HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 21/NQ-HĐND
|
Sơn
La, ngày 10 tháng 8 năm 2021
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG LIÊN
HUYỆN VÙNG CAO, BIÊN GIỚI TỈNH SƠN LA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch năm 2017;
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch năm
2018;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020;
Căn cứ Nghị định số
44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số
nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số
44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số
nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số
88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể
phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030;
Xét Tờ trình số 117/TTr-UBND ngày
09 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 30/BC-KTNS ngày 06
tháng 8 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của
đại biểu HĐND tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua nhiệm vụ Quy
hoạch xây dựng vùng liên huyện vùng cao, biên giới tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050 (có nhiệm vụ chi tiết kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ
quy hoạch UBND tỉnh có thể điều chỉnh một số chỉ tiêu không làm thay đổi mục
tiêu, tính chất, quy mô quy hoạch; Trường hợp việc điều chỉnh làm thay đổi mục
tiêu, tính chất quy hoạch được duyệt, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ
sung Nghị quyết.
3. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh,
các tổ đại biểu HĐND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị
quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh
khóa XV, kỳ họp thứ hai thông
qua ngày 10 tháng 8 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội; Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu của UBTVQH;
- Các Bộ: Xây dựng; Tài chính; Tư pháp;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- TT Huyện ủy, Thành ủy; HĐND; UBND các huyện, thành phố;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh;
- Trung tâm Thông tin tỉnh; Chi cục VTLTLS tỉnh;
- Lưu: VT, KTNS.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thái Hưng
|
NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG LIÊN HUYỆN VÙNG CAO, BIÊN GIỚI TỈNH
SƠN LA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm
theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 10/8/2021 của HĐND tỉnh Sơn La)
1. Mục tiêu lập
quy hoạch
- Xây dựng cơ sở pháp lý quan trọng
để chính quyền các cấp hoạch định chính sách, tổ chức phát triển kinh tế - xã hội
đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh nhằm khai
thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng để góp phần ổn định giữ vững biên giới
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, an toàn biên giới; củng cố, tăng cường,
mở rộng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với 09 tỉnh nước CHDCND Lào; ổn
định đời sống dân cư, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững cho khu vực
vùng cao, biên giới tỉnh Sơn La;
- Tạo lập phương án phát triển tổng
thể, bố trí không gian đô thị - nông thôn, không gian phát triển và định hướng
nhu cầu phát triển các khu chức năng trong tương lai trên cơ sở huy động các điều
kiện, nguồn lực của vùng;
- Hướng tới phát triển ổn định
vùng cao, biên giới trên các mặt: Bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
an ninh, an toàn biên giới; mở rộng quan hệ, hợp tác phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội và bảo vệ môi trường.
2. Quan điểm lập
quy hoạch
- Thực hiện theo các định hướng
chiến lược phát triển quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025 của tỉnh, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy
hoạch vùng và các quy hoạch ngành liên quan đến địa bàn tỉnh.
- Đánh giá đúng thực trạng, xu hướng
phát triển, tiềm năng, lợi thế, trong phát triển kinh tế của vùng. Đảm bảo ổn định
giữ vững biên giới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, an toàn biên giới; củng
cố, tăng cường, mở rộng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với 09 tỉnh nước
CHDCND Lào;
- Đảm bảo sử dụng hiệu quả tài
nguyên và bảo vệ môi trường, tính khả thi và phù hợp với khả năng cân đối, huy
động các nguồn lực bên trong, bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội một
cách đồng bộ, nhanh và bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.
3. Các nguyên tắc
lập quy hoạch
- Tuân thủ, bám sát các quy trình,
nội dung, nguyên tắc theo quy định của pháp luật liên quan và thực hiện đúng
các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Thống nhất, đồng bộ với quy hoạch
tỉnh, quy hoạch ngành, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kết
hợp hiệu quả giữa quản lý ngành, lĩnh vực với quản lý hành chính, bảo vệ môi trường,
quốc phòng - an ninh; đảm bảo mối quan hệ tổng thể, có tính hệ thống, kết nối
liên ngành, lĩnh vực và liên vùng.
- Đảm bảo tính bền vững, khả thi,
phù hợp với nguồn lực thực hiện của tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 và khả năng huy
động nguồn lực trong tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng các phương án, định hướng
phát triển phù hợp với xu thế phát triển và vận động của tỉnh và cả nước, thích
ứng với biến đổi khí hậu.
- Phân tích các yếu tố, điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, của tỉnh trong xây dựng định hướng tổ chức
không gian phát triển các ngành, lĩnh vực có điều kiện lợi thế theo từng khu vực
cụ thể, phân bổ nguồn lực phát triển.
- Khách quan, hài hòa giữa lợi ích
của Nhà nước và cộng đồng; lợi ích của các huyện trong vùng quy hoạch.
4. Quy mô, phạm
vi nghiên cứu và giai đoạn lập quy hoạch
4.1. Phạm vi lập quy hoạch
- Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch:
Thuộc địa giới hành chính các huyện Sốp Cộp, Sông Mã và các xã (Phiêng Pằn) huyện
Mai Sơn; (Chiềng On, Phiêng Khoài, Lóng Phiêng, Chiềng Tương) huyện Yên Châu;
(Chiềng Khừa, Lóng Sập, Chiềng Sơn) huyện Mộc Châu, (Tân Xuân) huyện Vân Hồ;
- Ranh giới: Phía Tây Bắc giáp tỉnh
Điện Biên; phía Bắc giáp các huyện dọc quốc lộ 6 (Thuận Châu, Mai Sơn, Yên
Châu, Mộc Châu, Vân Hồ); phía Nam (khoảng 250 km) giáp nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào và tỉnh Thanh Hóa.
4.2. Quy mô quy hoạch
- Quy mô diện tích nghiên cứu lập
quy hoạch: Tổng diện tích tự nhiên khoảng 3.891 km2;
- Quy mô dân số: Dân số trong vùng
quy hoạch khoảng 251.410 người.
(Quy mô dân số dự báo toàn vùng
quy hoạch theo các giai đoạn sẽ được đề xuất cụ thể trong quá trình lập quy hoạch
xây dựng).
4.3. Giai đoạn quy hoạch
- Giai đoạn: 10 năm (từ năm 2021 đến
năm 2030).
- Tầm nhìn: Đến năm 2050.
5. Tính chất của
khu vực lập quy hoạch
- Là vùng lãnh thổ biên giới phía
Tây Bắc của tổ quốc; có chức năng quan trọng là nơi tuyến đầu trong chiến lược
an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc lãnh thổ, chủ quyền của đất nước.
- Là cửa ngõ (Cửa khẩu) giao lưu mở
rộng mối quan hệ, hợp tác quốc tế phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học
kỹ thuật, an ninh, quốc phòng…vv.
- Là vùng cần tiếp tục quan tâm đầu
tư củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế
trận an ninh nhân dân vững chắc. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn
hóa - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, vùng cao, biên giới; do vậy, cần
được quan tâm sắp xếp, ổn định các điểm dân cư; xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội,
hạ tầng kỹ thuật, các công trình thiết yếu đảm bảo quốc phòng, an ninh bảo vệ vững
chắc biên giới (phên dậu của Tổ quốc), kết hợp với xây dựng đô thị, phát triển
kinh tế xã hội vùng cao, biên giới trên địa bàn tỉnh.
- Là vùng bảo vệ môi trường sinh
thái, bảo vệ rừng, trồng rừng và phát triển rừng, khai thác nguồn lợi từ rừng;
khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; phát triển sản xuất, kinh doanh nông,
lâm, thủy sản, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của tỉnh.
6. Yêu cầu về khảo
sát, đánh giá hiện trạng
- Phân tích, đánh giá liên kết với
các vùng lân cận, nêu rõ tiềm năng lợi thế của vùng trong tổng thể liên kết về
không gian kinh tế, xã hội, kết nối giao thông và hạ tầng kỹ thuật; nội dung
đánh giá cần nêu bật được sự khác biệt, tính đặc thù và tiềm năng nổi trội;
- Rà soát và đánh giá các đề án,
cơ chế, chính sách, quy hoạch, dự án đầu tư đã và đang triển khai, đặc biệt chú
trọng đến các quy hoạch đô thị, nông thôn; các công trình đảm bảo quốc phòng,
an ninh bảo vệ vùng biên giới (đường tuần tra, mốc biên giới, đồn biên phòng,
trạm kiếm soát...); các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, điện, đường, trường
học, các phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện huyện....; các chương trình hỗ
trợ giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 30a, Chương trình 135, nông thôn mới, ổn
định dân cư.
- Khảo sát, đánh giá vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường; đánh giá
thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ
thống đô thị và nông thôn giai đoạn 2011 - 2020; dự báo các yếu tố, điều kiện
phát triển đặc thù của vùng cao, biên giới gồm:
+ Hiện trạng sử dụng đất, đánh giá
quỹ đất xây dựng;
+ Điều kiện tự nhiên: Địa hình, địa
chất, khí hậu, thủy văn, cảnh quan thiên nhiên, rủi ro, biến động của thiên tai
biến đổi khí hậu;
+ Khảo sát, đánh giá hiện trạng về
tiềm năng tài nguyên khoáng sản; cập nhật, đánh giá diện tích các loại rừng (tự
nhiên, phòng hộ, đặc dụng, sản xuất);
+ Điều kiện xã hội: Quá trình hình
thành và ổn định dân cư, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ tăng dân số cơ học,
chất lượng độ tuổi lao động (nam, nữ), việc làm, thu nhập bình quân, tăng trưởng
kinh tế, tỷ lệ đô thị hóa;
+ Thu thập tài liệu, đánh giá các
phong tục, tập quán đặc trưng, nét văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao, biên
giới;
+ Cập nhật, đánh giá một số chủ
trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nước bạn Lào giáp với
Sơn La để đề xuất phương án quy hoạch phù hợp;
+ Hạ tầng xã hội: Hiện trạng, chất
lượng các công trình văn hóa, thể dục thể thao, du lịch; Giáo dục và Đào tạo; Y
tế, các hệ thống thương mại, dịch vụ ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm; Chất lượng
khu ở và nhà ở của dân cư;
+ Hạ tầng kỹ thuật: Khả năng đáp ứng
về giao thông, cấp điện, thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi
trường.
- Đánh giá tổng hợp vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường; phân tích
đánh giá, rút ra những nhận xét về ưu, nhược điểm; làm rõ vị thế, vai trò giữ vững
ổn định của vùng cao, biên giới đối với phát triển của tỉnh và các vấn đề cần
quan tâm trong khu vực quy hoạch; các nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi
khí hậu trong vùng.
7. Định hướng phát
triển không gian vùng
7.1. Yêu cầu chung
- Phân vùng kiểm soát quản lý phát
triển;
- Phân bố và xác định quy mô không
gian phát triển: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, thương mại dịch
vụ, bảo tồn; xác định quy mô, tính chất các khu chức năng đặc thù;
- Xác định, tổ chức hệ thống đô thị
và nông thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội. Phân cấp, phân loại
đô thị - nông thôn theo địa giới và quản lý hành chính. Dự báo phát triển kinh
tế, dân số, lao động; nhu cầu về đất đai, tỷ lệ đô thị hóa theo các giai đoạn
phát triển;
- Phân bố và xác định quy mô các hệ
thống công trình hạ tầng xã hội gồm: Trung tâm giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế,
thể dục thể thao có quy mô, ý nghĩa vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ cấp
vùng; khu du lịch, nghỉ dưỡng, khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường
và các di tích văn hóa - lịch sử có giá trị; các công trình đảm bảo quốc phòng,
an ninh bảo vệ vùng biên giới.
7.2. Yêu cầu về định hướng phát
triển không gian vùng
- Định hướng phát triển không gian,
những xu thế phát triển mới, các dự báo phát triển kinh tế của vùng, những tác
động đến phát triển không gian khu vực quy hoạch; đảm bảo giữ vững sự ổn định,
phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, công nghiệp vật liệu xây dựng, thương mại,
dịch vụ giao thương cửa khẩu gắn liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự
an toàn xã hội.
- Định hướng không gian phát triển
các ngành, lĩnh vực quan trọng (công nghiệp, nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch
vụ, du lịch, quốc phòng - an ninh); không gian phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội (hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn và các khu chức năng, khu
quân sự, an ninh) đảm bảo phát huy các tiềm năng, lợi thế đặc thù của vùng.
- Định hướng phát triển đô thị: Hệ
thống đô thị phát triển trên nguyên tắc gắn kết chặt chẽ với hệ thống đô thị
trong tỉnh, vùng biên giới Việt Nam - Lào và vùng trung du và miền núi Bắc Bộ để
khai thác được các thế mạnh về giao thông vận tải đường bộ, đường không, dịch vụ,
du lịch, tài chính...; phát triển và phân bổ hợp lý các đô thị trên địa bàn; đề
xuất phương án phân chia địa giới hành chính phù hợp với định hướng phát triển
đô thị theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, phù hợp với đặc điểm,
truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa truyền thống của vùng.
- Các điểm dân cư nông thôn: Xây dựng
khu ở dân cư nông thôn theo tiêu chuẩn nông thôn mới, có thể nghiên cứu bổ sung
tiêu chí đặc thù.
- Vùng công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp: Đề xuất, bố trí các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp
và làng nghề.
- Đối với các vùng sản xuất nông
nghiệp: Quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu chăn nuôi tập
trung, vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất tập trung.
- Phát triển vùng du lịch: Tập
trung phát triển du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, văn hóa, tâm linh và bảo
tồn phát huy giá trị các di tích.
- Xác định hướng phát triển chính
dọc theo vùng cao, biên giới.
- Việc tổ chức không gian vùng cần
tuân thủ nguyên tắc: Bố trí các khu chức năng hợp lý, khoa học, bám sát địa
hình tự nhiên, đảm bảo quy mô theo tiêu chuẩn quy phạm, đáp ứng được các yêu cầu
quản lý và hiệu quả trong sử dụng đất đai, đảm bảo phù hợp với các định hướng
phát triển của Đảng và Nhà nước.
8. Định hướng hệ
thống hạ tầng kỹ thuật
Xác định các định hướng tổng quát
về các phát triển hạ tầng kỹ thuật khung trên toàn vùng liên
huyện vùng cao, biên giới, mối liên kết
vùng và với các vùng lân cận, đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng của các địa phương trong vùng. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo
đáp ứng được nhu cầu phát triển, gồm: Giao thông, chuẩn bị kỹ thuật, thoát lũ
và thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, thoát nước
thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang.
9. Quy định quản
lý theo quy hoạch xây dựng vùng
Nội dung theo quy định tại Điều 9
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ và phải có
các sơ đồ kèm theo.
10. Đánh giá môi
trường chiến lược
Lập Báo cáo đánh giá tác động môi
trường phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các quy định
hiện hành.
11. Kinh phí đầu
tư và nguồn lực thực hiện
Xác định danh mục các chương
trình, dự án ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và bảo vệ
môi trường; các dự án cần được nêu rõ quy mô đầu tư xây dựng, dự báo nhu cầu vốn
và kiến nghị nguồn vốn thực hiện./.