HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
19/2014/NQ-HĐND
|
Hưng
Yên, ngày 08 tháng 12 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG LŨ CHI TIẾT TUYẾN SÔNG HỒNG
VÀ SÔNG LUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
KHÓA XV - KỲ HỌP THỨ CHÍN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đê điều ngày
29/11/2006;
Căn cứ Quyết định số
92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch
phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình;
Căn cứ Quyết định số 2111/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số
71/TTr-UBND ngày 21/11/2014 của UBND tỉnh đề nghị phê duyệt Dự án Quy hoạch lũ
chi tiết tuyến sông Hồng và sông Luộc trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Báo cáo
thẩm tra của Ban Pháp chế và các ý kiến của Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Dự án quy hoạch phòng chống lũ chi tiết
tuyến sông Hồng và sông Luộc trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, với những
nội dung chủ yếu sau:
I. Mục tiêu và nhiệm
vụ quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết tỉnh Hưng Yên
1. Mục tiêu
- Phân tích, đánh giá hiện trạng công
trình phòng chống lũ trên địa bàn tỉnh;
- Xác định mức đảm bảo chống lũ cho
các tuyến sông Hồng, sông Luộc trên địa bàn tỉnh;
- Xác định lưu lượng lũ thiết kế,
mực nước lũ thiết kế đảm bảo phòng, chống lũ cho các tuyến sông Hồng,
sông Luộc trên địa bàn tỉnh;
- Xác định mực nước lũ báo
động để phục vụ công tác PCLB;
- Xác định tuyến thoát lũ hợp
lý của sông Hồng, sông Luộc trên địa bàn tỉnh;
- Xác định giải pháp công trình, phi
công trình để phòng, chống lũ đối với tuyến sông Hồng, sông Luộc;
- Tạo cơ sở khoa học, cơ sở pháp
lý để quản lý quy hoạch phòng chống lũ chi tiết tuyến sông, đồng thời
tạo điều kiện khai thác và phát triển bền vững các bãi sông Hồng,
sông Luộc trên địa bàn tỉnh.
2. Nhiệm vụ
- Đề xuất các giải pháp công trình và
phi công trình trong công tác phòng, chống lũ cho các tuyến sông Hồng và sông
Luộc;
- Tính toán, xác định chỉ giới hành
lang thoát lũ cho từng tuyến sông, làm cơ sở cho việc lập quy hoạch đê điều,
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch khác có liên quan của các
ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh và khai thác hợp lý các bãi sông, bãi nổi
cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng ven sông;
- Đề xuất các phương án bố trí các
khu dân cư vùng bãi sông. Định hướng về quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng
vùng ven sông;
- Đánh giá tác động môi trường của việc
thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ trên địa bàn tỉnh, đề xuất biện pháp giảm
thiểu các tác động xấu đến môi trường.
II. Các chỉ tiêu
quy hoạch
1. Phạm vi bảo vệ
Phạm vi vùng bảo vệ của Quy hoạch
là toàn bộ diện tích đất đai, cơ sở hạ tầng và dân cư của tỉnh, với tổng
diện tích tự nhiên 92.603ha.
2. Tiêu chuẩn phòng, chống lũ
- Theo Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg
ngày 21/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ hệ thống
sông Hồng, sông Thái Bình và Quyết định số 60/2002/QĐ-BNN ngày 05/7/2002 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 122-2002.
- Hệ thống đê điều thuộc tỉnh Hưng
Yên:
+ Tần suất bảo đảm chống lũ là 0,33%
(chu kỳ lặp lại 300 năm);
+ Mực nước lũ thiết kế đảm bảo chống
lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên là 13,1m.
3. Mực nước và lưu lượng lũ thiết
kế
- Mức đảm bảo chống lũ cho tuyến đê tả
sông Hồng, đê tả sông Luộc trên địa bàn tỉnh được xác định phù hợp với Quy hoạch
phòng chống lũ lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007;
- Lưu lượng lũ thiết kế, mực nước
lũ thiết kế đảm bảo phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên
địa bàn tỉnh đến năm 2020, cụ thể như sau:
TT
|
Tên trạm
|
Sông
|
Vị trí đê tả
|
Vị trí đê hữu
|
Z TK hiện tại
(m)
|
Mực nước, lưu
lượng tính toán
|
Mực nước, lưu
lượng thiết kế lựa chọn
|
Z (m)
|
Q (m3/s)
|
Z (m)
|
Q (m3/s)
|
1
|
Long Biên
|
Hồng
|
K66+400
|
K65+300
|
13,10
|
13,10
|
19.654
|
13,10
|
19.654
|
2
|
Hưng Yên
|
Hồng
|
K125+500
|
K127+000
|
8,30
|
8,01
|
19.539
|
8,30
|
19.539
|
3
|
Triều Dương
|
Luộc
|
K4+500
|
K0+050
|
7,10
|
6,94
|
3.343
|
7,10
|
3.343
|
4
|
Nhâm Lang
|
Luộc
|
K14+300
|
K11+000
|
6,50
|
5,96
|
3.341
|
6,50
|
3.341
|
5
|
La Tiến
|
Luộc
|
K17+100
|
K15+000
|
6,30
|
5,81
|
3.339
|
6,30
|
3.339
|
6
|
Bến Trại
|
Luộc
|
K22+800
|
K20+500
|
5,70
|
5,20
|
3.336
|
5,70
|
3.336
|
7
|
Chanh Chử
|
Luộc
|
K42+000
|
K37+000
|
4,20
|
3,91
|
2.707
|
4,20
|
2.707
|
- Mực nước lũ báo động để phục
vụ công tác phòng chống lụt bão:
TT
|
Vị trí
|
Sông
|
Tương ứng km
đê
|
Cấp báo đông
(m)
|
I
|
II
|
III
|
1
|
Trạm thủy văn Long Biên
|
Hồng
|
K66+400 Tả Hồng
|
9,50
|
10,50
|
11,50
|
2
|
Trạm thủy văn Hưng Yên
|
Hồng
|
K125+550 Tả Hồng
|
5,50
|
6,30
|
7,00
|
3
|
Trạm thủy văn Triều Dương
|
Luộc
|
K0 Hữu Luộc
|
4,90
|
5,40
|
6,10
|
4
|
Trạm thủy văn Nhâm Lang
|
Luộc
|
K11 Hữu Luộc
|
4,40
|
4,90
|
5,50
|
5
|
Trạm thủy văn La Tiến
|
Luộc
|
K17+100 Tả Luộc
|
4,20
|
4,70
|
5,40
|
4. Tuyến hành lang thoát lũ
Hành lang tuyến thoát lũ sông Hồng,
sông Luộc trên địa bàn tỉnh được xác định trên cơ sở tính toán đảm bảo không
gia tăng áp lực lũ và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
cũng như toàn vùng.
- Kích thước cơ bản của tuyến hành
lang thoát lũ (Chi tiết theo Phụ lục 1).
- Hệ thống tọa độ chỉ giới thoát
lũ theo hệ tọa độ VN2000 theo bản đồ đê điều tỷ lệ 25.000, chuyển chỉ giới thoát
lũ ra thực tế là phải tiến hành đo đạc xác định theo tỷ lệ bản đồ. Mặt cắt điển
hình đại diện của hành lang thoát lũ (HLTL) tại một số vị trí được thể hiện
trên các hình vẽ (theo Phụ lục 2).
5. Giải pháp phòng, chống lũ
5.1. Giải pháp công trình
a) Nâng cấp, tu bổ hệ thống đê điều
- Đê tả sông Hồng:
+ Đoạn đê tả sông Hồng (Đường 378)
đoạn qua các xã Xuân Quan, Phụng Công, thị trấn Văn Giang (từ K77+250 đến
K83+500) và đoạn đê nối từ đường 39A đến hết giáp ngã ba sông Hồng với sông Luộc
(từ K118 đến K133+050): Nâng cấp đảm bảo chống lũ và mở rộng, gia cố mặt đê bề
rộng B=9m, mđ=3, ms=2.
+ Đoạn K83+500 đến K94+800 và đoạn
từ K103+600 đến K118 đê tả sông Hồng: Nâng cấp đảm bảo chống lũ và mở rộng, gia
cố mặt đê bề rộng B=9m, mđ=3, ms=2 kết hợp đường giao thông;
+ Đoạn đê tả sông Hồng qua bối
Khoái Châu từ K94+800 đến K103+600: Nâng cấp đảm bảo chống lũ bề rộng B=9m,
mđ=3, ms=2 kết hợp đường giao thông.
- Đê tả sông Luộc:
+ Đoạn từ đầu thành phố Hưng Yên đến
cầu Triều Dương (K0 đến K4+300): B=9m, mđ=3, ms=2 kết hợp đường giao thông.
+ Đoạn từ cầu Triều Dương đến hết
địa phận tỉnh Hưng Yên (K4+300 đến K20+700): Nâng cấp đê đảm bảo yêu cầu chống
lũ, gia cố mặt đê kết hợp đường giao thông, bề rộng B=7,5m, mđ=3, ms=2.
- Tu bổ đảm bảo cơ đê:
Việc bố trí cơ, xác định cao trình
và bề rộng mặt cơ cần thông qua tính toán ổn định mái dốc, ổn định thấm để xác
định, mái đê phía đồng của những tuyến đê có chiều cao trên 5m bố trí cơ đê để
tăng hệ số an toàn, ổn định, chống trượt và chống thấm. Bề rộng cơ đê lấy từ 3m
đến 5m; khi có kết hợp giao thông trên cơ đê thì chiều rộng mặt cơ đê phía đồng
được xác định theo yêu cầu của giao thông, phía sông trồng tre chắn sóng.
b) Chương trình xây dựng mới, sửa
chữa, nâng cấp các công trình đê điều khác
- Tu bổ kè, bờ lở;
- Xây mới, tu bổ cống dưới đê;
- Nạo vét bãi sông để tăng khả năng
thoát lũ;
- Xây dựng chỉ giới thoát lũ các tuyến
sông Hồng, sông Luộc trên địa bàn tỉnh;
- Củng cố đê bối, bờ bao nội đồng
theo quy định;
- Nâng cấp hệ thống các công trình
thủy lợi phục vụ tưới, tiêu và PCLB.
5.2. Giải pháp phi công trình
- Đảm bảo tuyến thoát lũ;
- Tổ chức quản lý và hộ đê;
- Củng cố bộ máy, lực lượng chuyên
trách;
- Công tác thông tin tuyên truyền,
tổng kết rút kinh nghiệm; ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống lũ;
- Cơ chế chính sách trong đầu tư tu bổ
và hộ đê, PCLB: Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã được tỉnh ban hành
để hỗ trợ phát triển và hoàn thiện hệ thống các công trình phòng, chống lũ trên
địa bàn toàn tỉnh về chính sách đầu tư; chính sách ưu tiên cộng đồng; chính
sách xã hội hóa về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai;
- Công tác tổ chức cứu nạn, cứu
hộ, nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác phòng, chống lũ: Cứu nạn, cứu
hộ là việc làm cần thiết, cấp bách khi gặp lũ lớn. Mạng lưới cứu hộ, cứu nạn phải
được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, đầy đủ phương tiện như:
Phao cứu sinh, bao tải cát...; chuẩn bị đủ lương thực, thực phẩm, thuốc phòng
chữa bệnh cho người và đảm bảo phương tiện vận tải.
III. Vốn và phân kỳ
đầu tư
1. Kinh phí thực hiện: Tổng
mức đầu tư dự kiến khoảng 7.619,68 tỷ đồng
Trong đó:
TT
|
Hạng mục
|
Kinh phí (tỷ đồng)
|
Tổng
|
Đến 2015
|
Giai đoạn
2016-2020
|
1
|
Cắm mốc chỉ giới tuyến thoát lũ
|
15,00
|
15,00
|
|
2
|
Tôn cao, áp trúc, đắp cơ đê
|
266,61
|
141,75
|
124,86
|
3
|
Cứng hóa, mở rộng mặt đê kết hợp giao thông
|
6.349,13
|
2.093,84
|
4255,29
|
4
|
Nâng cấp cống dưới đê
|
100,00
|
77,00
|
23,00
|
5
|
Nâng cấp kè bảo vệ đê
|
886,35
|
486,14
|
400,21
|
6
|
Trồng tre chắn sóng
|
2,6
|
2,4
|
0,18
|
|
Tổng cộng
|
7.619,68
|
2.816,13
|
4.803,55
|
2. Phân kỳ đầu tư
2.1. Đến năm 2015: 2.816,13
tỷ đồng, gồm:
- Cắm mốc chỉ giới tuyến thoát lũ;
- Tôn cao, đắp áp trúc cơ đê, mở rộng
mặt đê tả sông Hồng kết hợp đường giao thông đoạn từ K76+894 - K124+824 đang
xây dựng.
- Xây mới các trạm bơm tiêu ra sông
ngoài; cống tiêu dưới đê;
- Xử lý sửa chữa nâng cấp các kè bảo
vệ đê;
- Bổ sung trồng tre chắn sóng bảo
vệ đê.
2.2. Giai đoạn 2016-2020: 4.803,55
tỷ đồng, gồm:
- Tôn cao, đắp áp trúc cơ đê, mở rộng
mặt đê đoạn còn lại của đê tả sông Hồng và sông Luộc;
- Hoàn thiện xây mới các trạm bơm
tiêu ra sông ngoài, các cống tiêu dưới đê;
- Xử lý, sửa chữa, nâng cấp các kè
bảo vệ đê; kè chống sạt lở bờ sông;
- Nâng cấp các đê bối thuộc đê tả
sông Hồng, sông Luộc kết hợp đường dân sinh, đường cứu hộ phục vụ công tác
phòng, chống lụt bão theo Luật đê điều.
3. Nguồn vốn đầu tư (nguồn vốn để thực hiện quy hoạch, dự kiến huy động từ các nguồn):
Vốn ngân sách trung ương và địa phương; vốn vay ODA; vốn từ các chương
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; vốn đóng góp của dân và
những nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
Hội đồng nhân dân tỉnh giao UBND tỉnh
tiếp thu đầy đủ ý kiến thỏa thuận chính thức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để hoàn chỉnh, phê duyệt Dự án Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết tuyến
sông Hồng và sông Luộc trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tổ chức triển khai thực
hiện theo quy định.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân
dân tỉnh khóa XV- Kỳ họp thứ Chín thông qua ngày 05/12/2014./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thông
|