chuyên ngành đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 và thứ 10 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá IV do Tỉnh Bến Tre ban hành
Số hiệu | 37/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 01/11/1993 |
Ngày có hiệu lực | 27/10/1993 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bến Tre |
Người ký | Dương Văn Ẩn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/NQ-HĐND |
Bến Tre, ngày 01 tháng 11 năm 1993 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC BỔ SUNG MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO THỰC HIỆN TỐT CÁC ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH ĐÃ ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI KỲ HỌP THỨ 9 VÀ THỨ 10 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ IV
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Điều 120 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 18/4/1992;
Căn cứ Điều 21 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 11/7/1989;
Sau khi nghe Giám đốc, Thủ trưởng các ban ngành được sự uỷ nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các đề án, chương trình chuyên ngành đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 và thứ 10 HĐND tỉnh – khoá IV; nghe thuyết trình của Ban TK-XH và NS, Ban VH-XH HĐND tỉnh và ý kiến của Đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
I. Nhất trí với báo cáo kết quả thực hiện các đề án, chương trình chuyên ngành về công tác khuyến nông, sắp xếp ngành công nghiệp quốc doanh, sắp xếp ngành thương mại – du lịch, sắp xếp ngành giáo dục đào tạo, ngành y tế, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình và chương trình hành động vì trẻ em từ khi được HĐND tỉnh thông qua đến cuối tháng 9/1993.
1. Hội đồng nhân dân tỉnh biểu dương các ngành, các cấp đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức triển khai thực hiện các đề án. Chương trình đã được HĐND tỉnh thông qua và bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng kể:
- Về công tác khuyến nông: đã triển khai được 10 nội dung tiến bộ kỹ thuật như: sử dụng phần lân nung chảy trên đất phèn, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), giống lúa mới và bắp lai, thâm canh vườn dừa, cải tạo vườn tạp xây dựng mô hình chuyên canh nhãn, cam sành, phát triển heo nái sinh sản, nuôi tôm sú, tôm càng xanh … thông qua xây dựng điểm trình diễn và tập huấn kỹ thuật để phổ biến đại trà. Các kết quả này đã góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi của tỉnh.
- Về tổ chức sắp xếp ngành công nghiệp quốc doanh và thương mại – du lịch: Đã giải thể 57 xí nghiệp CN, 7 công ty thương nghiệp và tiến hành sát nhập 2 công ty của ngành TN và 17 đơn vị công nghiệp quốc doanh trong tỉnh, kết quả đã có 16 đơn vị ngành công nghiệp và 7 công ty ngành TM – DL được sắp xếp và thành lập lại theo Nghị định 388. Trên từng lĩnh vực khác nhau, các công ty, xí nghiệp được sắp xếp lại bước đầu hoạt động thích ứng với cơ chế thị trường, khai thác được nguồn hàng địa phương, tạo được nguồn hàng phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
- Về các đề án giáo dục – đào tạo, y tế, dân số KHHGĐ, chương trình hành động vì trẻ em: Những nội dung cơ bản của các đề án được triển khai thực hiện khá tốt:
* Mạng lưới cơ sở vật chất trường lớp trong toàn tỉnh từng bước được điều chỉnh, sắp xếp, xây mới (với tổng đầu tư trong 2 năm gần 20 tỷ đồng) theo hướng quy hoạch lâu dài; Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ đã được triển khai tận cơ sở: đội ngũ giáo viên được sắp xếp tương đối ổn định: chất lượng giáo dục có được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tăng, số lượng học sinh giỏi đạt vòng tỉnh, vòng toàn quốc tăng hơn năm học 1991 – 1992.
* Mạng lưới y tế được kiện toàn từ tỉnh đến tận cơ sở, chất lượng khám và điều trị từng bước được nâng cao; Đã bước đầu quản lý được hệ thống y dược tư nhân, ngăn chặn và kịp thời xử lý các trường hợp mua bán thuốc giả, đưa hệ thống sản xuất và lưu thông được chiếm lĩnh khắp các địa bàn trong tỉnh.
* Đã triển khai bộ máy quản lý công tác DS KHHGĐ đến tận cơ sở, (hơn 1/3 số xã, phường). Phối hợp các ngành, đoàn thể, các địa phương tổ chức tốt chương trình truyền thông dân số ở nhiều xã. Mạng lưới dịch dụ KHHGĐ được triển khai trên 132 xã và tiếp tục đầu tư mở rộng trêm 7 trung tâm có đầy đủ trang bị.
* Đã triển khai xây dựng bộ máy quản lý công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em từ tỉnh đến huyện, thị xã và cơ sở. Đặc biệt phối hợp với ngành, đoàn thể thực hiện bám sát 4 mục tiêu của chương trình: các hoạt động về tiêm chủng; cấp học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, vận động thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ; chương trình phòng chống suy dinh dưỡng; chăm sóc trẻ khuyết tật, mồ côi, bụi đời. Đặc biệt, phối hợp với Ban Quản lý chương trình viện trợ đã lập được một số dự án tranh thủ các tổ chức phi Chính phủ tài trợ cho một số chương trình phục vụ cho trẻ em.
Các kết quả trên cho thấy việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội theo đề án chuyên ngành là cách làm đúng đắn và cần phát huy.
2. Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc triển khai thực hiện các đề án, chương trình chuyên ngành còn tồn tại một số mặt sau:
- Việc tổng hợp đề án khuyến nông chưa toàn diện, chỉ tập trung nhiều cho sản xuất cây lúa; công tác khuyến ngư chưa được đầu tư thích đáng để phát triển mạnh kinh tế biển; khả năng vốn và CB khuyến nông chưa đáp ứng được yêu cầu; việc sử dụng vốn khuyến nông cho vay hỗ trợ nông dân nghèo sản xuất là chưa phù hợp.
- Việc xử lý tồn đọng của các đơn vị giải thể chưa ráo rẽ, còn kéo dài. Việc củng cố và định hướng phát triển các doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, hiệu quả hoạt động chưa cao. Ở một số đơn vị trình độ đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Trang thiết bị, công nghệ sản xuất của các xí nghiệp quốc doanh đã lạc hậu, hư hỏng nhiều và chậm được đổi mới. Vốn cho sản xuất của các XNQD còn hạn chế.
- Đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa đồng bộ. Vấn đề phổ cập giáo dục tiểu học có triển khai nhưng chưa rộng khắp. Nhiều địa phương chưa thực hiện tốt việc huy động hoc sinh 6 tuổi vào lớp 1 và chưa có biện pháp tích cực chống học sinh bỏ học và xoá mù chữ. Việc xây dựng cơ sở trường lớp có nơi, có lúc chưa bảo đảm chất lượng, việc quản lý cơ sở vật chất chưa tốt, xuống cấp nhanh, mất mát, hư hỏng.
- Việc quản lý điều hành y tế ở cơ sở chưa tốt. Việc quản lý y tế tư nhân còn lỏng lẻo và sơ hở dẫn đến một số trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Việc truyền thông dân số, bảo vệ chăm sóc trẻ em có tập trung ở một số xã điểm, một số chương trình, nhưng trên diện rộng còn nhiều xã chưa xây dựng bộ máy, chưa đi vào chiều sâu, chỉ tiêu tiêm chủng đạt thấp và chưa thành nề nếp thường xuyên.
3. Nhằm thúc đẩy việc thực hiện tốt các đề án, chương trình chuyên ngành, HĐND tỉnh lưu ý UBND tỉnh trong chỉ đạo điều hành cần tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau đây:
- Về công tác khuyến nông:
* Có quyết định chính thức về tổ chức chương trình khuyến nông để việc chỉ đạo và phối hợp thực hiện chương trình giữa Sở Nông – Lâm với các ngành chức năng được đồng bộ, toàn diện hơn.
* Tăng cường đầu tư vốn và tập trung cho việc xây dựng điểm trình diễn tiến bộ kỹ thuật mới kết hợp tập huấn kỹ thuật, đào tạo nhiều kỹ thuật viên ở cơ sở và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
* Chú trọng công tác khuyến nông cho con tôm, cây ăn quả, cây màu, cây mía, gia súc, gia cầm, sơ chế và cơ khí nông thôn.
- Về việc sắp xếp ngành CNQD và thương mại – du lịch: