Nghị quyết 21/NQ-HĐND về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022 do tỉnh Phú Yên ban hành
Số hiệu | 21/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 20/07/2022 |
Ngày có hiệu lực | 20/07/2022 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Yên |
Người ký | Cao Thị Hòa An |
Lĩnh vực | Thương mại,Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/NQ-HĐND |
Phú Yên, ngày 20 tháng 7 năm 2022 |
TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM 2022
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Trên cơ sở xem xét báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, báo cáo của các cơ quan hữu quan; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản tán thành những nội dung đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung trong 6 tháng cuối năm 2022 được nêu trong báo cáo của Ủy ban nhân dân; Thường trực Hội đồng nhân dân; các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan hữu quan trình kỳ họp; đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022
Triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2022, bên cạnh một số thuận lợi cơ bản, tỉnh ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động của dịch COVID-19; thiên tai diễn biến bất thường; giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng cao... đã ảnh hưởng không thuận đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, được sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của Trung ương; sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong toàn tỉnh, nên tình hình phát triển kinh tế xã hội từng bước ổn định, phục hồi và có mặt phát triển. Các lĩnh vực của nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 5,22% cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 - 2021. Sản xuất nông - lâm - thủy sản ổn định với mức tăng trưởng 3,44%; công nghiệp và xây dựng tăng 4,41%; dịch vụ có bước phát triển, tăng trưởng 7,34%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tặng 9 5%. Thu ngân sách đạt 39,8% dự toán. Chi ngân sách địa phương cơ bản đảm bảo theo dự toán được giao. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức giao quân đảm bảo an toàn, đạt chỉ tiêu đề ra. Hoạt động đối ngoại tiếp tục được đẩy mạnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm vẫn còn nhiều hạn chế, tiến trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội tuy có dấu hiệu tích cực nhưng còn chậm, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu tăng so với cùng kỳ nhưng còn thấp so với kế hoạch, nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách trên địa bàn, tổng vốn đầu tư toàn xã hội Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp con gặp nhiều khó khăn so doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng so với cùng kỳ. Tỷ lệ lao động thất nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường còn hạn chế; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên một số địa bàn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Đời sống của một bộ phận Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TẬP TRUNG THỰC HIỆN 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022
1. Về kinh tế
- Tập trung triển khai thực hiện tốt các giải pháp chỉ đạo, điều hành phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm 2022 đề ra.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả việc cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ: số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; số 99/NQ-CP ngày 30/8/2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai có hiệu quả các Chương trình hành động Nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ, giúp doanh nghiệp và người dân tiếp cận nhanh cơ chế, chính sách hỗ trợ của Chính phủ để sớm ổn định, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% trong năm 2022.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2030 tạo chuyển biến thực sự rõ nét. Thực hiện hiệu quả đề án “chuỗi liên kết đánh bắt - thu mua, bảo quản và tiêu thụ cá ngừ đại dương”. Tập trung bảo vệ rừng tự nhiên, chăm sóc rừng trồng. Xây dựng, triển khai các phương án phòng chống hạn và phòng chống cháy rừng; phòng tránh thiên tai, cứu hộ cứu nạn vào mùa mưa lũ.
- Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối thị trường, thúc đẩy phát triển xuất khẩu bền vững; thực hiện các giải pháp bình ổn giá cả, thị trường. Triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh của tỉnh; hỗ trợ phát triển thương hiệu cho các sản phẩm lưu niệm, đặc sản có thế mạnh của tỉnh gắn với phát triển du lịch. Quan tâm thực hiện hiệu quả công tác khuyến công; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, tiếp thị phát triển thị trường.
- Thực hiện hiệu quả kế hoạch mở cửa hoạt động du lịch nội địa và quốc tế trong điều kiện bình thường mới. Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối, giới thiệu, kinh doanh sản phẩm trên môi trường mạng. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing số; ứng dụng công nghệ thực tế ảo và các công nghệ tiên tiến khác nhằm tăng giá trị và sức hấp dẫn của các dịch vụ du lịch. Tạo điều kiện để các hãng hàng không phát triển đường bay quốc tế đến Phú Yên tạo nền tảng phát triển ngành du lịch hướng đến thị trường khách quốc tế.
- Đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách theo kế hoạch; tập trung hoàn chỉnh thủ tục để đấu giá quyền sử dụng đất các khu đất đã xác định để đảm bảo nguồn vốn đầu tư công theo kế hoạch. Theo dõi chặt chẽ và có giải pháp quản lý hiệu quả nguồn thu, chống thất thu ngân sách. Quản lý chặt chẽ việc chi ngân sách nhà nước, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Tập trung chỉ đạo hoàn thành đúng tiến độ việc lập Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2040 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Tập trung đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án; phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình, nhất là những công trình trọng điểm, quan trọng. Phối hợp đẩy nhanh tiến độ khởi công Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn qua địa bàn tỉnh Phú Yên và các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản và môi trường; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân.
2. Về văn hóa - xã hội, đối ngoại
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chính sách bảo hiểm đối với người lao động. Tăng cường kết nối cung - cầu lao động. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm xóa nhà ở tạm hộ nghèo và các chương trình đảm bảo an sinh xã hội gắn với thực hiện các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả 03 Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025[1].
- Chỉ đạo kịp thời việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển biên chế viên chức giáo viên có giải pháp xử lý tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ theo quy định; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chuẩn bị các điều kiện triển khai tốt nhiệm vụ năm học 2022-2023. Chỉ đạo rà soát, trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định mức giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông từ năm học 2022-2023 theo quy định[2].
- Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân và dịch vụ y tế. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động y tế, khởi công xây dựng Bệnh viện Sản nhi đảm bảo theo tiến độ. Tiếp tục triển khai Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo quy định. Tập trung tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho ngành y tế, kịp thời đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho các cơ sở y tế công lập
- Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trên lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục thể thao theo kế hoạch. Đầu tư phát triển du lịch xứng tầm với tiềm năng thế mạnh của tỉnh, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch; đầu tư tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các điểm du lịch tự phát có thu phí. Đẩy mạnh phát triển thể dục, thể thao, nhất là phong trào thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử, xã hội số.
3. Về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội