Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 155/NQ-HĐND năm 2021 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 do tỉnh Hưng Yên ban hành

Số hiệu 155/NQ-HĐND
Ngày ban hành 08/12/2021
Ngày có hiệu lực 08/12/2021
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Trần Quốc Toản
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 155/NQ-HĐND

Hưng Yên, ngày 08 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2022

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ NĂM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Chỉ thị s 20/CT-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 03 tháng 12 năm 2021 Hội nghị ln thứ 13 của Ban chp hành Đảng bộ tỉnh;

Xét Báo cáo số 182/BC-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2022; Báo cáo thẩm tra s 944/BC-KTNS ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách, số 935/BC-BPC ngày 02 tháng 12 năm 2021 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; s950/BC-VHXH ngày 04 tháng 12 năm 2021 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản tán thành nội dung đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan hữu quan.

1. Kết quả chủ yếu

Năm 2021, trong bối cảnh còn rất nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, cùng với sự nỗ lực, vượt qua khó khăn của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội đạt được kết quả tích cực. Hoàn thành toàn diện các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 6,52%. Các ngành, lĩnh vực duy trì mức tăng trưởng khá: chỉ ssản xuất công nghiệp tăng 8,8%; giá trị sản xuất: công nghiệp và xây dựng tăng 8,74%; thương mại, dịch vụ tăng 2,69%; nông nghiệp và thủy sản tăng 2,78%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 5.167 triệu USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 45.109 tỷ đng, tăng 7,06%. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 41,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp, xây dựng chiếm 63,67% - thương mại, dịch vụ 27,65% - nông nghiệp, thủy sản 8,68%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP/người) đạt 87,7 triệu đồng. Thu ngân sách đạt 17.300 tỷ đồng, đạt 127,3% kế hoạch, tăng 4%, trong đó: thu thuế xuất nhập khẩu 3.600 tỷ đồng, đạt 105,9% kế hoạch, tăng 6,5%; thu nội địa 13.700 tỷ đồng, đạt 134,4% kế hoạch, tăng 4%. Chi ngân sách 12.601 tỷ đồng, đạt 102% dự toán giao, trong đó: chi đầu tư phát triển 5.807 tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch; chi thường xuyên 6.794 tỷ đồng, đạt 101,5% kế hoạch.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 76.323 ha, giảm 3,82%; diện tích trồng lúa ước đạt 56.029 ha, giảm 4,61%; năng suất lúa bình quân 63,24 tạ/ha, tăng 0,54%. Chuyển đổi được 970 ha diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tình hình chăn nuôi phát triển ổn định. Công tác thủy lợi, quản lý đê điều và phòng chống lụt bão được tăng cường. Có thêm 5-10 khu dân cư được công nhận khu dân cư kiểu mẫu; 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số lên 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Thu hút được 69 dự án đầu tư mới; số vốn thu hút đầu tư mới và điều chỉnh tăng thêm 52.121 tỷ đng và 678,47 triệu USD. Chất lượng tín dụng được cải thiện, dư nợ xấu chiếm 1,3% tổng dư nợ. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 36.279 tỷ đồng. Hoạt động quản lý đất đai, bảo vệ môi trường tiếp tục được tăng cường. Hạ tầng giao thông vận tải tiếp tục được quan tâm đầu tư mạnh mẽ, đang tích cực hoàn thành và triển khai các dự án lớn của tỉnh. Tình hình tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí. Thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa và đảm bảo an sinh xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,32% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025 là 2,55%). Có thêm 23 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 426 trường. Giảm tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức dưới 117,5 bé trai/100 bé gái; tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 92%. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 35%. Tạo thêm việc làm mới cho 2,35 vạn lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 67%. Tỷ lệ làng, khu phố văn hóa 89,5%; tỷ lệ gia đình văn hóa 92%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 92%. Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền địa phương được đẩy mạnh. Công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí được tăng cường. Quốc phòng quân sự địa phương được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân được nâng lên.

2. Tồn tại, hạn chế

Hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng do thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh đạt thp. Việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới kiu mu đạt kết quả chưa cao. Các hoạt động xúc tiến thương mại do tỉnh tổ chức bị hạn chế. Ô nhiễm môi trường nông thôn có chiều hướng gia tăng. Thu hút đầu tư gặp khó khăn, một số doanh nghiệp tiến độ đầu tư chậm, hiệu quả hoạt động thp. Vn đầu tư phát triển toàn xã hội giảm. Tiến độ thi công một số công trình giao thông còn chậm, nhiều dự án vướng mắc trong công tác GPMB. Các hoạt động văn hóa, xã hội gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh; giáo dục đào tạo phải thực hiện theo hình thức trực tuyến, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Công tác tuyển sinh, đào tạo nghề còn gặp khó khăn. Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và ngành, nghề đào tạo chưa hợp lý. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn chậm. Việc tinh giản biên chế tại các đơn vị sự nghiệp công lập chưa đảm bảo yêu cầu về cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo tinh thần của Nghị quyết 39-NQ/TW; việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập chưa đảm bảo tiến độ đề ra; chưa giải quyết dứt điểm số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen và vi phạm về bảo vệ môi trường vẫn tiềm ẩn diễn biến phức tạp. Tình trạng xe chở quá tải trọng trên địa bàn tỉnh tiếp tục tái diễn, nhất là trên các tuyến đê sông Hồng; tình trạng chiếm dụng trái phép lòng, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt còn diễn ra.

Điều 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2022

1. Mục tiêu tổng quát

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng nhân dân, cùng với tập trung tận dụng tốt các cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các giải pháp tổng thể, kích thích kinh tế, hỗ trợ và tháo gkhó khăn cho doanh nghiệp và người dân, không để suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn. Tập trung triển khai tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 7%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,7%. Giá trị sản xuất: xây dựng tăng 5%; thương mại, dịch vụ tăng 5,5%; nông nghiệp, thủy sản tăng 2,2%. Cơ cấu kinh tế: công nghiệp, xây dựng 64%; thương mại, dịch vụ 28%; nông nghiệp, thủy sản 8%. GRDP bình quân đầu người 95 triệu đồng. Kim ngạch xuất khẩu 5.600 triệu USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ 48.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 42.000 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn 19.525 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa 15.925 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 3.600 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương 16.751,7 tỷ đồng, trong đó: chi đầu tư phát triển 9.049 tỷ đồng, chi thường xuyên 7.490,5 tỷ đồng.

Phấn đấu có thêm 10 - 15 xã đạt nông thôn mới nâng cao, có từ 08-10 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 43,5%. Duy trì tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới 1%; duy trì tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức 117 bé trai/100 bé gái. Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 92,6%. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 37,5%. Tuổi thọ trung bình 75 tuổi; 9,3 bác sỹ và 30 giường bệnh/1 vạn dân. Tạo thêm việc làm mới cho 2,5 vạn lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 68%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 27%. Tỷ lệ hộ nghèo 2,2% (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025). Tỷ lệ làng, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa 89,5%; tỷ lệ gia đình văn hóa 92%. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch 94%. Tỷ lệ xử lý chất thải ở đô thị đạt 87%, ở nông thôn 81%; 100% chất thải nguy hại được xử lý an toàn theo quy định; 100% KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn; 100% dự án đầu tư đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

3. Nhiệm vụ, giải pháp

3.1. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, Nghị quyết, Chương trình, Đề án của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

3.2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng, doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội; triển khai đng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới; nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nht các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đã đề ra.

3.3. Tăng cường huy động nguồn lực toàn xã hội cho đầu tư phát triển. Tạo đột phá về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kết cu hạ tầng giao thông, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là đầu tư tư nhân và đầu tư FDI. Chủ động phương án tạo mặt bằng sạch, nguồn cung lao động và hạ tầng kết nối để thu hút các dự án lớn; phấn đấu năm 2022 có từ 1-2 KCN được chấp thuận chủ trương đầu tư; giải phóng mặt bng 500 ha và đầu tư xây dựng hạ tầng 120 ha đất khu công nghiệp; cơ bản đầu tư đng bộ hạ tầng kỹ thuật, đưa vào hoạt động 02 cụm công nghiệp. Theo dõi, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ và sớm đưa vào sản xuất đối với các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư.

3.4. Triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án về: cơ cấu lại các ngành công nghiệp, ngành thương mại; phát triển công nghiệp hỗ trợ; phát triển thương hiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh. Tăng cường kết ni, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm thông qua các hình thức thương mại điện tử; tập trung hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản chủ lực của tỉnh. Tiếp tục triển khai Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhằm khơi thông thị trường xuất khẩu, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

3.5. Huy động nguồn lực đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, bn vững, khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ gn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, đưa nhanh cơ gii hóa vào sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất gắn với bảo quản, chế biến nông sản, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Thực hiện chuyển đổi 940 ha các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây hàng năm, cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn. Triển khai tốt công tác quản lý quy hoạch chăn nuôi, quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đảm bảo theo quy định; kiểm soát chặt chẽ nguồn cung và giá cả nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách, đề án, dự án phát triển ngành nông nghiệp đã được duyệt. Đẩy mạnh xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Triển khai hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, duy trì và phát triển các nhãn hiệu hàng hóa tập thể đối với các nông sản của tỉnh.

3.6. Tập trung khai thác tốt các nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước, hoàn thành và vượt kế hoạch thu ngân sách năm 2022. Mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới; có biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu phù hợp, đưa ra các giải pháp nhằm tăng thu từ những ngành, những lĩnh vực không chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Quyết liệt thực hiện các giải pháp chống thất thu. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế. Kiểm soát chặt chẽ chi tiêu ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức tín dụng gắn với xử lý giảm nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống.

3.7. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ những ngày đầu năm. Khẩn trương thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư dự án, thiết kế - dự toán, đấu thầu; đền bù, giải phóng mặt bằng; huy động nhân lực, vật lực để triển khai thi công các dự án đã được giao kế hoạch vốn; hoàn thiện hồ sơ, thanh toán ngay với Kho bạc Nhà nước khi có khối lượng nghiệm thu, không để dồn thanh toán vào cuối năm. Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các dự án giao thông trọng điểm: (1) Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ kết nối di sản văn hóa, du lịch - phát triển kinh tế dọc sông Hồng, tổng mức đầu tư khoảng 10 nghìn tỷ đồng; (2) Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Tân Phúc - Võng Phan (giao ĐT.378), kết ni các huyện Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ, tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng; Đường kết nối ĐT.387 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (Km31+100) (nút giao Tân Phúc; tổng mức đầu tư 320 tỷ đồng); đẩy nhanh thực hiện giai đoạn 2 dự án đường bộ nối cao tốc Hà Hội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, tổng mức đầu tư 1.414.000 triệu đồng (ngân sách tnh 814.000 triệu đồng).

[...]