HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
35/2011/NQ-HĐND
|
Lai
Châu, ngày 09 tháng 12 năm 2011
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH LAI
CHÂU GIAI ĐOẠN 2011-2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật
tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ban hành năm 2003;
Căn cứ Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004;
Căn cứ Nghị
định 92/2006/NĐ - CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị
định số 04/2008/NĐ - CP, ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội;
Sau khi xem
xét Tờ trình số 1482/TTr - UBND ngày 15 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Lai
Châu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lai Châu giai đoạn
2011 - 2020;
Báo cáo thẩm
tra của Ban Văn hoá - Xã hội và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh
Lai Châu giai đoạn 2011-2020 với những nội dung chủ yếu như sau:
I. Quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực
1. Quan điểm
phát triển
Phát triển nhân
lực Lai Châu dựa trên 3 quan điểm sau:
1.1. Phát triển
nhân lực trước hết và quan trọng nhất phải gắn với nhu cầu về nhân lực của tỉnh,
phải đảm bảo tính hài hòa, hợp lý về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành,
lĩnh vực, địa phương.
1.2. Phát triển,
đào tạo nhân lực tỉnh là nhiệm vụ vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa có tính
thường xuyên, liên tục; bảo đảm đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, lực lượng lao động trong các ngành, các lĩnh
vực.
1.3. Phát
triển nhân lực tỉnh phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh và quy hoạch phát triển nhân lực cả nước.
2. Mục tiêu
phát triển
2.1. Mục tiêu tổng
quát
- Phát triển
nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cả 3 yếu tố cơ bản: sức khỏe,
kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và có cơ cấu hợp lý theo nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh, có đủ năng lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đưa Lai
Châu thoát ra khỏi một tỉnh nghèo, kém phát triển, không ngừng nâng cao
năng lực cạnh tranh và vị thế của tỉnh trong nền kinh tế vùng Trung du miền núi
phía bắc, của cả nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng;
- Hình thành
đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, hướng tới đạt tiêu chuẩn chất lượng
quốc gia, phát triển toàn diện về sức khỏe, trí tuệ, năng lực và đạo đức, khả
năng thích nghi và hội nhập vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
và hội nhập quốc tế.
- Xây dựng bộ
phận nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực quản lý (quản lý nhà nước, quản
lý xã hội, quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh), khoa học - công nghệ, giáo
dục - đào tạo, y tế và văn hoá có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nhanh, bền
vững của tỉnh trong thời kỳ đến năm 2020, nâng cao vai trò, vị thế, tiềm lực và
năng lực cạnh tranh của tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía bắc.
2.2. Mục tiêu cụ
thể
Đến năm 2015:
- Tỷ lệ lao động
qua đào tạo, tập huấn đạt trên 40%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo theo
ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 27%; công nghiệp - xây dựng đạt 62%; dịch
vụ đạt 71%.
- Cơ cấu nhân lực
theo trình độ: Đào tạo nghề 73,1%; trung cấp chuyên nghiệp 12,2%, cao đẳng 6,5%,
đại học 8%, trên đại học 0,2%
- Cơ cấu lao động
theo ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 68%; công nghiệp - xây dựng chiếm
11,5% và Dịch vụ chiếm: 20,5%.
- Đạt chuẩn quốc
gia về phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi. Huy động trên 99% trẻ 6 tuổi vào lớp 1;
trên 96% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; trên 75% học sinh
tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT.
Tỷ lệ học sinh
hoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 99%; tốt nghiệp THCS đạt trên 98%; tốt
nghiệp THPT đạt từ 95% trở lên; tốt nghiệp bổ túc THPT đạt trên 70%; tỷ lệ lao
động không biết chữ giảm còn 23%.
- Cán bộ, công
chức hành chính: 100% được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định. Trong đó 0,9 %
có trình độ trên đại học; 85% có trình độ đại học; 70% - 80% thực hiện chế độ bồi
dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm theo ngành, chức danh quy định. Viên chức sự
nghiệp: 0,9% có trình độ trên đại học, 50% có trình độ chuyên môn đại học, 36%
có trình độ cao đẳng, trung cấp; 80 - 90% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức
hàng năm.
- Cán bộ, công
chức xã: 100% có trình độ văn hóa từ THCS trở lên, trong đó 50% có trình độ văn
hóa THPT; 85% có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, 10% có trình độ đại
học; 100% được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị
trí công việc.
- Giai đoạn
2011 - 2015 đào tạo mới khoảng 36.355 người, trong đó đào tạo khoảng 160 người
có trình độ trên đại học (5 - 8 tiến sỹ) và đào tạo lại/bồi dưỡng 1.936 người.
Đến năm 2020:
- Tỷ lệ lao động
qua đào tạo, tập huấn đạt trên 50%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo theo
ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 36%; công nghiệp - xây dựng đạt 65%; dịch
vụ đạt 73%.
- Cơ cấu lao động
theo ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 57,9%; công nghiệp - xây dựng
chiếm 18% và Dịch vụ chiếm: 24,1%.
- Cơ cấu nhân lực
theo trình độ: Đào tạo nghề 75,4%; trung cấp chuyên nghiệp 9,7%, cao đẳng 6,1
%, đại học 8,5%, trên đại học 0,3%.
- Duy trì đạt
chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Huy động 99,9% trẻ 6 tuổi vào lớp
1; trên 99% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; trên 80% học
sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT.
Tỷ lệ học sinh
hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,9%; tốt nghiệp THCS đạt trên 99%; tốt
nghiệp THPT đạt 98% trở lên; tốt nghiệp Bổ túc THPT đạt từ 80% trở lên; tỷ lệ
lao động không biết chữ giảm còn 16%.
- Cán bộ, công
chức hành chính: 100% được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định. Trong đó: 1,8%
có trình độ trên đại học, 90% có trình độ đại học; 80% - 90% thực hiện chế độ bồi
dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm theo ngành, chức danh quy định. Viên chức sự
nghiệp: 1,8% có trình độ trên đại học, 75% có trình độ đại học, 11,2% có trình
độ cao đẳng, trung cấp; 90 - 95% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức hàng năm.
- Cán bộ, công
chức xã: 100% có trình độ văn hóa từ THCS trở lên, trong đó 70% có trình độ văn
hóa THPT; trên 90% có trình độ trung cấp trở lên, 20% có trình đại học; 100%
cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành
theo vị trí công việc.
- Giai đoạn
2016 - 2020 đào tạo mới khoảng 40.748 người, trong đó khoảng 230 người có trình
độ trên đại học (15 - 20 tiến sỹ) và đào tạo lại/bồi dưỡng 4.626 người.
Xây dựng và
hoàn thiện cơ sở đào tạo:
Giai đoạn 2011
- 2020: Xây dựng đề án nâng cấp Trường Cao đẳng cộng đồng thành trường Đại học
cộng đồng, Trường Trung cấp nghề thành Trường cao đẳng nghề, Trường đào tạo cán
bộ y tế thành Trường trung cấp y; hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của
Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ việc làm Hội Nông dân tỉnh, Trung tâm dạy nghề cấp
huyện.
II. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển nhân lực
1. Nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực.
Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho mọi người hiểu rõ về
phát triển nhân lực và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lao động, việc
làm, giáo dục, đào tạo… Việc phát triển nhân lực cần xác định là một trong những
nội dung, nhiệm vụ chủ yếu trong công tác chỉ đạo điều hành của các cấp, các
ngành.
2. Đổi mới quản
lý Nhà nước về phát triển nhân lực, hoàn thiện bộ máy và đổi mới phương pháp quản
lý; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý phát triển nhân lực.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nhân lực; xây dựng
mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở
đào tạo.
3. Nâng cao chất
lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; phát triển giáo dục toàn diện để
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; tạo bước chuyển cơ bản
về chất lượng giáo dục theo hướng phục vụ thiết thực sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
Củng cố và hoàn
thiện hệ thống cơ sở đào tạo; tích cực đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ
giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nhân lực. Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo
và dạy nghề, đa dạng hóa các hình thức đào tạo.
4. Mở rộng,
tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực; tập trung mọi nguồn lực
ưu tiên cho công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực của tỉnh. Tổng nhu cầu
vốn giai đoạn 2011- 2020 khoảng 2.450 tỷ đồng trong đó vốn đào tạo nhân lực 950
tỷ đồng, vốn đầu tư các cơ sở đào tạo 1.500 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương chi
khoảng 75%, vốn dân cư 11%, còn lại là các nguồn huy động khác 14%).
5. Thực hiện
chính sách ưu tiên phát triển nhân lực các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa;
lồng ghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện tốt công
tác tạo việc làm, xuất khẩu lao động. Chú trọng phát triển đội ngũ giáo
viên, đội ngũ thầy thuốc là người dân tộc; phát triển, xây dựng đội ngũ
cán bộ trong hệ thống chính trị là người dân tộc; phát triển dạy
nghề cho thanh niên dân tộc.
6. Thực hiện
chính sách xã hội hoá phát triển nhân lực. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến
khích các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư phát
triển nhân lực.
7. Tăng cường
thông tin về đào tạo, sử dụng nhân lực; đầu tư nâng cao năng lực hoạt động của
Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin
thị trường lao động, kết nối với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
Điều 2. Giao Ủy
ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
Giao Thường trực
Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị
quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua.
Nghị quyết
này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XIII, kỳ họp thứ ba thông qua
ngày 09 tháng 12 năm 2011./.