Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 254/2016/NQ-HĐND về thông qua Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp do tỉnh Long An ban hành

Số hiệu 254/2016/NQ-HĐND
Ngày ban hành 26/04/2016
Ngày có hiệu lực 06/05/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Phạm Văn Rạnh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 254/2016/NQ-HĐND

Long An, ngày 26 tháng 4 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 16

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13/11/2008;

Căn cứ Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 04/3/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp;

Sau khi xem xét Tờ trình số 1203/TTr-UBND ngày 08/4/2016 của UBND tỉnh về Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp thu ý kiến của Đại biểu HĐND tỉnh, thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND để điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh đề án và thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh trước khi tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực, các Ban và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Long An khóa VIII, kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 26 tháng 4 năm 2016.

Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- UB Thường vụ Quốc hội (b/c);
- Chính phủ (b/c);
- VP.QH, VP.CP “TP.HCM” (b/c);
- Ban Công tác đại biểu, UBTVQH (b/c);
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp;
- TT.TU (b/c);
- UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu QH đơn vị tỉnh Long An;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII;
- Các sở ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT.HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố;
- VP.UBND tỉnh;
- LĐ và CV VP. Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Rạnh

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 254/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Long An)

Phần I

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT

Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn tác động đến sản xuất nông nghiệp, nhưng với sự tập trung lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, nhất là phát huy vai trò chủ thể của người dân trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ IX giai đoạn 2010 - 2015 đã đề ra, góp phần quan trọng thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,9%/ năm, sản lượng lúa đạt bình quân 2,75 triệu tấn/năm, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 30%. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có sự chuyển dịch theo hướng khai thác tốt tiềm năng và lợi thế từng vùng sinh thái; lúa vẫn là cây trồng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu Ngành. Sản xuất ngày càng đi vào chiều sâu về hiệu quả, chất lượng; hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng lên góp phần giảm giá thành nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều yếu tố hạn chế chưa đảm bảo tính bền vững, cụ thể như sau:

- Tỷ lệ sử dụng giống có năng suất cao, chất lượng tốt, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất còn hạn chế, từ đó làm cho giá thành sản xuất và tỷ lệ thất thoát trước, trong và sau thu hoạch còn cao.

[...]