Nghị quyết 273/NQ-HĐND về thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 do tỉnh Gia Lai ban hành

Số hiệu 273/NQ-HĐND
Ngày ban hành 10/12/2020
Ngày có hiệu lực 10/12/2020
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Châu Ngọc Tuấn
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 273/NQ-HĐND

Gia Lai, ngày 10 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ MƯỜI SÁU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2019;

Trên cơ sở xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh; thông báo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh; báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh, ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại Kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành các báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, UBND tỉnh và của các cơ quan tư pháp: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

I. Về tình hình thực hiện nhiệm v công tác năm 2020

Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh (Covid-19, Bạch hầu...), biến đổi khí hậu, thiên tai,... tác động đến các mặt đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể, sự nlực phấn đấu của các ngành, các cấp, nhân dân và các doanh nghiệp trong tỉnh, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng và công tác đối ngoại năm 2020 tỉnh Gia Lai đã đạt được một số kết quả quan trọng. Dự ước có 15/21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2020 (theo giá so sánh 2010) tăng 6,3% so với năm 2019 (Nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,91%, công nghiệp - xây dựng tăng 6,66%, dịch vụ tăng 6,6%, thuế sản phẩm tăng 3,88%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp; trong đó nông lâm nghiệp - thủy sản chiếm 36,01%, công nghiệp - xây dựng chiếm 27,57%, dịch vụ chiếm 33,28%, thuế sản phẩm 3,14%. GRDP bình quân đầu người đạt 51,9 triệu đồng. Công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả, tỉnh không có trường hợp dương tính với Covid-19, bệnh bạch hầu được khống chế; việc phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, sâu bệnh trên cây trồng được chỉ đạo quyết liệt, không để lây lan; công tác phòng chống bão lụt được chỉ đạo kịp thời. Chỉ số PCI, chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh tiếp tục được cải thiện theo hướng tích cực. Thu hút được những doanh nghiệp nghiên cứu, đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu nông sản qua Châu Âu theo Hiệp định EVFTA. Kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch Covid-19, bão lụt gây ra. Lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế tiếp tục có bước phát triển. Các vấn đề bức xúc xã hội, đơn khiếu nại, tố cáo được quan tâm giải quyết. An ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cơn bão, áp thấp nhiệt đới đã tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Một số chỉ tiêu dự ước không đạt[1], nợ xấu cao. Một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải ngưng hoạt động hoặc giải thể, người lao động bị mất việc làm; giá cả một số mặt hàng nông sản xuống thấp nh hưởng đến sản xuất và thu nhập của người dân; việc triển khai một số chương trình, dự án trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn còn chậm; công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản ở một số địa phương còn buông lỏng, đặc biệt là tài nguyên rừng, để xảy ra nhiều vụ, khai thác, phá rừng, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Tình hình an ninh nông thôn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp, nhất là các vụ việc khiếu nại đông người liên quan đến đất đai.

II. Về mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021

1. Mục tiêu tổng quát

Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử HĐND các cấp, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Gia Lai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tình hình trong nước dự báo có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, trong đó đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động tiêu cực trên nhiều mặt đến kinh tế trong nước và của tỉnh ta. Trong bối cảnh đó, mục tiêu tổng quát đề ra cho năm 2021 là:

Tập trung thực hiện hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững, trong đó tập trung vào 04 chương trình trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra(2); Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế; phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị; huy động mọi nguồn lực, nâng cao năng lực nội tại kết hợp với thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Tiếp tục phát triển nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị. Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính. Ứng dụng công nghệ số để nâng cao năng suất lao động trong từng ngành, lĩnh vực; tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm. Tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm chủ lực; phát triển du lịch. Bảo đảm an sinh xã hội và chăm lo đời sống nhân dân; phát triển giáo dục - đào tạo gắn với sắp xếp lại mạng lưới trường lớp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chủ động phòng chống dịch bệnh, thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng; Giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo an toàn trong dịp tết Nguyên đán, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử HĐND các cấp; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

2. Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2021

Phấn đấu năm 2021 đạt được các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội như sau:

(1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) 8%

+ Ngành nông lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,59%

+ Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 9,92%

+ Ngành dịch vụ tăng 8,56%

+ Thuế sản phẩm tăng 8,4%

(2) Cơ cấu kinh tế:

+ Ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản 35,08%

+ Ngành công nghiệp - Xây dựng 27,97%

+ Ngành dịch vụ 33,79%

+ Thuế sản phẩm 3,16%

(3) GRDP bình quân đầu người 55,99 triệu đồng

(4) Số xã đạt chuẩn nông thôn mới 19 xã, lũy kế đạt 107 xã

[...]