Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Nghị quyết số 36/2000/NQ-QH10 về việc phê chuẩn Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Quốc Hội ban hành.

Số hiệu 36/2000/NQ-QH10
Ngày ban hành 09/06/2000
Ngày có hiệu lực 09/06/2000
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Quốc hội
Người ký Nông Đức Mạnh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

QUỐC HỘI
 *******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 *******

 Số: 36/2000/NQ-QH10

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2000

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN GIỮA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA.

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Theo đề nghị của Chủ tịch nước, Sau khi xem xét báo cáo của Chính phủ, báo cáo của Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,

QUYẾT NGHỊ:

1. Phê chuẩn Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định quyết tâm cùng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xây dựng đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành đường biên giới hòa bình, ổn định và bền vững mãi mãi, góp phần giữ gìn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình.

3. Giao Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền triển khai sớm các việc làm cần thiết để ký kết Nghị định thư phân giới, cắm mốc và xác định bản đồ chi tiết; bố trí ngân sách thực hiện Hiệp ước; sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành liên quan tới quản lý đường biên giới; địa giới hành chính, sớm ổn định đời sống của nhân dân ở khu vực biên giới; cùng các cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nghiêm chỉnh thực hiện Hiệp ước và xử lý đúng đắn, kịp thời những vấn đề phát sinh.

Chính phủ tiến hành thủ tục đôi ngoại về phê chuẩn Hiệp ước và thông báo, hướng dẫn các cơ quan hữu quan thi hành Hiệp ước này.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000./.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI  





Nông Đức Mạnh

 

HIỆP ƯỚC

BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN GIỮA NƯỚC CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM VÀ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi là "hai Bên ký kết"); nhằm giữ gìn và phát triển mọi quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc; với lòng mong muốn xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và bền vững mãi mãi giữa hai nước; trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình; trên tinh thần thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau và hiệp thương hữu nghị;

Đã quyết định ký kết Hiệp ước này và thỏa thuận các điều khoản sau:

Điều I. Hai Bên ký kết lấy các Công ước lịch sử về biên giới hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc làm cơ sở, căn cứ vào các nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận cũng như các thỏa thuận đạt được trong quá trình đàm phán về vấn đề biên giới Việt - Trung, đã giải quyết một cách công bằng, hợp lý vấn đề biên giới và xác định lại đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.

Điều II. Hai Bên ký kết đồng ý hướng đi của đường biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được xác định từ Tây sang Đông như sau:

Giới điểm số 1 ở điểm có độ cao 1875 của núi Khoan La San (Thập Tầng Đại Sơn), điểm này cách điểm có độ cao 1439 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,30 km về phía Tây - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1691 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,70 km về phía Tây - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1203 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,00 km về phía Nam.

Từ giới điểm số 1, đương biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu sông Nậm Mo Phí và sông Nậm Sa Ho đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu sông Chỉnh Khang đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Bắc - Đông Bắc chuyển Đông, qua các điểm có độ cao 1089, 1275, 1486 đến điểm có độ cao 1615, sau đó tiếp tục theo đường phân thủy kể trên, hướng chung là hướng Bắc chuyển Đông Bắc, qua điểm có độ cao 1221 đến điểm có độ cao 1248, tiếp đó theo sống núi, hướng Đông Nam

đến điểm có độ cao 1248, rồi theo sống núi nhỏ, hướng Đông Bắc đến giới điểm số 2. Giới điểm này ở giữa sông Nậm Nạp (Tháp Nọn), cách điểm có độ cao 1369 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,70 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 1367 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,87 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1256 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,80 km về phía Đông - Đông Nam.

Từ giới điểm số 2, đường biên giới xuôi theo sông Nậm Nạp (Tháp Nọa), hướng Bắc chuyển Đông Bắc đến hợp lưu sông này với sông Tả Ló Phi Ma (Nam Mã), sau đó tiếp tục xuôi theo sông, hướng Bắc đến hợp lưu của nó với sông Đà (Lý Tiên), rồi xuôi sông Đà (Lý Tiên), hướng Đông đến hợp lưu sông này với sông Nậm Là (Tiểu Hắc), tiếp đó ngược sông Nậm Là (Tiểu Hắc) đến giới điểm số 3. Giới điểm này ở hợp lưu sông Nậm Là (Tiểu Hắc) với suối Nậm Na Pi, cách điểm có độ cao 978 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,87 km về phía Tây - Tây Nam, cách điểm có độ cao 620 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,50 km về phía Bắc - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1387 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 4,40 km về phía Đông - Đông Bắc.

Từ giới điểm số 3, đường biên giới rời sông bắt vào sống núi, hướng Tây Bắc đến điểm có độ cao 1933, sau đó theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu các suối Là Pơ, Là Si, á Hu, Nậm Sau, Nậm Khô Ma, Nậm Hà Xi, Nậm Hà Nê, Nậm Xí Lùng, Nậm Hạ, Nậm Nghe, Nậm Dền Tháng, Nậm Pảng đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu các sông Che Dong, Ha Luo Luo Ba, Da Tou Luo Ba, Mo Wu Luo Ba, Na Bang, Ge Jie, Da Luo, Nan Bu, Giao Beng Bang, Giao Cai Ping, Nan Yan, Jin Chui đổ vào lãnh thổ trung Quốc, hướng chung Đông Bắc chuyển Đông Nam rồi chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1690, 1975, 1902, 2121, 2254, 2816, 1831, 3074, 2635, 2199, 2133, 2002, 1800 đến điểm có độ cao 1519, sau đó theo sống núi, hướng chung là

hướng Đông đến chỏm núi không tên, rồi theo sống núi nhỏ, hướng Đông đến giới điểm số 4. Giới điểm này ở giữa suối Nậm Lé (Cách Giới), cách điểm có độ cao 1451 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,05 km về phía Bắc - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 845 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,90 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 1318 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,62 km về phía Tây Nam.

Từ giới điểm số 4, đường biên giới xuôi theo suối Nậm Lé (Cách Giới), hướng chung Đông Bắc chuyển Tây Bắc đến hợp lưu suối này với sông Nậm Na, sau đó xuôi sông Nậm Na, hướng Đông Nam chuyển Đông đến hợp lưu sông này với sông Nậm Cúm (Đằng Điều), rồi ngược sông Nậm Cúm (Đằng Điều), hướng chung Đông Bắc đến đầu nguồn suối Phin Ho (Đằng Điều), rồi theo một khe nhỏ, hướng chung Đông - Đông Bắc đến giới điểm số 5. Giới điểm này ở điểm gặp nhau giữa khe kể trên với sống núi, cách điểm có độ cao 2283 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,62 km về phía Đông - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 2392 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,45 km về phía Nam - Đông Nam, cách điểm có độ cao 2361 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,50 km về phía Tây.

Từ giới điểm số 5, đường biên giới theo sống núi, hướng Nam đến điểm có độ cao 2413, sau đó theo đường phân thủy giữa các suối Tả Ao Hồ, Thèn Thẻo Hồ, Panh Hồ, Nậm Nùng, Nậm Lon trong lãnh thổ Việt Nam và các sông San Cha, Tai Yang Zhai, Man Jiang, Wu Tai, Shi Dong, Ping, Zhong Liang và Cha trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Nam, qua các điểm có độ cao 2468, 3018, 2539, 2790 đến giới điểm số 6.

Giới điểm này ở điểm có độ cao 2836, cách điểm có độ cao 2881 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,40 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 2581 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,00 km về phía Đông - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 2510 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 3,05 km về phía Nam - Tây Nam.

Từ giới điểm số 6, đường biên giới theo sống núi, hướng Tây Nam đến một điểm gần yên ngựa phía Đông Bắc điểm có độ cao 2546 trong lãnh thổ Việt Nam, sau đó theo khe, hướng Đông Nam đến đầu nguồn suôn Lũng Pô (Hồng Nham), rồi xuôi theo suối Lũng Pô (Hồng Nham) và hạ lưu của nó, hướng chung Đông Bắc đến hợp lưu suôn này với sông Hồng, từ đó đường biên giới xuôi sông Hồng, hướng Đông Nam đến hợp lưu sông Hồng với sông Nậm Thi (Nam Khê), tiếp đó ngược sông Nậm Thi (Nam Khê), hướng chung Đông Bắc đến hợp lưu sông Nậm Thi (Nam Khê) với sông Bá Kết (Bá Cát), rồi ngược sông Bá Kết (Bát Tự), hướng chung là hướng Bắc đến hợp lưu sông này với một nhánh suối không tên, sau đó ngược nhánh suối không tên đó, hướng Bắc đến giới điểm số 7. Giới điểm này ở giữa nhánh suối không tên nói trên, cách điểm có độ cao 614 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,00 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 595 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,20 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 463 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,65 km về phía Đông.

[...]