HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
185/2015/NQ-HĐND
|
Quảng Nam,
ngày 11 tháng 12 năm 2015
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ KẾ
HOẠCH PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NĂM 2016
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị quyết số
99/2015/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội Khóa XIII về dự toán ngân
sách nhà nước năm 2016 và Nghị quyết số 101/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015
của Quốc hội Khóa XIII về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2016;
Căn cứ Quyết định số
2100/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự
toán ngân sách nhà nước năm 2016;
Sau khi xem xét Báo cáo số
227/BC-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực
hiện thu - chi ngân sách nhà nước năm 2015 và dự toán ngân sách nhà nước năm
2016; Báo cáo số 228/BC-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015 và kế hoạch
vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2016; Báo cáo thẩm tra số 76/BC-HĐND và
78/BC-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân
dân tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Dự toán thu ngân sách nhà nước
1. Thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn
: 13.845.000 triệu đồng
(Mười ba nghìn, tám trăm bốn mươi
lăm tỷ đồng)
a) Thu nội địa
: 8.795.000 triệu đồng
- Thu tiền sử dụng đất và thuê đất
nộp một lần
: 500.000 triệu đồng
- Thu nội địa sau khi trừ thu tiền
sử dụng đất
: 8.295.000 triệu đồng
b) Thu xuất nhập khẩu
: 4.600.000 triệu đồng
c) Thu để lại chi quản lý qua ngân
sách
: 450.000 triệu đồng
2. Thu ngân sách địa
phương
: 16.701.931 triệu đồng
(Mười sáu nghìn, bảy trăm lẻ một tỷ,
chín trăm ba mươi mốt triệu đồng)
a) Thu trong cân đối ngân sách địa
phương
: 16.251.931 triệu đồng
- Thu nội địa ngân sách địa phương
được hưởng
: 8.760.500 triệu đồng
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp
trên
: 5.031.431 triệu đồng
(Gồm thu bổ sung cân đối:
2.270.405 triệu đồng, thu bổ sung có mục tiêu: 2.761.026 triệu đồng)
- Thu huy động theo Khoản 3, Điều
8, Luật NSNN
: 100.000 triệu đồng
- Thu chuyển nguồn
: 2.360.000 triệu đồng
b) Thu để lại chi quản lý qua ngân
sách
: 450.000 triệu đồng
Điều 2. Dự toán chi ngân sách địa
phương
: 16.701.931 triệu đồng
(Mười sáu nghìn, bảy trăm lẻ một tỷ,
chín trăm ba mươi mốt triệu đồng)
Điều 3. Phân bổ dự toán thu, chi
ngân sách
1. Phân bổ dự toán thu ngân sách
nhà nước:
a) Thu nội địa
: 8.795.000 triệu đồng
- Cục Thuế và Sở Tài chính quản lý
thu
: 7.434.840 triệu đồng
- Chi cục Thuế quản lý
thu
: 1.360.160
triệu đồng
b) Thu thuế xuất nhập khẩu (Hải
quan
thu)
: 4.600.000 triệu đồng
c) Thu để lại chi quản lý qua ngân
sách nhà nước
: 450.000 triệu đồng
- Cục Thuế và Sở Tài chính quản lý
thu
: 200.400 triệu đồng
- Chi cục Thuế quản lý
thu
: 249.600 triệu đồng
2. Phân bổ dự toán chi ngân sách địa
phương:
a) Dự toán chi ngân sách địa
phương theo nội dung chi : 16.701.931 triệu đồng
- Chi trong cân đối ngân sách :
16.251.931 triệu đồng
Trong đó: Chi thường xuyên :
8.069.284 triệu đồng
Chi đầu tư phát triển : 4.473.750
triệu đồng
- Chi từ nguồn thu quản lý qua
ngân sách : 450.000 triệu đồng
b) Dự toán chi ngân sách địa
phương theo phân cấp : 16.701.931 triệu đồng
- Ngân sách tỉnh trực tiếp
chi
: 9.423.042 triệu đồng
- Ngân sách cấp huyện trực tiếp
chi
: 7.278.889 triệu đồng
(Chi tiết theo phụ lục 1,2,3,4,5,
6, 7 đính kèm)
Điều 4. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
1. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội
năm 2016 là 21.400 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn cân đối cho đầu tư công thuộc
ngân sách nhà nước dự kiến là 4.685,44 tỷ đồng.
2. Danh mục công trình
(Chi tiết theo biểu số
1,2,3,4,5,6,7 đính kèm)
Điều 5. Ủy ban nhân dân tỉnh có
trách nhiệm:
1. Giao dự
toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2016 cho các cơ quan, đơn vị, địa phương
theo đúng nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua và thực hiện công khai dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân
sách Nhà nước, đảm bảo quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện
nghiêm kỷ luật tài chính – ngân sách nhà nước theo Quyết định 2100/QĐ-TTg ngày
28/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Chỉ đạo tổ chức thực
hiện tốt các luật thuế và các nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Tăng cường các biện pháp quản lý, bồi dưỡng, khai thác nguồn
thu; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp
thời theo quy định của pháp luật; tích cực đôn đốc, thu hồi nợ đọng thuế; tập trung công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành quy định về nghĩa vụ thuế, chống
thất thu, nhất là lĩnh vực khai thác
khoáng sản, xây dựng cơ bản vãng lai; phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý nghiêm các các hành vi
buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn thuế; kiểm soát chặt chẽ việc việc kê khai thuế và
thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước trước khi lập các thủ tục trình cấp có thẩm
quyền cấp mới, bổ sung và gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản.
3. Điều hành chi ngân sách nhà nước đảm bảo theo đúng dự
toán được giao. Rà soát, đánh giá đúng hiệu quả của
các chương trình, dự án để có giải pháp tiết kiệm triệt để, cơ cấu hợp lý và sắp
xếp lại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên, cắt giảm tối đa các khoản chi
khánh tiết, hội nghị, lễ hội, đi công tác nước ngoài…Chỉ
tham mưu ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách nhà nước khi thật sự cần
thiết và đảm bảo nguồn.
Quản lý chặt chẽ việc tạm ứng ngân sách nhà nước. Chỉ
ưu tiên bố trí vốn hoàn ứng ngân sách đối với dự án thực hiện thủ tục tạm ứng
theo đúng quy định. Khẩn trương xây dựng quy chế tạm ứng ngân sách để làm cơ sở
xét duyệt tạm ứng và bố trí hoàn ứng (trong đó quy định rõ tiêu chí, điều kiện,
đối tượng, mức vốn tạm ứng, thời gian hoàn ứng... ), trình Thường trực HĐND tỉnh
cho ý kiến trước khi thực hiện việc tạm ứng ngân sách.
4. Quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách
nhà nước phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với tất cả các khâu trong quá trình đầu
tư. Rà soát khả năng cân đối nguồn lực để phân kỳ đầu tư hợp lý, ưu tiên
tập trung đầu tư, tránh dàn trải, bảo đảm đúng quy định của Luật Đầu tư công;
chỉ được phép bố trí vốn cho các dự án khởi công mới được cấp có thẩm quyền phê
duyệt quyết định đầu tư đến ngày 31/3/2016.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn. Đa dạng
phương thức huy động nguồn lực để đầu tư phát triển dự án hạ tầng kinh tế - xã
hội trọng điểm, hoàn thiện cơ sở pháp lý để đẩy
mạnh hợp tác công tư, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh xã hội
hóa các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, viễn thông,
văn hóa, thể dục thể thao, vệ sinh môi trường. Đồng thời, tăng cường cơ chế lồng
ghép các nguồn vốn để đảm bảo nguồn lực đối ứng theo
cơ cấu quy định để thực hiện các chương trình do Trung ương hỗ trợ, góp phần đẩy
nhanh tiến độ thực hiện dự án, sớm phát huy nguồn lực đầu tư.
Phân bổ vốn đầu
tư phát triển ưu tiên tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các chương trình,
dự án, công trình trọng điểm quốc gia, các công trình cấp thiết đang đầu
tư dở dang; ưu tiên vốn đối ứng cho các dự án ODA, dự án hợp tác công tư (PPP),
xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn tạm ứng; phần còn lại mới bố
trí vốn cho các dự án khởi công mới thật sự cấp bách, phục vụ dân sinh khi đã
xác định rõ nguồn vốn, khả năng cân đối vốn và đảm bảo các thủ tục theo quy định;
triển khai các dự án đầu tư theo kế hoạch vốn được giao, cân đối đủ nguồn vốn,
hạn chế làm phát sinh nợ xây dựng cơ bản.
5. Ưu tiên sử dụng nguồn tăng thu,
vượt thu để trả nợ xây dựng cơ bản, thu hồi vốn tạm ứng, đối ứng ODA, bổ sung
chi đầu tư xây dựng cơ bản theo mục tiêu của Trung ương, tỉnh, thực hiện Nghị
quyết HĐND, chương trình nông thôn mới (chủ yếu đầu tư phát triển sản xuất) và
giảm nghèo.
6. Trong quá trình chỉ đạo điều
hành, trường hợp phát sinh cấp bách cần điều chỉnh, bổ sung dự toán, kế hoạch vốn
thì Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để thống
nhất chủ trương và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Điều 6. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng
nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân
dân tỉnh Quảng Nam Khóa VIII, Kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2015
và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày được thông qua./.
Nơi nhận:
- UBTVQH;
- VP: QH, CTN, CP;
- Bộ Tài chính;
- Ban CTĐB-UBTVQH;
- Cục KT VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Ban TVTU, TT HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQVN, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
- TT.HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- TTXVN tại QN;
- TT Tin học - Công báo tỉnh;
- Báo QNam, Đài PT-TH QNam;
- CPVP, CV;
- Lưu VT, CTHĐ (Phiên).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Quang
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|