HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH
PHÚ YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 304/NQ-HĐND
|
Phú Yên, ngày
09 tháng 12 năm
2020
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG, PHƯƠNG
ÁN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NĂM 2021
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
KHÓA VII,
KỲ HỌP THỨ 20
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23
tháng 3 năm 2017 của
Chính phủ ban hành
Quy chế lập, thẩm tra,
quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư
công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách
nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn
quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;
Căn cứ Quyết định số 1950/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 11 năm 2020
của Thủ tướng Chính phủ về giao
dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Quyết định số 2041/QĐ-BTC ngày 03
tháng 12 năm 2020
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm
2021;
Xét Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh
số 256/BC-UBND, ngày
27 tháng 11 năm 2020
về tình hình ước
thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020, dự toán thu ngân sách
nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách
cấp tỉnh năm 2021; Báo cáo số 252/BC-UBND, ngày 27 tháng 11 năm 2020
về tình hình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản năm 2020 và kế hoạch năm 2021 nguồn
vốn ngân sách nhà
nước; Báo cáo thẩm tra của Ban
Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tổng số thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn và tổng số thu, chi ngân sách địa phương tỉnh
Phú Yên năm 2021
1. Tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn: 8.635.000 triệu đồng (Tám nghìn sáu trăm ba mươi lăm tỷ đồng);
2. Tổng số thu ngân sách địa phương:
12.573.260 triệu đồng (Mười hai nghìn
năm trăm bảy mươi ba tỷ, hai trăm sáu mươi triệu đồng);
3. Tổng số chi ngân sách địa phương:
12.673.760 triệu đồng (Mười hai nghìn sáu trăm bảy mươi ba tỷ, bảy trăm sáu
mươi triệu đồng).
4. Bội chi ngân sách địa phương: 100.500
triệu đồng (Một trăm tỷ, năm trăm triệu đồng).
(Đính kèm các Phụ
lục 01, 02, 03 và 04)
Điều 2. Phân bổ ngân
sách cấp tỉnh năm 2021
1. Tổng số thu ngân sách cấp tỉnh:
10.243.455 triệu đồng (Mười nghìn hai trăm bốn mươi ba tỷ, bốn
trăm năm mươi lăm triệu đồng);
2. Tổng số chi ngân sách cấp tỉnh:
10.343.955 triệu đồng (Mười nghìn ba trăm bốn mươi ba tỷ,
chín trăm năm mươi lăm triệu đồng);
Bao gồm:
a) Phân bổ cho các sở, ngành, đơn vị khối
tỉnh (bao gồm cả số dành nguồn hoàn
trả các nguồn ngân sách đã tạm mượn cân đối xử lý bù hụt tiền sử đụng đất trong
điều hành chi năm 2020): 5.628.559 triệu đồng.
b) Chi trả lãi vay của ngân sách địa
phương: 400 triệu đồng.
c) Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính: 1.000
triệu đồng.
d) Dự phòng ngân sách cấp tỉnh: 142.664
triệu đồng.
đ) Chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền
lương từ 70% phấn đấu tăng dự toán thu ngân sách địa phương (phân ngân sách tỉnh
đảm bảo) theo quy định: 208.198 triệu
đồng.
e) Các khoản chi ngân sách cấp tỉnh chưa
phân bổ: 73.300 triệu đồng, gồm:
- Chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp
tỉnh: 25.000 triệu đồng.
- Chi thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh:
48.300 triệu đồng.
g) Bổ sung ngân sách cho các huyện, thị
xã, thành phố:
2.955.864 triệu đồng.
h) Các khoản chi ngân sách địa phương
chưa phân bổ: 1.333.970 triệu đồng, bao gồm:
- Chi đầu tư phát triển chưa phân bổ:
1.112.100 triệu đồng, gồm:
+ Nguồn vốn dự phòng XDCB cân đối ngân
sách (10%): 39.831 triệu đồng.
+ Nguồn vốn tiền sử dụng đất khối tỉnh hỗ
trợ thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới:
20.000 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư ngân sách trung ương hỗ trợ
có mục tiêu từ nguồn vốn trong nước
(chờ ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư để phân bổ chi tiết): 894.466
triệu đồng.
+ Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục
tiêu từ nguồn vốn ngoài nước (chờ ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phân bổ
chi tiết): 57.303 triệu đồng.
+ Chi đầu tư từ nguồn vốn vay bù đắp bội
chi (phân bổ sau): 100.500 triệu đồng.
- Chi thường xuyên chưa phân bổ: 221.870
triệu đồng, gồm:
+ Kinh phí NSTW bổ sung có mục tiêu sự
nghiệp kinh tế: 652 triệu đồng.
+ Kinh phí sự nghiệp giáo dục và đào tạo
theo nhiệm vụ trung ương giao còn lại chưa phân bổ: 98.080 triệu đồng, kể cả số kinh phí giữ nguồn
do thực hiện các chính sách giảm chi năm 2021 trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
+ Kinh phí sự nghiệp chưa phân bổ
123.138 triệu đồng, kể cả số kinh phí giữ nguồn do thực hiện các chính sách giảm chi
năm 2021 trong các lĩnh vực còn lại và một số nhiệm vụ chưa đủ điều kiện phân bổ.
3. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh:
100.500 triệu đồng (Một trăm tỷ, năm trăm triệu đồng).
(Đính kèm các
Phụ lục 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và 16)
Điều 3. Giải pháp thực
hiện dự toán ngân sách nhà nước
1. Thống nhất các giải pháp thực hiện dự
toán ngân sách nhà nước năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh,
các giải pháp tại Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân
dân tỉnh. Trong đó, nhấn mạnh một số
giải pháp cơ bản sau đây:
a) Tiếp tục triển khai và thực hiện có
hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh
doanh, hỗ trợ thị trường, tái cơ cấu kinh tế, giải quyết nợ xấu và xem đây là nhiệm vụ
trọng tâm trong việc điều hành phát triển kinh tế. Tập trung đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng, xây dựng môi trường ổn định, tăng cường thu hút đầu tư theo hướng bền vững; thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và tăng
trưởng kinh tế; tăng tích luỹ và phát triển nguồn thu, đảm bảo nguồn lực thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Tập trung tổ chức tốt công tác quản lý
thu ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế,
tạo sự thuận lợi để người nộp thuế thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế,
tăng trách nhiệm của người nộp thuế và
cơ quan thu thuế; tăng cường công tác kiểm tra, chống thất thu, nợ đọng thuế, tạo môi trường
bình đẳng cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Tiếp tục theo dõi,
giám sát chặt chẽ các khoản nợ thuế, tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu nợ
theo quy định của pháp luật;
đảm bảo tính nghiêm minh trong việc chấp hành pháp luật thuế.
c) Quản lý ngân sách chặt chẽ, chi tiêu
tiết kiệm, phân bổ nguồn lực đầu tư công hợp lý, hiệu quả để góp phần phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh. Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ
người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn.
2. Tiếp tục thực hiện cơ chế trích 30% số
thu tiền sử dụng đất (sau khi trừ chi phí đầu tư hạ tầng, trong đó bao gồm cả
kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) thuộc phạm vi quản lý thu của các huyện, thị
xã, thành phố để bổ sung nguồn vốn Quỹ Phát triển đất tỉnh; số còn lại cân đối
trong dự toán ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế -
xã hội và sử dụng một phần để bố trí thực hiện công tác quy hoạch, quản lý đất
đai theo quy định.
Điều 4. Giao Ủy ban
nhân dân tỉnh
1. Quyết định giao nhiệm vụ thu, chi
ngân sách nhà nước và mức phân bổ ngân sách cấp tỉnh cho từng sở, ngành, cơ quan khác ở
cấp tỉnh và từng
huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan khác ở
cấp tỉnh quyết định phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm
2021 theo đúng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đến từng đơn vị sử dụng
ngân sách trực thuộc theo đúng quy định của pháp luật.
3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Ủy ban nhân dân cấp
xã căn cứ dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 được cấp trên giao, trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp
quyết
định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương,
phương án phân bổ ngân sách cấp mình năm 2021 theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.
4. Chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa
phương thực hiện nghiêm quy định của Luật Ngân sách nhà nước, chấp hành kỷ luật tài
chính, kiểm soát chặt chẽ
việc quản lý và sử dụng ngân sách đảm bảo theo quy định của pháp luật. Triệt để thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí trong sử dụng và chi tiêu ngân sách.
5. Đối với các khoản chưa phân bổ hoặc đã ghi vào
dự toán nhưng
chưa đủ điều kiện phân bổ chi tiết (bao gồm dự toán các cơ quan,
đơn vị khối tỉnh), giao Ủy
ban
nhân dân tỉnh quyết định phân bổ chi tiết sau khi thống nhất ý kiến với Thường
trực Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
6. Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách
nhà nước năm 2021 trên địa bàn tỉnh theo đúng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
tỉnh và quy định của pháp luật
Điều 5. Giám sát việc
thực hiện dự toán ngân sách nhà nước
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các
Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật
giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân
tỉnh Phú Yên khóa
VII, kỳ họp thứ 20
thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày thông
qua./.
Nơi nhận:
-
UBTVQH;
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- TT.Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- TT.HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh,
- Viện KSND, TAND, Cục THADS tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT.HĐND,
UBND các huyện, TX, TP;
- Báo PY, Đài PT-THPY;
- Trung tâm Truyền thông tỉnh;
- Trang Thông tin điện tử HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, HSKH.
|
CHỦ TỊCH
Cao Thị Hòa An
|