Nghị quyết số 136-CP về tăng cường tổ chức, phân công quản lý và cải tiến quản lý xây dựng do Hội Đồng Chính Phủ ban hành

Số hiệu 136-CP
Ngày ban hành 05/08/1976
Ngày có hiệu lực 20/08/1976
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Hội đồng Chính phủ
Người ký Nguyễn Duy Trinh
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 136-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 1976 

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC, PHÂN CÔNG QUẢN LÝ VÀ CẢI TIẾN QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Xây dựng là một ngành sản xuất công nghiệp lớn, tổng hợp nhiều mặt và có liên quan đến nhiều ngành kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, quốc phòng.

Xây dựng có kỹ thuật, kinh tế, nghiệp vụ và đặc điểm riêng, phần lớn không giống các ngành sản xuất khác.

Từ năm 1955 đến nay, mặc dù hai lần đế quốc Mỹ gây chiến tranh phá hoại ác liệt đối với miền Bắc, ngành xây dựng đã từ chỗ hầu như chưa có gì,dần dần lớn lên, góp phần tạo ra một số cơ sở vật chất và kỹ thuật quan trọng cho nền kinh tế  quốc dân; vừa phục vụ chiến tranh, vừa duy trì kinh tế và đời sống; đồng thời đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công nhân xây dựng của Nhà nước từ mấy nghìn người lên đến gần 40 vạn ngưới (1975), đã được trang bị thêm máy móc và công cụ xây dựng.

Hiện nay, toàn bộ công tác xây dựng của ta đang ở trình độ thấp, mâu thuẫn với yêu cầu ngày càng lớn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước.  Lực lượng của ngành xây dựng còn quá yếu về mọi mặt, chưa bảo đảm xây dựng cơ bản vươn lên với tốc độ nhanh, xây dựng khối lượng lớn, kỹ thuật ngày càng cao trong kế hoạch 5 năm 1976-1980 và những năm sau.

Tình hình nói trên đòi hỏi Hội đồng Chính phủ và các cấp chính quyền phải tăng cường chỉ đạo tốt công tác xây dựng. Muốn đưa ngành xây dựng tiến lên quy mô lớn, nhịp độ nhanh, kỹ thuật ngày càng hiện đại, đáp ứng các nhu cầu về xây dựng của xã hội ngày càng tăng nhanh, cần phải giải quyết có hệ thống một loạt vấn đề mấu chốt về chính sách (chính sách xây dựng, chính sách vật liệu xây dựng…), về tăng cường lực lượng trong xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật  trong xây dựng, tăng cường tổ chức quản lý xây dựng về quy hoạch, về kế hoạch và những khâu quan trọng trong xây dựng cơ bản (nhất là khâu chuẩn bị đầu tư và thực hiện nghiệm chỉnh các  thủ tục ban đầu về xây dựng cơ bản..).

Lần này, Hội đồng Chính phủ giải quyết một số bước vấn đề tăng cường tổ chức, phân công quản lý và cải tiến quản lý xây dựng, nhằm đạt mấy yêu cầu:

1. Thực hiện một cách đúng đắn định mức việc tích tụ, chuyên môn hóa, hợp tác xã và liên hiệp trong xây dựng, trước nhất là xây dựng dân dụng và công nghiệp. Kết hợp chặt chẽ quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ trong xây dựng. Tạo điều kiện đưa ngành xây dựng tiến lên quy mô lớn, thực hiện công nghiệp hóa xây dựng, đẩy mạnh cách mạng kỹ thuật, áp dụng những thành tựu về khoa học kỹ thuật xây dựng, nhằm đẩy mạnh tốc độ thi công, nâng cao chất lượng công trình, sớm đưa công trường và sản xuất, sử dụng; hạ giá thành xây dựng.

Tăng cường lực lượng xây dựng ngày càng lớn mạnh, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ xây dựng ngày càng lớn, bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước hàng năm và kế hoạch dài hạn.

2. Cải tiến quản lý xây dựng để sử dụng đến mức cao nhất khả năng tiềm tàng hiện có về xây dựng, đẩy mạnh xây dựng được nhanh, nhiều, tốt, rẻ; thực hiện tốt phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa, hạch toán kinh tế, khắc phục tình trạng hành chính, cung cấp, thực hiện tiết kiệm, chống tham ô, lãnh phí trong xây dựng.

3. Tăng cường quản lý Nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách luật pháp của Nhà nước trong xây dựng.

Trong khoảng 2-3 năm (1976, 1977, 1978), cần phải chỉ đạo thực hiện tết mấy vấn đề chính sau đây:

1. Tách tổ chức quản lý xây dựng khối tổ chức quản lý sản xuất, lưu thông, phân phối (chung cả nước và trong mỗi Bộ, Tổng cục chỉ đạo sản xuất, lưu thông, phân phối, đồng thời có làm xây dựng); phải theo chế độ giao thầu, nhận thầu xây dựng, chuyên môn tổ chức xây dựng (đối với các công trình công nghiệp, giao thông, đường dây điện, thủy lợi, nhà ở, công trình công cộng ở đô thị, v.v…) và những khâu công tác quan trọng, kỹ thuật cao, của xây dựng cơ bản.

2. Rất coi trọng việc tăng cường tổ chức quản lý xây dựng ở địa phương (tỉnh, huyện, xã, thành phố, thị xã); chú ý tăng cường tổ chức xây dựng ở khu vực (công ty, xí nghiệp, đội xây dựng…), hạn chế giữ ở mức hợp lý việc điều động lực lượng xây dựng đi lưu động; phát huy cao độ tiềm lực xây dựng sẵn có, tận dụng khả năng to lớn trong khu vực.

Chú ý tổ chức quản lý tập trung, thống nhất lực lượng thi công cơ giới có kỹ thuật cao; quản lý khâu làm đất chung cho các ngành ở từng vùng xây dựng; quản lý tập trung việc xây dựng kết cấu hạ tầng của các khu vực công nghiệp, khu kinh tế mới đã được quy hoạch và có kế hoạch xây dựng.

3. Thống nhất tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh, cung ứng vật liệu xây dựng vào một đầu mối trong ngành xây dựng.

4. Tăng cướng tổ chức quản lý thống nhất vật tư kỹ thuật, công cụ, thiết bị xây dựng, phục vụ tốt nhất, nhanh nhất việc công xưởng hóa, cơ giới hóa xây dựng.

5. Tăng cường tổ chức quản lý Nhà nước về xây dựng. Bảo đảm thống nhất quản lý Nhà nước đối với công tác xây dựng về các mặt quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, quy trình, quy phạm, v.v… trong thiết kế, thi công xây lắp, sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng, quản lý công cụ và thiết bị xây dựng, quản lý tổ chức cán bộ, công nhân xây dựng, v.v…., thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước về xây dựng.

6. Tăng cường tổ chức chuẩn bị đầu tư để bảo đảm hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư.

I. PHÂN CÔNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG.

Bộ Xây dựng là cơ quan của Hội đồng Chính phủ thống nhất quản lý toàn ngành xây dựng theo đúng các nghị định của Hội đồng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và điều lệ tổ chức của Bộ Xây dựng. Bộ Xây dựng cung cấp cần chú ý làm tốt chức năng Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước trước đây và tập trung vào xây dựng những công trình công nghiệp, dân dụng và sản xuất, phân phối vật liệu xây dựng. Ngành xây dựng được Nhà nước đầu tư để xây dựng trước những công trình kết cấu hạ tầng ở từng khu vực có yêu cầu xây dựng, như: san lấp mặt bằng,  công trình kỹ thuật đô thị khác, v.v…, sau đó phân bố chi phí xây dựng này, theo một cách tính toán hợp lý, cho mỗi mét vuông xây dựng của các ngành ở khu vực đó.

Hiện nay có 17 Bộ và Tổng cục có lực lượng thi công công trình công nghiệp và dân dụng với sản lượng xây lắp chiếm hơn 14% khối lượng xây lắp chung của năm 1975. Các Bộ và Tổng cục nói trên có thể tiếp tục tham gia xây dựng một số công trình công nghiệp và dân dụng cỡ nhỏ và vừa của Bộ, Tổng cục (như xây dựng nhà ở, trụ sở, trường đào tạo công nhân, kho tàng, mở rộng sản xuất, công trình dưới hạn ngạch…) theo nguyên tắc: căn cứ vào kế hoạch Nhà nước, các Bộ và Tổng cục nói trên làm kế hoạch thi công xây lắp với Bộ Xây dựng. và chịu sự quản lý thống nhất theo ngành về kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ xây dựng của Bộ Xây dựng.

1. Xây dựng công nghiệp.

- Bộ Xây dựng phụ tráchc xây dựng các công trình công nghiệp: nhiệt điện, thủy điện vừa và lớn, cơ khí, luyện kim, dầu khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực và thực phẩm…

- Bộ Điện và than thống nhất quản lý Nhà nước về xây dựng các đương dây điện, trạm biến thế điện, kể cả điện cao thế và hạ thế, về các mặt tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật, kinh tế. Bộ Điện và thanh trực tiếp xây dựng các đường điện cao thế và trạm biến thế. Các ngành và các địa phương xây dựng đường dây diện hạ thế. Để đẩy mạnh xây dựng đường dây điện hạ thế và trạm biến thế của các địa phương và của các ngành trung ương ở trong lãnh thổ, các tỉnh có yêu cầu gửi về xây dựng điện được lập xí nghiệp hoặc công ty chuyên xây dựng đường xây dựng đường dây điện, trạm biến thế.

Bộ điện và than tự xây dựng mỏ than, một số công trình ở sân công nghiệp gắn liền với mỏ hầm lò, và xây dựng đường giao thông vận tải chuyên trong hầm mỏ (Bộ Giao thông vận tải và Bộ Điện và than ban việc phân công cụ thể)

Bộ Điện và than thống nhất quản lý kinh doanh thiết bị, phụ kiện cho cả nước.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ