Nghị quyết 21/2009/NQ-HĐND về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Số hiệu | 21/2009/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 15/12/2009 |
Ngày có hiệu lực | 25/12/2009 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký | Trần An Khánh |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí,Tài chính nhà nước |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2009/NQ-HĐND |
Nha Trang, ngày 15 tháng 12 năm 2009 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ TRÔNG GIỮ XE ĐẠP, XE MÁY, XE Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHÓA IV - KỲ HỌP THỨ 13
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 15/2003/TT-BTC ngày 07 tháng 3 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Sau khi xem xét Tờ trình số 6242/TTr-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 53/BC-BKTNS ngày 11 tháng 12 năm 2009 của Ban kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Đối tượng thu
1. Chủ phương tiện có nhu cầu trông giữ xe tại các điểm đỗ, bãi trông giữ công cộng.
2. Người bị tạm giữ phương tiện giao thông do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Điều 2. Mức thu đối với chủ phương tiện có nhu cầu trông giữ xe
1. Thu phí theo lượt ban ngày: a) Xe đạp, xích lô, ba gác b) Xe máy c) Xe ô tô thiết kế dùng để chở người dưới 12 chỗ ngồi và xe ô tô thiết kế dùng để chở hàng hóa có trọng tải từ 4 tấn trở xuống d) Xe ô tô thiết kế dùng để chở người từ 12 chỗ ngồi và xe ô tô thiết kế dùng để chở hàng hóa có trọng tải trên 4 tấn |
1.000 đồng/lượt 2.000 đồng/lượt 10.000 đồng/lượt
|
2. Thu phí qua đêm: a) Xe đạp, xích lô, ba gác b) Xe máy c) Xe tô để chở người dưới 12 chỗ ngồi và xe ô tô thiết kế dùng để chở hàng hóa có trọng tải từ 4 tấn trở xuống d) Xe ô tô thiết kế dùng để chở người từ 12 chỗ ngồi và xe ô tô thiết kế dùng để chở hàng hóa có trọng tải trên 4 tấn |
2.000 đồng/ngày và đêm 3.000 đồng/ngày và đêm 20.000 đồng/ngày và đêm
|
3. Thu phí theo tháng: a) Xe đạp b) Xe máy c) Xe tô để chở người dưới 12 chỗ ngồi và xe ô tô thiết kế dùng để chở hàng hóa có trong tải từ 4 tấn trở xuống. d) Xe ô tô thiết kế dùng để chở người từ 12 chỗ ngồi và xe ô tô thiết kế dùng để chở hàng hóa có trong tải trên 4 tấn. đ) Riêng đối với đối tượng là học sinh, sinh viên, áp dụng mức thu sau: - Xe đạp - Xe máy |
30.000 đồng/tháng 50.000 đồng/tháng 200.000 đồng/tháng
30.000 đồng/tháng |
Điều 3. Mức thu đối với phương tiện vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
1. Thu theo lượt ban ngày: a) Xe đạp, xích lô, ba gác, … b) Xe máy c) Xe ô tô các loại |
1.000 đồng/lượt 2.000 đồng/lượt 20.000 đồng/lượt |
2. Thu qua đêm: a) Xe đạp, xích lô, ba gác, … b) Xe máy c) Xe ô tô các loại |
2.000 đồng/ngày và đêm 4.000 đồng/ngày và đêm 40.000 đồng/ngày và đêm |
Mức thu phí trên đây bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đối với cá nhân và doanh nghiệp tổ chức trông giữ phương tiện.
Điều 4. Quản lý và sử dụng phí
1. Đối với các cơ quan, đơn vị do nhà nước thành lập: Số phí thu được là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước.
a) Khoản thu phí thuộc ngân sách cấp xã được để lại 100% cho cấp xã để trang trải chi phí cho việc quản lý và thu phí theo chế độ quy định;
b) Khoản thu phí thuộc cơ quan, đơn vị được để lại 100% để trang trải chi phí cho việc quản lý và thu phí theo chế độ quy định; số thu còn lại được bổ sung vào kinh phí hoạt động của đơn vị. Riêng đối với các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, việc sử dụng thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
2. Đối với cá nhân, doanh nghiệp: Khoản phí thu được là doanh thu của cá nhân, doanh nghiệp thu phí. Cá nhân, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật.
3. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí; Thông tư số 15/2003/TT-BTC ngày 07 tháng 3 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn khác do Bộ Tài chính ban hành.
Điều 5. Bãi bỏ quy định mức thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô quy định tại khoản 2 Mục I và quy định về tỷ lệ trích để lại cho đơn vị thu tại khoản 2 Mục II Nghị quyết số 08/2003/NQ-HĐND3 ngày 23 tháng 12 năm 2003 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về thu phí trên địa bàn tỉnh.
Điều 6. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 7. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa IV, kỳ họp thứ 13 thông qua./.