Nghị quyết 23/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án Tăng cường phòng, chống và đẩy lùi tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2013 - 2015

Số hiệu 23/2012/NQ-HĐND
Ngày ban hành 15/12/2012
Ngày có hiệu lực 25/12/2012
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Vũ Hồng Bắc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2012/NQ-HĐND

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 12 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG VÀ ĐẨY LÙI TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy năm 2008;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;

Thực hiện Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy (PCMT) giai đoạn 2012 - 2015;

Xét Tờ trình số 99/TTr-UBND ngày 03/12/2012, của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án Tăng cường phòng, chống và đẩy lùi tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn Đề án Tăng cường phòng, chống và đẩy lùi tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2013 - 2015.

1. Mục tiêu

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống ma túy, phấn đấu ít nhất 80% người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy, cán bộ chính quyền các cấp, các cá nhân, tổ chức xã hội tham gia công tác dự phòng và điều trị nghiện, hiểu biết cơ bản về ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điều trị nghiện;

- Hàng năm giảm từ 3% trở lên số người nghiện ma túy. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 20% số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy; 100% số cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và 95% các doanh nghiệp, tổ chức khác không có tệ nạn ma túy;

- Chặn đứng tình trạng phát sinh người nghiện ma tuý mới trong cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp; giảm tối đa người nghiện ma túy phát sinh mới trong học sinh, sinh viên và các đối tượng khác;

- Triệt phá 100% các điểm, tụ điểm phức tạp về ma tuý đã được xác định, kiềm chế và giảm đến mức thấp nhất tội phạm về ma tuý; kiểm soát và quản lý chặt chẽ các loại tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần, không để lợi dụng sản xuất ma tuý bất hợp pháp;

- Tổ chức cai nghiện hoặc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng các chất thay thế khác cho trên 90% số người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý với các hình thức phù hợp, trong đó có ít nhất từ 10% đến 15% được quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm của tỉnh. Phấn đấu đưa tỷ lệ người nghiện ma tuý sau cai không tái nghiện đạt từ 5% đến 10%.

2. Kinh phí thực hiện Đề án

- Kinh phí từ ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương) cấp cho công tác phòng, chống ma túy.

- Kết hợp lồng ghép với các chương trình, dự án khác có liên quan trong quá trình thực hiện đề án.

- Kinh phí đóng góp của nhân dân (theo Luật PCMT).

- Kinh phí hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

 (Có phụ lục kèm theo).

3. Cơ chế hỗ trợ

Ngân sách Trung ương:

- Kinh phí "Chương trình mục tiêu quốc gia" thực hiện các dự án phòng, chống ma túy theo chỉ đạo của Ủy ban quốc gia dự tính cấp theo dự toán giai đoạn 2013 - 2015 là: 28.800.000.000 đồng.

- Kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp Trung tâm chữa bệnh - giáo dục, lao động xã hội (Theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

Ngân sách địa phương: Hàng năm dành kinh phí từ nguồn ngân sách của tỉnh hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ phòng chống ma túy (giai đoạn 2013 - 2015 là 26.391.000.000 đồng), phân bổ cụ thể như sau:

- Hỗ trợ cho các huyện, thành phố, thị xã thực hiện công tác tuyên truyền phòng chống ma túy: 100.000.000 đồng/đơn vị/năm.

[...]