HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
52/2009/NQ-HĐND
|
Bắc Kạn, ngày 15 tháng 12 năm 2009
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2009-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
KHOÁ VII, KỲ HỌP THỨ 13
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo
vệ phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật
ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Sau khi xem
xét Tờ trình số: 77/TTr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Bắc Kạn về việc đề nghị thông qua Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020, Báo cáo thẩm tra số:
50/BC-BKT&NS ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng
nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành về mục tiêu, nội dung Quy hoạch bảo vệ và phát triển
rừng giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến năm 2020.
1. Mục
tiêu
a) Mục tiêu kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng
giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp trên 8%/năm.
+ Huy động các thành
phần kinh tế tham gia trồng rừng mới tập trung (đối tượng là đất trống, đồi núi
trọc), cụ thể là:
Giai đoạn 2009 -
2010 bình quân hàng năm trồng 5.000 ha.
Giai đoạn 2011 -
2015 bình quân hàng năm trồng 7.000 ha.
+ Huy động các thành
phần kinh tế tham gia trồng rừng lại (đối tượng là diện tích cải tạo rừng tự
nhiên nghèo kiệt và đất rừng sau khai thác trắng), cụ thể là:
Giai đoạn 2011 -
2015 bình quân hàng năm trồng 5.000 ha.
+ Xây dựng các
vùng nguyên liệu ổn định và tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến ván MDF,
ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng như gỗ xây dựng, gỗ gia dụng
các loại.
Giai đoạn 2009 -
2010 bình quân hàng năm cung cấp 100.000 m3.
Giai đoạn 2011 -
2015 bình quân hàng năm cung cấp 300.000m3 - 500.000 m3.
Giai đoạn 2016 -
2020 bình quân hàng năm cung cấp trên 500.000 m3.
b) Mục tiêu xã hội và an ninh quốc phòng
+ Phấn đấu đến
năm 2015 đưa phần lớn người dân vào kinh doanh nghề rừng. Giải quyết việc làm ổn
định cho trên 18.000 lao động đang thiếu việc làm, đào tạo nguồn nhân lực tại
chỗ đặc biệt là các dân tộc ít người.
+ Hoàn thành
giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và
cộng đông dân cư trước năm 2012.
+ Góp phần trở
thành hậu cứ an ninh quốc phòng trong tỉnh.
c) Mục tiêu môi trường
Tạo rừng mới bằng
các biện pháp trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, bảo vệ diện tích rừng
hiện có nhằm nâng cao độ che phủ của rừng từ 54,98% ở năm 2007 lên 58% vào năm
2010 và lên 65 % vào năm 2015 và ổn định đến năm 2020.
2. Nội
dung:
a) Bảo vệ rừng
Bảo vệ toàn bộ diện
tích rừng hiện có, diện tích khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, diện tích trồng rừng
mới, diện tích trồng rừng lại sau khai thác thành rừng.
- Giai đoạn 2009-2015: 56.340 ha.
+ Rừng tự nhiên:
44.820 ha.
+ Rừng trồng:
11.520 ha.
- Giai đoạn 2016-2020: 27.600 ha.
+ Rừng tự nhiên:
22.410 ha.
+ Rừng trồng:
5.190 ha.
b) Phát triển rừng
- Khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung, giai đoạn 2009-2015:
7.000 ha, trong đó: rừng đặc dụng 800 ha; rừng phòng hộ 6.200 ha.
- Khoanh nuôi phục hồi rừng, giai đoạn 2009-2015: 22.812 ha,
trong đó: rừng đặc dụng 2.611 ha; rừng phòng hộ 20.201 ha.
- Trồng rừng tập trung: 100.740 ha.
+ Trồng rừng trên
đất chưa có rừng: 48.800 ha, gồm: rừng phòng hộ 4.040 ha; rừng sản xuất 44.740
ha.
+ Trồng cây lâm sản
ngoài gỗ và cây đặc sản: 13.600 ha.
+ Trồng rừng theo
cơ chể phát triển sạch CDM: 6.000 ha.
+ Trồng rừng trên
đối tượng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc rừng sản xuất: 32.340 ha.
- Trồng cây phân tán: khoảng 6 triệu cây.
- Xây dựng vườn ươm: 15 vườn.
- Xây dựng rừng giống, vườn giống: 50 ha.
- Xây dựng trạm quản lý, bảo vệ rừng: 12 trạm.
- Xây dựng chòi canh lửa: 21 chòi.
- Xây dựng biển báo các loại: 300 biển.
- Xây dựng đường phục vụ trồng rừng: 307 km.
- Xây dựng đường ranh cản lửa: 671 km.
3. Khai
thác sử dụng lâm sản
- Khai thác rừng gỗ tự nhiên: sản lượng bình quân đạt 45.000
m3/năm.
- Khai thác gỗ rừng trồng: sản lượng 3.668.800 m3.
+ Giai đoạn
2009-2010: khai thác bình quân 56.400 m3 gỗ/năm.
+ Giai đoạn
2011-2015: khai thác bình quân 256.200 m3 gỗ/năm.
+ Giai đoạn
2016-2020: khai thác bình quân 455.000 m3 gỗ/nămẽ
4. Chế
biến lâm sản
Quy hoạch xây dựng
nhà máy chế biến lâm sản và các cơ sở chế biến vệ tinh sản xuất các mặt hàng đồ
mộc gia dụng, vật liệu xây dựng và đồ gỗ mỹ nghệ ở 2 khu vực sau:
- Khu vực phía nam của tỉnh, bao gồm các huyện: Chợ Mới, Na
Rì, Bạch Thông, Chợ Đồn và thị xã Bắc Kạn. Trong đó khu công nghiệp Thanh Bình
là trung tâm, tập trung chủ yếu sản xuất ván MDF, ván ghép thanh và đầu tư xây
dựng các cơ sở chế biến hàng thủ công mỹ nghệ như đồ mộc cao cấp, hàng mây tre
đan xuất khẩu, bào chế dược liệu,...
- Khu vực phía bắc của tỉnh, bao gồm các huyện: Pác Nặm, Ba
Be và Ngân Sơn. Trong đó thị trấn Nà Phặc thuộc huyện Ngân Sơn hoặc các vùng
lân cận là trung tâm, tập trung sản xuất ván MDF, HDF, ván ghép thanh và chế biến
lâm sản ngoài gỗ.
5.
Khái toán và vốn đầu tư
Tổng kinh phí thực
hiện nội dung Quy hoạch dự kiến: 1.407.462.870.000, đồng. Trong đó:
- Vốn ngân sách: 287.656.930.000 đồng (chiếm 20,4%).
- Vốn tự có của dân: 285.416.340.000 đồng (chiếm 20,3%).
- Vốn vay và liên doanh: 834.389.600.000 đồng (chiếm 59,3%)
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồhg
nhân dân tỉnh thông qua.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phê duyệt Dự án
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm
2020 và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án Quy hoạch.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng
nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
và Đại biếu hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này được
Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn khoá VII, kỳ hợp thứ 13 thông qua ngày 10 tháng
12 năm 2009./.
Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng QH, VPCTN, VPCP;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- TT Tỉnh ủy. HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQ và các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh;
- TT huyện (thị) uỷ, HĐND, UBND,
UBMTQ các huyện, thị xã;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- LĐVP;
- Phòng Công tác ĐBQH, HĐND;
- Lưu hồ sơ, VT
|
CHỦ
TỊCH
Dương Đình Hân
|