Nghị quyết số 186-HĐBT về việc phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Số hiệu 186-HĐBT
Ngày ban hành 27/11/1989
Ngày có hiệu lực 01/01/1990
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Hội đồng Bộ trưởng
Người ký Võ Văn Kiệt
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 186-HĐBT

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 1989

 

NGHỊ QUYẾT

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 186-HĐBT NGÀY 27-11-1989 VỀ VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CHO ĐỊA PHƯƠNG

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đã chỉ rõ: "Nhà nước Trung ương định lại chế độ phân cấp quản lý thu, chi ngân sách cho hợp lý trên cơ sở khuyến khích đúng mức để tăng nhanh nguồn từ nội bộ nguồn kinh tế, chống thất thu. Mặt khác, phải căn cứ vào nguồn thu mà bố trí chi, không chi vượt quá khả năng thu của ngân sách, triệt để tiết kiệm chi tiêu về mọi mặt".

Phân cấp quản lý ngân sách là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý ngân sách, nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách các nguồn thu của Nhà nước và phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cao, phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó chế độ phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương phải thể hiện được các yêu cầu sau:

1. Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm quyền quyết định của Quốc hội và sự điều hành thống nhất của Hội đồng Bộ trưởng đối với toàn bộ ngân sách Nhà nước; đề cao trách nhiệm, quyền chủ động, sáng tạo và khuyến khích thoả đáng đối với chính quyền địa phương trong việc quản lý chặt chẽ, tăng thu và tiết kiệm chi cho ngân sách Nhà nước.

2. Bảo đảm tính thống nhất của nền tài chính quốc gia. Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách Nhà nước của các đơn vị kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, cá thể và tư nhân trên địa bàn; đồng thời, thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách theo kế hoạch, chính sách, chế độ tài chính thống nhất do Trung ương quy định với hiệu quả cao. Mọi khoản thu, chi của Nhà nước đều phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực vào ngân sách Nhà nước.

3. Chính quyền Nhà nước các cấp phải coi việc quản lý chặt chẽ ngân sách Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để chống lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Các ngành, các cấp cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cao trong việc khai thác mọi tiềm năng của ngành và của địa phương để phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo kế hoạch của Nhà nước, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần vào việc tăng thu, triệt để tiết kiệm chi, sớm tiến tới thăng bằng thu - chi ngân sách Nhà nước.

Sau đây là những quy định cụ thể.

I. NHIỆM VỤ CHI VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH CÁC NGUỒN THU CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
(tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương dưới đây gọi tắt là tỉnh).

A. Về nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương

1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản nhằm xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá của địa phương do Hội đồng Bộ trưởng (hoặc uỷ nhiệm cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Và Bộ Tài chính) xét duyệt theo đề nghị của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.

2. Chi về các sự nghiệp kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, Y tế, xã hội, thể dục, thể thao do địa phương quản lý (kể cả chi cho công tác đo đạc ruộng đất, định canh, định cư, chi về sự nghiệp đưa dân đi và đón dân đến vùng kinh tế mới, chi về quy hoạch khảo sát, chi bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường, nhà ở và các công trình phúc lợi công cộng).

3. Chi cho bộ máy quản lý Nhà nước ở địa phương (kể cả Viện kiểm sát nhân dân) trợ cấp cho tổ chức Đảng, đại biểu Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng ở địa phương.

4. Trợ cấp khó khăn thường xuyên và đột xuất cho cán bộ, công nhân viên Trung ương và địa phương.

5. Cấp vốn lưu động theo chế độ thống nhất của Nhà nước cho những xí nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý mới đưa vào hoạt động.

6. Chi cho công tác dân quân tự vệ và tuyển quân, chi trợ cấp một phần sinh hoạt phí cho cán bộ xã và các khoản chi khác của địa phương.

B. Cơ chế hình thành của nguồn thu ngân sách địa phương

1. Các khoản thu cố định dành cho ngân sách địa phương 100%.

- Thu khấu hao cơ bản, hoàn vốn, biến giá tài sản cố định và thu khác của xí nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý.

- Thu sự nghiệp của địa phương.

- Thu học phí.

- Thu viện phí của địa phương.

- Thu thuế sát sinh, thuế môn bài, lệ phí chứng thư ở địa phương, thu thuế trước bạ.

- Thu do nhân dân đóng góp tự nguyện và viện trợ nước ngoài cho địa phương.

- Thu về tiền nuôi rừng.

- Thu về sổ xố kiến thiết.

- Thu phí giao thông.

- Các khoản khác mà Trung ương có quyết định để lại cho ngân sách địa phương được hưởng 100% (nếu có).

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ