QUY ĐỊNH CHI TIẾT
PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI, TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN
CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CAO BẰNG NĂM 2011, THỜI KỲ ỔN ĐỊNH 2011 - 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 17/2010 /NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2010 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)
A. NGUYÊN TẮC CHUNG
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân
sách các cấp chính quyền địa phương trên cơ sở phù hợp với phân cấp quản lý
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư và
năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn, trong đó tăng cường nguồn lực cho
ngân sách cấp xã; tạo điều kiện chủ động cho các cấp ngân sách trong quá trình
thực hiện quản lý khai thác nguồn thu và sử dụng ngân sách phục vụ nhiệm vụ
chính trị, kinh tế - xã hội ở các cấp, các đơn vị.
B. PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM
VỤ CHI
I. NGÂN SÁCH CẤP TỈNH
1. Nguồn thu
a) Các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100%
- Tiền sử dụng đất: là nguồn hình thành vốn đầu
tư để lại theo Nghị quyết Quốc hội để tập trung nguồn vốn này tại cấp tỉnh;
- Các khoản thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
- Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương,
tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý
tài sản và các khoản thu khác của Doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý,
phần thu nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; thu từ quỹ dự trữ tài chính
địa phương theo quy định tại Điều 58 của Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng
6 năm 2003 của Chính phủ;
- Thu huy động đầu tư xây dựng các công trình kết
cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách Nhà nước;
- Thu kết dư ngân sách năm trước thuộc ngân sách
cấp tỉnh quản lý;
- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương.
b) Các khoản
thu phân chia theo tỷ lệ (%) giữa ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh theo
quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật Ngân sách Nhà nước
- Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị
gia tăng hàng hoá nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Luật Ngân
sách Nhà nước;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu
nhập doanh nghiệp hạch toán toàn ngành quy định tại điểm d khoản 1 Điều 30 của
Luật Ngân sách Nhà nước;
- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể
thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu khí quy định tại điểm đ,
khoản 1 Điều 30 của Luật Ngân sách Nhà nước;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ
trong nước;
- Phí xăng dầu.
c) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm
(%) giữa ngân sách tỉnh, huyện, thị (gọi chung là cấp huyện), ngân sách xã, phường,
thị trấn (gọi chung là ngân sách xã)
- Thuế nhà đất:
+ Do cấp huyện trực tiếp thu ngân sách huyện được
hưởng 100%;
+ Do cấp xã trực tiếp thu ngân sách xã được hưởng
100%.
- Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên dầu
khí:
+ Các Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và địa
phương, các Công ty cổ phần hoá từ Doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách tỉnh
hưởng 100%;
+ Các công ty Trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp
tư nhân và các thành phần khác nộp phân chia như sau:
Cấp huyện thu nộp ngân sách huyện được hưởng
100%;
Cấp xã thu nộp ngân sách xã được hưởng 100% (khoản
này không áp dụng cho cấp phường);
- Thuế môn bài:
+ Các Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và địa
phương, các Công ty cổ phần hoá từ Doanh nghiệp Nhà nước, ngân sách tỉnh hưởng
100%;
+ Thuế môn bài do các thành phần kinh tế còn lại
nộp ngân sách Nhà nước phân chia như sau:
Ngân sách cấp huyện được hưởng 100% từ bậc 1 đến
bậc 3;
Ngân sách cấp xã được hưởng 100% từ bậc 4 đến bậc
6;
- Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước các thành phần
kinh tế nộp, ngân sách tỉnh được hưởng 100%;
- Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước
các đơn vị nộp:
+ Do đơn vị cấp tỉnh tổ chức, quản lý thu ngân
sách tỉnh được hưởng 100%;
+ Do đơn vị cấp huyện tổ chức, quản lý thu ngân
sách huyện được hưởng 100% (khoản này không phân cấp cho xã).
- Các khoản phí, lệ phí, lệ phí trước bạ; kể cả
lệ phí trước bạ thu từ ô tô, xe máy và nhà đất (không kể phí xăng dầu; phí, lệ
phí do cơ quan, đơn vị Trung ương thu theo quy định của pháp luật).
+ Trừ lệ phí trước bạ nhà đất phân chia như sau:
Do cấp tỉnh quản lý thu ngân sách tỉnh được hưởng
100%;
Cấp huyện tổ chức thu ngân sách huyện được hưởng
100%;
Cấp xã tổ chức thu (không kể lệ phí trước bạ thu
từ ô tô, xe máy) được hưởng 100%.
+ Lệ phí trước bạ nhà đất cấp xã được hưởng
100%.
- Thuế giá trị gia tăng thu từ các hộ sản xuất
kinh doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh do cấp huyện, cấp xã trực tiếp quản lý thu
(trong phạm vi ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp của Trung ương)
không phân biệt đơn vị tỉnh hoặc huyện quản lý; thuộc lĩnh vực thu ngoài quốc
doanh được phân chia như sau:
+ Do cấp huyện trực tiếp tổ chức thu ngân sách
huyện được hưởng 100%;
+ Do cấp xã trực tiếp tổ chức thu ngân sách xã
được hưởng 100% (đối với cấp phường được hưởng 50%; điều tiết cho cấp thị
50%);
- Thuế thu nhập doanh nghiệp từ các hộ sản xuất
kinh doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh do cấp huyện, cấp xã quản lý thu (trong phạm
vi ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp của Trung ương) không phân biệt
đơn vị tỉnh hoặc huyện quản lý; thuộc lĩnh vực thu ngoài quốc doanh được phân
chia như sau:
+ Do cấp huyện, thị trực tiếp tổ chức thu thì
ngân sách huyện hưởng 100%;
+ Do cấp xã trực tiếp tổ chức thu thì ngân sách
xã được hưởng 100% (đối với cấp phường được hưởng 50%, điều tiết cho cấp Thị
50%).
- Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hoá dịch vụ
trong nước, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết
ngân sách tỉnh hưởng 100%;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ các hoạt động dịch
vụ, kinh doanh: vũ trường, mát xa, ka ra ô kê và các mặt hàng bài lá, vàng mã
v.v.:
+ Do cấp huyện trực tiếp thu ngân sách huyện được
hưởng 100%;
+ Do cấp xã trực tiếp thu ngân sách xã được hưởng
100%.
- Thu phạt, tịch thu xử lý vi phạm hành chính và
thu khác trong các lĩnh vực thu từ hoạt động chống lậu và kinh doanh trái pháp
luật, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (không kể thu phạt trật tự an toàn
giao thông) được phân chia như sau:
+ Các đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý thu ngân
sách cấp tỉnh được hưởng 100%;
+ Các đơn vị thuộc cấp huyện quản lý thu ngân
sách huyện hưởng 100%;
+ Các đơn vị thuộc cấp xã quản lý thu ngân sách
xã được hưởng 100%;
- Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ
chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của
địa phương;
+ Thuộc ngân sách cấp tỉnh quản lý thì ngân sách
cấp tỉnh được hưởng 100%;
+ Thuộc ngân sách cấp huyện quản lý thì ngân
sách cấp huyện được hưởng 100%;
+ Thuộc ngân sách cấp xã quản lý thì ngân sách cấp
xã được hưởng 100%.
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế,
các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho các cấp ngân sách:
+ Cho ngân sách cấp tỉnh thì ngân sách cấp tỉnh
được hưởng 100%;
+ Cho ngân sách cấp huyện thì ngân sách cấp huyện
được hưởng 100%;
+ Cho ngân sách cấp xã thì ngân sách cấp xã được
hưởng 100%.
- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản
khác:
+ Do cấp tỉnh tổ chức, quản lý thu thì ngân sách
cấp tỉnh được hưởng 100%;
+ Do cấp huyện tổ chức, quản lý thu thì ngân
sách cấp huyện được hưởng 100%;
+ Do cấp xã tổ chức, quản lý thu thì ngân sách cấp
xã được hưởng 100%.
- Thu huy động từ các tổ chức cá nhân theo quy định
của pháp luật:
+ Do ngân sách cấp tỉnh huy động thì ngân sách cấp
tỉnh được hưởng 100%;
+ Do ngân sách cấp huyện huy động thì ngân sách
cấp huyện được hưởng 100%;
+ Do ngân sách cấp xã huy động thì ngân sách cấp
xã được hưởng 100%.
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở
trong và ngoài nước:
+ Cho ngân sách cấp tỉnh thì ngân sách cấp tỉnh
được hưởng 100%;
+ Cho ngân sách cấp huyện thì ngân sách cấp huyện
được hưởng 100%;
+ Cho ngân sách cấp xã thì ngân sách cấp xã được
hưởng 100%.
- Thuế thu nhập cá nhân:
+ Các đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý thu ngân
sách cấp tỉnh được hưởng 100%;
+ Các đơn vị thuộc cấp huyện quản lý thu ngân
sách huyện hưởng 100%;
+ Các đơn vị thuộc cấp xã quản lý thu ngân sách
xã được hưởng 100%.
2. Nhiệm vụ chi
a) Chi đầu tư phát triển
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp tỉnh quản lý;
- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp và tổ chức
kinh tế, tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Phần chi đầu tư phát triển trong các chương
trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan cấp tỉnh thực hiện;
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy
định của pháp luật.
b) Chi thường xuyên
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục
- đào tạo và dạy nghề, y tế, xã hội, văn hoá - thể thao và du lịch,
thông tin - truyền thông, văn học - nghệ thuật, phát thanh - truyền hình, khoa
học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan cấp tỉnh quản
lý gồm:
+ Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng, sửa
chữa cầu, đường bộ và các công trình giao thông khác, lập biển báo và các biện
pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường theo phân cấp;
+ Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản, lâm
nghiệp: duy tu bảo dưỡng các công trình thuỷ lợi, các trạm, trại nông - lâm
nghiệp, thuỷ sản, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; chi khoanh
nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;
+ Sự nghiệp thị chính: duy tu sửa chữa lớn, giao
thông nội thị, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè và các
công trình kiến thiết thị chính khác mà cấp huyện, thị không đảm bảo được;
+ Thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch (bao gồm
cả điều chỉnh quy hoạch) do ngân sách Nhà nước đảm bảo từ nguồn kinh phí sự
nghiệp kinh tế bao gồm (Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phát
triển ngành, lĩnh vực; Quy hoạch xây dựng vùng, xây dựng đô thị; Quy hoạch sử dụng
đất);
+ Đo đạc, lập bản đồ và lưu giữ hồ sơ địa chính
cấp tỉnh quản lý;
+ Điều tra cơ bản;
+ Sự nghiệp hoạt động môi trường: vệ sinh môi trường
đô thị, các yếu tố tác động môi trường của sản xuất công nghiệp, bảo tồn thiên
nhiên, rừng tự nhiên;
+ Các sự nghiệp kinh tế khác: khuyến công, làng
nghề, … cấp tỉnh quản lý;
+ Giáo dục phổ thông trung học, giáo dục thường
xuyên, phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và huyện, các hoạt động giáo dục khác thuộc
cấp tỉnh quản lý;
+ Đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo khác ở trong nước
và nước ngoài;.
+ Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế
khác thuộc cấp tỉnh quản lý;
+ Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng
chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác do cấp tỉnh đảm bảo;
+ Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ
thuật và các hoạt động văn hoá khác thuộc cấp tỉnh;
+ Phát thanh truyền hình và các hoạt động công
nghệ thông tin truyền thông khác thuộc cấp tỉnh quản lý;
+ Bồi dưỡng, huấn luyện viên, vận động viên các
đội tuyển cấp tỉnh, các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục
- thể thao và các hoạt động thể dục thể thao khác thuộc cấp tỉnh quản lý;
+ Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật,
các sự nghiệp khoa học và công nghệ khác;
+ Các sự nghiệp khác thuộc tỉnh quản lý.
- Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội
phần do cấp tỉnh đảm bảo:
+ Quốc phòng:
Huấn luyện dân quân tự vệ theo phân cấp của Luật
Dân quân tự vệ cho cấp tỉnh;
Hoạt động của các đơn vị dân quân tự vệ luân
phiên thoát ly sản xuất làm nghĩa vụ thường trực chiến đấu hoặc sẵn sàng chiến
đấu ở những vùng trọng điểm biên giới, trong một số trường hợp đặc biệt theo chỉ
đạo của Bộ quốc phòng;
Xây dựng và hỗ trợ các hoạt động của Bộ đội biên
phòng theo quy định của pháp luật;
Tổ chức hội nghị, tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền,
giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức quân sự phổ thông cho cán bộ và nhân dân
địa phương, báo cáo công tác quốc phòng địa phương;
Xây dựng các khu vực, công trình phòng thủ, theo
quy định phân cấp của Chính phủ và Bộ Quốc phòng;
Sản xuất, mua sắm, bảo quản, vận chuyển, sửa chữa,
trang bị vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng cho lực lượng dân quân tự vệ và
lực lượng dự bị động viên; chi đền bù các thiệt hại phương tiện và các khoản
chi phí khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh huy động để huấn luyện, diễn tập, kiểm tra
sẵn sàng chiến đấu theo quy định của pháp luật và kế hoạch hàng năm;
Xây dựng mới, sửa chữa các công trình chiến đấu,
phục vụ chiến đấu, trụ sở làm việc, doanh trại, kho tàng của lực lượng vũ trang
địa phương;
Hỗ trợ sửa chữa và mua sắm, bảo quản quân trang,
thiết bị trường quân sự địa phương;
Tiếp đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự
trở về;
Chi cho công tác quốc phòng khác thuộc cấp tỉnh
gồm hỗ trợ thông tin liên lạc, công tác phí, một số nhiệm vụ quốc phòng khác);
+ An ninh và trật tự an toàn xã hội:
Hỗ trợ các chiến dịch phòng ngừa, phòng chống
các loại tội phạm;
Hỗ trợ các chiến dịch giữ gìn an ninh và trật tự
an toàn xã hội;
Hỗ trợ công tác phòng cháy, chữa cháy;
Hỗ trợ sửa chữa nhà tạm giam, tạm giữ;
Hỗ trợ tổng kết, sơ kết phong trào quần chúng bảo
vệ an ninh Tổ quốc;
- Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các cơ
quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội
Nông dân Việt Nam thuộc cấp tỉnh;
- Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc cấp tỉnh theo quy định
của pháp luật;
- Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối
tượng do cấp tỉnh quản lý;
- Chi thường xuyên trong các chương trình mục
tiêu quốc gia tỉnh quản lý;
- Trợ giá, trợ cước theo chính sách của Nhà nước;
- Các khoản chi khác của ngân sách cấp tỉnh theo
quy định của pháp luật;
- Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động
cho đầu tư quy định tại khoản 3 điều 8 của luật Ngân sách Nhà nước;
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh;
- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới
- Chi chuyển
nguồn ngân sách cấp tỉnh năm trước sang ngân sách năm sau;
II. NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
1. Nguồn thu ngân sách cấp huyện, thị (gọi
chung là cấp huyện)
a) Các khoản thu ngân sách huyện được hưởng 100%
- Thu kết dư ngân sách năm trước thuộc cấp huyện
quản lý;
- Thu chuyển nguồn ngân sách cấp huyện năm trước
sang năm sau;
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh.
b) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%) giữa
ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện và ngân sách cấp xã
Thực hiện theo quy định tại khoản c mục 1 phần I
- Các khoản thu phân chia tỷ lệ (%) giữa ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, thị và
ngân sách cấp xã phường, thị trấn.
2. Nhiệm vụ chi
a) Chi đầu tư phát triển
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp có thẩm
quyền: chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập và các công trình phúc
lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn
giao thông, vệ sinh đô thị;
- Phần chi đầu tư phát triển trong các chương
trình mục tiêu quốc gia theo phân cấp của cấp có thẩm quyền;
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy
định của pháp luật.
b) Chi thường xuyên
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế:
+ Sự nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ lợi;
+ Sự nghiệp thị chính: duy tu bảo dưỡng hệ thống
đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống thoát cấp nước, giao thông đô thị, vườn hoa,
công viên đô thị và các sự nghiệp kiến thiết thị chính khác;
+ Sự nghiệp giao thông: duy tu, sửa chữa đường tỉnh
lộ, giao thông nông thôn theo phân cấp của tỉnh,
+ Đo đạc, lập bản đồ và lưu giữ hồ sơ địa chính
cấp huyện quản lý;
+ Sự nghiệp hoạt động môi trường: vệ sinh môi
trường đô thị, các yếu tố tác động môi trường của sản xuất công nghiệp, bảo tồn
thiên nhiên, rừng tự nhiên;
+ Các sự nghiệp kinh tế khác: khuyến công, làng
nghề, thuộc cấp huyện quản lý.
- Sự nghiệp giáo dục: theo phân cấp của tỉnh
(giáo dục cho nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, các hoạt động giáo
dục khác) thuộc cấp huyện quản lý;
- Đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chính trị, quản
lý Nhà nước, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ cơ sở thuộc Trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện quản lý;
- Chi hoạt động sự nghiệp văn hoá thể thao và du
lịch, thông tin truyền thông, công tác xã hội do cấp huyện quản lý;
- Chi hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước,
các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Hội Nông dân Việt Nam thuộc cấp huyện quản lý;
- Hỗ trợ các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp
cấp huyện quản lý theo quy định của Chính phủ;
- Chi trạm truyền thanh - truyền hình và trạm
phát lại truyền thanh - truyền hình ở cụm xã;
- Chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp
cán bộ y tế ở trạm xá và sinh hoạt phí y tế thôn bản; và chi hoạt động của trạm
xá xã;
- Quốc phòng,
an ninh và trật tự an toàn xã hội phần do cấp huyện đảm bảo:
+ Quốc phòng: công tác giáo dục quốc phòng toàn
dân; tuyên truyền giáo dục pháp luật về quốc phòng; phổ biến kiến thức quân sự
phổ thông cho cán bộ và nhân dân địa phương; tổ chức hoạt động ngày quốc phòng
toàn dân; ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ; ngày biên phòng toàn
dân; tổng kết thi đua, khen thưởng cho cá nhân, đơn vị có thành tích cho sự
nghiệp quốc phòng địa phương; huấn luyện dân quân tự vệ theo phân cấp của pháp
lệnh dân quân tự vệ cho cấp huyện; xây dựng, sửa chữa doanh trại, kho tàng, vận
chuyển, bảo quản, sửa chữa niêm cất vũ khí, khí tài, đạn dược, quân trang, quân
dụng, trang thiết bị cho dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên; xây dựng
và diễn tập khu phòng thủ thuộc huyện theo phân cấp; công tác tuyển quân và đón
tiếp quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về; đăng ký quân nhân dự bị; chi các hoạt
động quốc phòng khác;
+ An ninh và trật tự an toàn xã hội: chi tuyên
truyền giáo dục phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; chi hỗ trợ các
chiến dịch giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội; chi hỗ trợ sơ kết, tổng kết
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; chi hỗ trợ bảo vệ an ninh và trật
tự an toàn xã hội khác.
- Chi các chương trình mục tiêu quốc gia được Uỷ
ban nhân dân tỉnh giao;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới;
- Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm
sau ngân sách cấp huyện quản lý.
III. NGÂN SÁCH CẤP XÃ, PHƯỜNG,
THỊ TRẤN
1. Nguồn thu ngân sách cấp xã ( gọi chung là
ngân sách cấp xã )
a) Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%
- Thu kết dư ngân sách năm trước thuộc cấp xã;
- Thu chuyển nguồn ngân sách xã năm trước sang
năm sau;
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
b) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%) giữa
ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện và ngân sách cấp xã
Thực hiện theo quy định tại khoản c, mục 1, phần
I; Các khoản thu phân chia tỷ lệ (%) giữa ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, thị và
ngân sách cấp xã phường, thị trấn.
2. Nhiệm vụ chi
a) Chi đầu tư phát triển
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản các công trình kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp
tỉnh;
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá
nhân cho từng dự án theo quy định của pháp luật, do Hội đồng nhân dân xã quyết
định đưa vào ngân sách xã quản lý;
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy
định của pháp luật.
b) Chi thường xuyên
- Chi hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở xã:
+ Tiền lương, phụ cấp lương tiền công và các khoản
đóng góp cho cán bộ, công chức xã;
+ Sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân xã;
+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà
nước;
+ Công tác phí;
+ Chi hoạt động văn phòng: điện, nước, văn phòng
phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị....;
+ Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở,
phương tiện làm việc;
+ Chi khác theo chế độ quy định.
- Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng Cộng sản
Việt Nam ở cấp xã;
- Chi hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội
ở xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu
chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau
khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có);
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ
xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định;
- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an
toàn xã hội;
- Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp
huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ
chi của ngân sách xã theo quy định của pháp lệnh dân quân tự vệ;
+ Chi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, công
tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của
pháp luật;
+ Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong
trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội ở trên địa bàn xã;
+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định;
- Các khoản chi công tác xã hội và hoạt động văn
hoá thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý;
- Chi sự nghiệp giáo dục; hỗ trợ các lớp bổ túc
văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo cô
nuôi dạy trẻ do xã quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi);
- Chi sự nghiệp y tế hỗ trợ chi thường xuyên và
mua sắm trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh ở trạm xá xã;
- Chi sửa chữa cải tạo các công trình phúc lợi,
công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý;
- Chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của
pháp luật (chi hoạt của ban thanh tra nhân dân, hoạt động của ban giám sát đầu
tư cộng đồng,. ..);
- Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang
năm sau.
IV. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH MỨC HỖ
TRỢ BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN CHO NGÂN SÁCH CẤP DƯỚI
1. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản
thu giữa ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã:
Thực hiện theo quy định tại khoản c, mục 1, phần
I; Các khoản thu phân chia tỷ lệ (%) giữa ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, thị và
ngân sách cấp xã phường, thị trấn.
2. Xác định mức hỗ trợ bổ sung từ ngân sách cấp
trên cho cấp dưới
Xác định mức hỗ trợ từ ngân sách cấp tỉnh cho
ngân sách cấp huyện; từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách cấp xã được thực hiện
theo quy định tại điểm 2 phần II Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm
2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6
tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật
Ngân sách Nhà nước.
V. VỀ THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN
SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân
sách các cấp chính quyền địa phương nêu trên; xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân
chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách; xác định số bổ sung từ ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp dưới; Quyết định thời kỳ ổn định ngân sách địa phương được
thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến 31 tháng 12 năm 2015./.