Nghị quyết 14/NQ-HĐND năm 2022 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025
Số hiệu | 14/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 15/07/2022 |
Ngày có hiệu lực | 15/07/2022 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký | Phan Văn Thắng |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/NQ-HĐND |
Đồng Tháp, ngày 15 tháng 7 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị quyết số 372/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 05 năm (2021 - 2025);
Theo Tờ trình số 57/TTr-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc trình dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025, với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu thực hiện Chương trình
a) Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trên tinh thần tự lực, chăm chỉ và hợp tác; tiếp tục gắn kết chặt chẽ Chương trình gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và giảm nghèo bền vững, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025.
b) Mục tiêu cụ thể
- Về số xã đạt chuẩn nông thôn mới: phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 90% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, có ít nhất 30% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 10% xã nông thôn mới nâng cao đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
- Về số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới: phấn đấu đến năm 2025 có thêm 05 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, lũy kế toàn tỉnh có 10 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: phấn đấu đến năm 2025 có 01 huyện được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao.
2. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
a) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình
Các cấp chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, giảm nghèo bền vững; xem đây là nhiệm vụ chính trị, xuyên suốt trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 của các ngành, các cấp và hội đoàn thể. Hàng quý, phải có kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành về thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của cấp mình, có định ra phương hướng thực hiện và những giải pháp cụ thể.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn dân
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong phong trào thi đua “Đồng Tháp chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giảm nghèo bền vững, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
- Phát huy tốt hơn vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các cơ quan truyền thông trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng đến mục tiêu nâng cao ý thức tự lực, hợp tác, chăm chỉ, tiết kiệm để thoát nghèo, vươn lên khá giàu của người dân trong sản xuất và đời sống.
- Tăng cường vận động, phát huy vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng nông thôn mới theo phương châm: dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng và tự quản, tự phòng ngừa, tự bảo vệ, tự hòa giải tại cơ sở; nâng cao hiệu quả việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới.
c) Thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nội dung thành phần của Chương trình