Quyết định 1190/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020

Số hiệu 1190/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/05/2012
Ngày có hiệu lực 16/05/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Nguyễn Chiến Thắng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1190/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 16 tháng 05 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020; dự thảo Báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 22/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa V, kỳ họp thứ 2 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015;

Theo nội dung Thông báo số 2051/TB-VPUBND ngày 23/12/2011 về kết luận của UBND tỉnh tại cuộc họp báo cáo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020; và đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020 với những nội dung sau:

I. Quan điểm và mục tiêu phát triển

1. Quan điểm

a) Phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa ngang tầm các địa phương có phát triển công nghiệp lớn trong cả nước (Đà Nẵng, Bình Dương…) để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Khánh Hòa trong giai đoạn mới;

b) Đáp ứng đủ nhân lực về số lượng và chất lượng các ngành nghề là thế mạnh theo cơ cấu kinh tế cũng như năng lực để nhanh chóng thích ứng với nhu cầu phát triển của Khánh Hòa để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển đào tạo nhân lực dựa trên cơ cấu ngành nghề đa dạng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

c) Gắn kết hoạt động đào tạo và sử dụng nhân lực trong ngành, lĩnh vực. Thống nhất quan điểm dựa trên nguyên tắc quy mô, chất lượng đào tạo nhân lực phải do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương quyết định; gắn kết đào tạo với nhu cầu xã hội;

d) Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế nhằm đào tạo, thu hút các nguồn lực và trí lực đầu tư phát triển nhân lực của tỉnh;

e) Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đồng thời phát huy vai trò của xã hội trong việc phát triển nhân lực thông qua quy hoạch, quản lý và thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, hợp tác trong và ngoài nước.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020 cơ bản giải quyết đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và cơ cấu trình độ, ngành nghề phục vụ yêu cầu phát triển của Khánh Hòa và hỗ trợ đào tạo cho các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; phấn đấu đạt trình độ tiên tiến tương đương một số địa phương lớn và tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu vực; khẳng định nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững Khánh Hòa. Xây dựng Khánh Hòa từng bước trở thành Trung tâm đào tạo nhân lực của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đáp ứng tiêu chuẩn về nguồn nhân lực cho tỉnh Khánh Hòa để có thể trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Xây dựng đội ngũ nhân lực có sức khỏe tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có năng lực tự học cao, năng động, chủ động, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng làm việc trong môi trường hội nhập, có khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đảm bảo cơ bản nhân lực về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 613.000 lao động làm việc; trong đó 62% lao động làm việc được đào tạo. Trong số lao động được đào tạo này có 72% lao động có trình độ đào tạo nghề chuyên môn (nghề ngắn hạn, sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề); 18% có trình độ trung cấp, cao đẳng; 10% có trình độ đại học và sau đại học. Tương ứng đến năm 2020 có khoảng 670.000 lao động làm việc trong đó có 77% lao động được đào tạo; trong số này có 75% lao động được đào tạo có trình độ đào tạo nghề chuyên môn, 15% lao động được đào tạo có trình độ trung cấp, cao đẳng; 10% lao động được đào tạo có trình độ đại học và sau đại học đáp ứng yêu cầu công việc.

- Nhân lực Đảng, đoàn thể: Đến năm 2015 đạt khoảng 85% và năm 2020 đạt khoảng 95% cán bộ làm công tác chuyên môn có trình độ đại học và có trình độ nghiệp vụ Đảng, Đoàn thể đảm bảo khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

- Nhân lực Quản lý hành chính: Đến năm 2015 đạt khoảng 95% và đến năm 2020 đạt khoảng 97% cán bộ làm nghiệp vụ chuyên môn có trình độ đại học trở lên, có trình độ nghiệp vụ hành chính đủ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ngày càng cao.

Đối với nhân lực cấp xã: phấn đấu đến năm 2015 có 85% cán bộ công chức đạt chuẩn và đến năm 2020 tất cả cán bộ được chuẩn hóa.

- Nhân lực sự nghiệp: Đến năm 2015 phải đạt ít nhất 80% viên chức chuyên môn có trình độ đại học chuyên ngành và đến năm 2020 đạt 95%; đặc biệt chú ý đến các biện pháp thu hút cán bộ đầu ngành.

- Nhân lực lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Đến năm 2015 đạt khoảng 10% lao động có trình độ cao đẳng nghề, 20% lao động có trình độ trung cấp nghề và đến năm 2020 đạt khoảng 15% lao động có trình độ cao đẳng nghề, 30% lao động có trình độ trung cấp nghề. Thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về Tỉnh công tác trong các lĩnh vực này.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ