HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 25/NQ-HĐND
|
Kon Tum, ngày 09
tháng 7 năm 2021
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG NGÀNH
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH KON TUM, GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ NHẤT
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng
6 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 71/2020/NĐ-CP
ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ
chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở;
Căn cứ Nghị định số 116/2020/NĐ-CP
ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng
học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm;
Căn cứ Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Xét Tờ trình số 100/TTr-UBND ngày
17 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
thông qua Đề án phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI; Báo cáo số 188/BC-UBND ngày 30 tháng 6
năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân, ý kiến
thảo luận Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân; ý kiến thảo
luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án phát triển đội ngũ giáo viên mầm
non và phổ thông ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021-2025, định
hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng
quát
Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số
lượng, đạt chuẩn về trình độ, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức, lương tâm
nghề nghiệp, tâm huyết, chủ động, sáng tạo, đủ năng lực tạo ra những chuyển
biến tích cực, tiến bộ về chất lượng giáo dục trong điều kiện hội
nhập sâu rộng giai đoạn 2021 - 2030.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đào tạo giáo viên:
+ Đào tạo nâng chuẩn giáo viên theo
Nghị định số 71/2020/NĐ-CP: 720 giáo viên, trong đó:
Từ năm 2021 đến năm 2025: Đào tạo 432
giáo viên, đạt 60% (gồm đào tạo trung cấp lên đại học 179 giáo viên, đào tạo
cao đẳng lên đại học 253 giáo viên). Ưu tiên đào tạo giáo viên công tác vùng dân tộc thiểu số.
Từ năm 2025 đến năm 2030: Đào tạo 288
giáo viên, đạt 40% (đào tạo cao đẳng lên
đại học 288 giáo viên).
+ Đào tạo giáo viên trên chuẩn: Phấn
đấu đến năm 2030 có 75% đối với giáo viên cấp mầm non, 5% đối với giáo viên cấp
tiểu học và trung học cơ sở, 17% đối với giáo viên cấp trung học phổ thông đạt
trên chuẩn.
+ Đào tạo đại học văn bằng 2: 155
giáo viên.
+ Đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị
định số 116/2020/NĐ-CP: 337 sinh viên, trong đó:
Từ năm 2021 đến năm 2025: 185 sinh
viên, đạt 54,9% (gồm đào tạo cao đẳng 87
sinh viên, đào tạo đại học 98 sinh viên).
Từ năm 2025 đến năm 2030: 152 sinh
viên, đạt 45,1% (gồm đào tạo cao đẳng 75
sinh viên, đào tạo đại học 77 sinh viên).
- Tuyển dụng giáo viên: dự kiến tuyển
dụng 1.890 giáo viên, trong đó:
+ Từ năm 2021 đến năm 2025: Tuyển dụng
1.262 giáo viên, đạt 66,8% (gồm 600 giáo viên
mầm non, 415 giáo viên tiểu học, 242 giáo viên trung học cơ sở và 05 giáo viên trung học phổ thông).
+ Từ năm 2025 đến năm 2030: Tuyển dụng
628 giáo viên, đạt 33,2% (gồm 192 giáo viên
mầm non, 290 giáo viên tiểu học, 146 giáo viên trung học cơ sở).
- Bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng
triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018:
+ Từ năm 2021 đến năm 2025: 100% cán
bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên theo yêu cầu vị trí việc làm;
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm; 100% cán bộ quản
lý, giáo viên được bồi dưỡng triển khai Chương trình giáo
dục phổ thông năm 2018.
+ Từ năm 2025 đến năm 2030: 100% cán
bộ quản lý, giáo viên tiếp tục được bồi dưỡng thường xuyên theo yêu cầu vị trí
việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm.
2. Các nhiệm vụ
trọng tâm và giải pháp thực hiện
a) Tăng cường công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân trên
địa bàn tỉnh về vai trò, tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên trong
phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
b) Đổi mới công tác quản lý nhà nước
về biên chế, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá đội ngũ giáo viên theo quy định hiện
hành.
c) Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức
và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
d) Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo,
bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông
năm 2018 cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.
đ) Tập trung đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ
giáo viên phát huy năng lực và sáng tạo.
3. Kinh phí thực
hiện Đề án
a) Về kinh phí đào tạo: Tổng kinh phí
dự chi giai đoạn 1 (2021 - 2025): 61.390 triệu đồng, trong đó:
- Đào tạo nâng chuẩn theo Nghị định số
71/2020/NĐ-CP: 21.382 triệu đồng (tỉnh chi 70%: 14.967 triệu đồng, trung ương hỗ
trợ 30%: 6.415 triệu đồng);
- Đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị
định số 116/2020/NĐ-CP: 33.776 triệu đồng;
- Đào tạo đại học văn bằng 2 cho giáo
viên: 6.232 triệu đồng.
Kinh phí thực hiện lộ trình nâng
trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên do ngân sách địa
phương bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí
khác theo quy định của pháp luật; ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương khi
chưa cân đối được ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này theo
quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Nguồn ngân sách ưu tiên đào tạo nâng
chuẩn và hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm
đào tạo theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP để chủ động nguồn
tuyển ở các môn và vùng khó tuyển dụng giáo viên. Khuyến
khích giáo viên chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
b) Về kinh phí bồi dưỡng (bồi dưỡng
giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ
thông 2018)
- Tổng kinh phí thực hiện bồi dưỡng
giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là 73.428 triệu đồng,
trong đó:
+ Đối với cấp Tiểu học: 21.899 triệu
đồng.
+ Đối với cấp Trung học cơ sở, Trung
học phổ thông: 51.529 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí thực hiện gồm:
+ Nguồn trung ương và các chương
trình, dự án: 23.428 triệu đồng.
+ Nguồn địa phương: 50.000 triệu đồng.
(Trong đó nguồn kinh phí tập trung
tại tỉnh: 25.000 triệu đồng; các huyện, thành phố,
đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo: 25.000 triệu đồng).
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
thực hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Kon Tum Khóa XII Kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 02 tháng 7 năm 2021./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu quốc hội;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Thường trực HĐND-UBND các huyện, thành phố;
- Báo Kon Tum;
- Đài PT-TH tỉnh;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐ.
|
CHỦ TỊCH
Dương Văn Trang
|