Nghị quyết 30/2013/NQ-HĐND thông qua chương trình giải quyết việc làm tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014 - 2015

Số hiệu 30/2013/NQ-HĐND
Ngày ban hành 19/12/2013
Ngày có hiệu lực 29/12/2013
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Điểu K'ré
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2013/NQ-HĐND

Đắk Nông, ngày 19 tháng 12 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
KHÓA II, KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 18/6/2012;

Căn cứ Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ, về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm;

Căn cứ Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính, về việc hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý Quốc gia về việc làm;

Xét Tờ trình số 5166/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông “Về việc đề nghị thông qua Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014 - 2015”; Báo cáo thẩm tra số 233/BC-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu tham dự kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014 - 2015 (có Chương trình kèm theo).

Điều 2. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết này và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện.

Giao Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông khóa II, kỳ họp thứ 8 thông qua./..

 

 

Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Ban Công tác đại biểu Quốc hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Các Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND và UBND các huyện, thị xã;
- Báo Đắk Nông, Đài PT-TH, Công báo tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử, Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh;
- Lưu: VT, LĐ và CV Phòng CT.HĐND (L).

CHỦ TỊCH




Điểu K'ré

 

CHƯƠNG TRÌNH

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2015
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 30/2013/NQ-HĐND Ngày19/12/2013 của HĐND tỉnh)

Phần I

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2009 – 2013

I. Tình hình lao động

Dự báo đến hết năm 2013, dân số trên địa bàn tỉnh là 543.000 người, trong đó: số người trong độ tuổi lao động 326.700 người, chiếm 58,64%; dân số khu vực thành thị 55.200 người, chiếm 16,9%, khu vực nông thôn 271.500 người, chiếm 83,1%. Số lao động tham gia hoạt động trong nền kinh tế là 280.900 người, chiếm 52,01% dân số.

Những năm qua, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nội dung được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo triển khai với nhiều chương trình, giải pháp thiết thực và có hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực, chất lượng lao động đã được nâng lên. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo tham gia hoạt động kinh tế đạt 32,5% (tăng 8,9% so với năm 2009), trong đó số lao động qua đào tạo nghề đạt 27%; số cơ sở dạy nghề đã tăng từ 12 cơ sở năm 2009 lên 19 cơ sở năm 2013; bình quân mỗi năm có khoảng 5.000 lao động được đào tạo nghề, trong đó trên 70% lao động sau khi học nghề có việc làm, thu nhập bảo đảm ổn định cuộc sống.

Tuy số lượng lao động qua đào tạo qua các năm đều tăng, song chất lượng lao động qua đào tạo nghề còn hạn chế, cơ cấu ngành nghề được đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động chung của cả nước. Phần lớn lao động qua đào tạo nghề là ở trình độ sơ cấp và dạy nghề ngắn hạn với các nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp, kỹ năng nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của người lao động chưa cao.

II. Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 2009 – 2013

1. Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 2009 – 2013

[...]