Nghị quyết 13/2015/NQ-HĐND về kết quả phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp do tỉnh Bình Định ban hành
Số hiệu | 13/2015/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 10/07/2015 |
Ngày có hiệu lực | 20/07/2015 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Nguyễn Thanh Tùng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2015/NQ-HĐND |
Bình Định, ngày 10 tháng 7 năm 2015 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾT QUẢ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH GIỮA HAI KỲ HỌP
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;
Sau khi xem xét Tờ trình số 05/TTr-HĐND ngày 02 tháng 7 năm 2015 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua nội dung giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp (kỳ họp thứ 10 và kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI) đã được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thỏa thuận, thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh về những nội dung sau:
1. Sử dụng kinh phí dự phòng chi ngân sách tỉnh hỗ trợ diện tích lúa, rau màu, cây trồng bị thiệt hại do hạn hán vụ Hè Thu năm 2014 gây ra.
2. Quy hoạch chi tiết tiêu úng, thoát lũ và đê điều vùng hạ lưu sông Hà Thanh.
3. Phân bổ nguồn vượt thu từ tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước năm 2014.
4. Chủ trương cấp lại tiền sử dụng đất tại khu quy hoạch dân cư Chợ Dinh cũ, phường Nhơn Bình cho ngân sách thành phố Quy Nhơn.
5. Danh mục phân bổ vốn vượt thu xổ số kiến thiết năm 2014.
6. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển năm 2015.
7. Hỗ trợ kinh phí mua xe ô tô bán tải trang bị cho các Đồn Biên phòng.
8. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển năm 2015 từ nguồn tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước để bố trí vốn đầu tư xây dựng phần hạ tầng kỹ thuật giai đoạn I cho dự án Chung cư Hoàng Văn Thụ được điều chỉnh.
9. Khắc phục hậu quả bão lụt do cơn bão số 4, 5 năm 2014 gây ra đối với công trình giao thông trên địa bàn tỉnh.
10. Chủ trương hỗ trợ lại cho ngân sách thành phố Quy Nhơn số tiền sử dụng đất của Công ty TNHH Tiến Thịnh đã nộp vào ngân sách tỉnh.
11. Chủ trương để lại khoản thu tiền sử dụng đất của Dự án Phát triển nhà ở khu dân cư Vĩnh Liêm tại phường Bình Định, thị xã An Nhơn cho ngân sách thị xã.
12. Định mức hỗ trợ ứng phó với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp và dân sinh vụ Hè Thu, vụ mùa 2015.
13. Chủ trương đầu tư Dự án: Đường cứu hộ, cứu nạn từ Quốc lộ 1A đến giáp đường ĐT 639 (đường ven biển). Huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
14. Chủ trương đầu tư Dự án: Đường từ trung tâm xã Bok Tới (huyện Hoài Ân) đến làng O5 xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh), tỉnh Bình Định.
15. Chủ trương đầu tư Dự án: Kè Đê sông Hà Thanh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
16. Chủ trương đầu tư Dự án: Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT 640 (đoạn ngã 3 Quốc lộ 1A đến cuối thị trấn Tuy Phước). Huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
17. Chủ trương đầu tư Dự án: Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT 629 đi trung tâm xã Ân Sơn, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
18. Chủ trương đầu tư Dự án: Kè thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
19. Chủ trương đầu tư Dự án: Đê và đập dâng đập ngăn mặn Nha Phu, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2015/NQ-HĐND |
Bình Định, ngày 10 tháng 7 năm 2015 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾT QUẢ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH GIỮA HAI KỲ HỌP
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;
Sau khi xem xét Tờ trình số 05/TTr-HĐND ngày 02 tháng 7 năm 2015 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua nội dung giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp (kỳ họp thứ 10 và kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI) đã được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thỏa thuận, thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh về những nội dung sau:
1. Sử dụng kinh phí dự phòng chi ngân sách tỉnh hỗ trợ diện tích lúa, rau màu, cây trồng bị thiệt hại do hạn hán vụ Hè Thu năm 2014 gây ra.
2. Quy hoạch chi tiết tiêu úng, thoát lũ và đê điều vùng hạ lưu sông Hà Thanh.
3. Phân bổ nguồn vượt thu từ tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước năm 2014.
4. Chủ trương cấp lại tiền sử dụng đất tại khu quy hoạch dân cư Chợ Dinh cũ, phường Nhơn Bình cho ngân sách thành phố Quy Nhơn.
5. Danh mục phân bổ vốn vượt thu xổ số kiến thiết năm 2014.
6. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển năm 2015.
7. Hỗ trợ kinh phí mua xe ô tô bán tải trang bị cho các Đồn Biên phòng.
8. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển năm 2015 từ nguồn tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước để bố trí vốn đầu tư xây dựng phần hạ tầng kỹ thuật giai đoạn I cho dự án Chung cư Hoàng Văn Thụ được điều chỉnh.
9. Khắc phục hậu quả bão lụt do cơn bão số 4, 5 năm 2014 gây ra đối với công trình giao thông trên địa bàn tỉnh.
10. Chủ trương hỗ trợ lại cho ngân sách thành phố Quy Nhơn số tiền sử dụng đất của Công ty TNHH Tiến Thịnh đã nộp vào ngân sách tỉnh.
11. Chủ trương để lại khoản thu tiền sử dụng đất của Dự án Phát triển nhà ở khu dân cư Vĩnh Liêm tại phường Bình Định, thị xã An Nhơn cho ngân sách thị xã.
12. Định mức hỗ trợ ứng phó với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp và dân sinh vụ Hè Thu, vụ mùa 2015.
13. Chủ trương đầu tư Dự án: Đường cứu hộ, cứu nạn từ Quốc lộ 1A đến giáp đường ĐT 639 (đường ven biển). Huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
14. Chủ trương đầu tư Dự án: Đường từ trung tâm xã Bok Tới (huyện Hoài Ân) đến làng O5 xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh), tỉnh Bình Định.
15. Chủ trương đầu tư Dự án: Kè Đê sông Hà Thanh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
16. Chủ trương đầu tư Dự án: Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT 640 (đoạn ngã 3 Quốc lộ 1A đến cuối thị trấn Tuy Phước). Huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
17. Chủ trương đầu tư Dự án: Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT 629 đi trung tâm xã Ân Sơn, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
18. Chủ trương đầu tư Dự án: Kè thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
19. Chủ trương đầu tư Dự án: Đê và đập dâng đập ngăn mặn Nha Phu, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
20. Chủ trương đầu tư Dự án: Xây dựng cầu cảng xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
21. Danh mục phân bổ vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam năm 2015.
22. Bổ sung nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất giai đoạn 2014 – 2016 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
23. Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2035.
24. Thống nhất việc Trường Cao đẳng Nghề Quy Nhơn mua 01 xe ô tô chuyên dùng phục vụ đưa đón giáo viên, sinh viên của nhà trường đi nghiên cứu, thực tập từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn thừa tại đơn vị.
25. Quy định hệ số điều chỉnh giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai trên địa bàn tỉnh.
(Cụ thể có phụ lục chung kèm theo)
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2015./.
|
CHỦ
TỊCH |
PHỤ LỤC CHUNG
(Kèm theo Nghị quyết số 13/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ 11)
1. Sử dụng kinh phí dự phòng chi ngân sách tỉnh hỗ trợ diện tích lúa, rau màu, cây trồng bị thiệt hại do hạn hán vụ Hè Thu năm 2014 gây ra.
Căn cứ Công văn số 17406/BTC-NSNN ngày 01/01/2014 của Bộ Tài chính thông báo ngân sách Trung ương chỉ hộ trợ 70% kinh phí thiệt hại với tổng số tiền 8.950 triệu đồng, ngân sách tỉnh phải đảm bảo 30% kinh phí với số tiền 3.835,815 triệu đồng theo đúng quy định tại Thông tư 187/TT-BTC ngày 22/11/2010.
Hội đồng nhân dân tỉnh Thống nhất với UBND tỉnh sử dụng kinh phí dự phòng chi trong kế hoạch ngân sách tỉnh năm 2014 là 3.835.815.000 đồng để khắc phục thiệt hại diện tích lúa, rau màu, cây trồng bị thiệt hại do hạn hán vụ Hè Thu năm 2014 gây ra.
2. Quy hoạch chi tiết tiêu úng, thoát lũ và đê điều vùng hạ lưu sông Hà Thanh".
Căn cứ Quyết định 1590/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1558/QĐ -TTg ngày 24 tháng 10 năm 21012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch thủy lợi khu vực miền Trung giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng;
Trên cơ sở thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1954/BNN-TCTL ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc lấy ý kiến về quy hoạch phòng chống lũ hạ lưu sông Hà Thanh, tỉnh Bình Định;
Căn cứ Văn bản số 8669/BNN-TCTL ngày 27/10/21014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Dự án Cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu, thoát lũ, chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh;
Căn cứ kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định ngày 16 tháng 12 năm 2014, Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh về Quy hoạch chi tiết tiêu úng, thoát lũ và đê điều vùng hạ lưu sông Hà Thanh, với những nội dung chủ yếu sau:
2.1. Tên dự án:
Quy hoạch chi tiết Tiêu úng, thoát lũ và đê điều vùng hạ lưu sông Hà Thanh.
2.2. Mục tiêu nhiệm vụ:
Tiêu thoát lũ chính vụ bảo vệ khu vực các phường Nhơn Bình, Nhơn Phú (phía hữu sông Cây Me), Đống Đa thành phố Quy Nhơn tần suất 5% và chống lũ muộn tần suất 10% (lũ muộn là lũ lớn nhất trong số lũ sớm, lũ tiểu mãn và lũ muộn) cho phần còn lại vùng hạ lưu sông Hà Thanh.
2.3. Phạm vi quy hoạch:
Khu vực hạ lưu sông Hà Thanh, gồm các xã: Phước An, Phước Thành, thị trấn Diêu Trì, thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước), và các phường Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Đống Đa (thành phố Quy Nhơn) với tổng diện tích tự nhiên 175,472 km2.
2.4. Phân vùng phòng chống lũ:
2.4.1. Khu đô thị, công nghiệp phía Tây Bắc thành phố Quy Nhơn.
- Khu I: được bảo vệ bởi hạ lưu Đê Đông, tả sông Hà Thanh, đường Quy Nhơn – Nhơn Hội, đường Quốc lộ 19 mới.
- Khu II: được bảo vệ bởi các tuyến hữu sông Cây Me, tả sông Hà Thanh, tả sông Chợ Dinh.
- Khu III: được bảo vệ bởi các tuyến hữu sông Cây Me, tả sông Chợ Dinh và Đê Đông.
- Khu IV: được bảo vệ bởi các tuyến hữu sông Chợ Dinh, tả sông Hà Thanh và Đê Đông.
- Khu V: được bảo vệ bởi các tuyến hữu sông Hà Thanh và núi Vũng Chua.
2.4.2. Các vùng khác: Các vùng được bảo vệ bởi tả hữu sông Trường Úc, tả hữu sông Cát, tả sông Cây Me, tả hữu sông Núi Thơm, tả hữu sông Bàu Lác.
2.5. Tiêu chuẩn phòng chống lũ:
2.5.1. Về mức bảo đảm phòng chống lũ:
- Các khu vực thuộc khu đô thị, công nghiệp phía Tây Bắc thành phố Quy Nhơn, gồm các khu: I, II, III, IV và V: Chống lũ chính vụ tần suất 5%.
- Các vùng khác: Chống lũ muộn (lũ muộn là lũ lớn nhất trong số lũ sớm, lũ tiểu mãn và lũ muộn) tần suất 10%.
2.5.2. Về mực nước và lưu lượng lũ thiết kế. (Có phụ lục 01 kèm theo).
2.6. Giải pháp phòng chống lũ:
- Tăng cường công tác quản lý, hộ đê, tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao năng lực phòng, tránh lũ, nâng cấp cơ sở hạ tầng trang thiết bị nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, phục vụ quản lý phòng chống lụt bão.
- Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng để đảm bảo thu hoạch trước khi xuất hiện lũ chính vụ.
- Xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa củng cố, tu bổ đê điều, công trình phòng chống sạt lở đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn thiết kế.
- Nạo vét, cải tạo lòng sông tại những khu vực bị bồi lấp.
- Xây dựng, nâng cấp hệ thống tiêu úng khu vực được đê bảo vệ.
- Tổ chức giải phóng các công trình dân dụng, vật kiến trúc gây cản trở thoát lũ trong phạm vi giữa hai tuyến đê.
2.7. Phương án quy hoạch tiêu thoát lũ và đê điều:
Phương án quy hoạch được đề xuất chọn là cải tạo, nâng cấp hệ thống đê; khai thông dòng chảy của các sông suối hiện có ở vùng hạ lưu sông Hà Thanh để tiêu thoát lũ ra đầm Thị Nại. Cụ thể như sau:
a) Tuyến Trường Úc:
Cải tạo hệ thống đê đảm bảo chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn với tần suất thiết kế 10%, chấp nhận cho lũ lớn hơn tràn qua đê. Thân đê gia cố để chống lũ và kết hợp giao thông. Nạo vét lòng sông để bảo đảm thoát lũ, khẩu độ tại cầu Lò Vôi tối thiểu 35,6 m.
b) Tuyến sông Cát:
+ Đoạn từ cửa vào đến cầu số 8: Xây dựng hệ thống đê bảo đảm chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn với tần suất 10%. Thân đê gia cố để cho lũ lớn hơn tràn qua. Nạo vét lòng sông để bảo đảm thoát lũ, khẩu độ tại cầu số 8 rộng tối thiểu 36,2 m, tạo thềm sông rộng ít nhất 10 m.
+ Đoạn từ cầu số 8 đến tràn Quy Nhơn 3: Tạo kênh tiêu thoát lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn với tần suất thiết kế 10%, đáy kênh rộng 40 m, bờ kênh rộng 5 m, gia cố để cho lũ lớn hơn tràn qua.
c) Tuyến Cây Me:
+ Tả tuyến Cây Me:
Đoạn từ cửa vào đến cầu số 7: Xây dựng hệ thống đê bảo đảm chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn với tần suất 10%. Thân đê gia cố để cho lũ lớn hơn tràn qua. Nạo vét lòng sông để bảo đảm thoát lũ, khẩu độ tại cầu số 7 tối thiểu 76,4 m, tạo thềm sông rộng ít nhất 10 m.
Đoạn hạ lưu cầu số 7 đến tràn Quy Nhơn 2: Tạo kênh tiêu thoát lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn với tần suất thiết kế 10%, đáy kênh rộng 40 m, bờ kênh rộng 5 m, gia cố để cho lũ lớn hơn tràn qua.
+ Hữu tuyến sông Cây Me: Cải tạo hệ thống đê bảo đảm chống lũ chính vụ với tần suất thiết kế 5%.
Trong khi chưa xây dựng xong hệ thống công trình chống lũ như quy hoạch (xây dựng các trục tiêu và hệ thống đê), cần trả lại khẩu độ thoát lũ 59 m (tương đương với chiều dài cầu Mới) và cần bố trí hành lang thoát lũ rộng 65 m phía Tây Quốc lộ 19, từ cầu số 7 đến cầu Dài (đường sắt) để tiêu thoát lũ từ phía tả sông Hà Thanh và sông Chợ Dinh qua cầu Mới và cầu Cao với hai kênh thoát lũ rộng 20 m ra khu tiếp nhận lũ, qua cống, tràn trên Đê Đông vào đầm Thị Nại. Hai kênh này nối vào sông Cây Me. Bờ kênh rộng 5 m, cao độ 3.40 – 3.20 m. Khi hệ thống đê bao xây dựng xong, hai tuyến kênh này sẽ làm nhiệm vụ tiêu nước nội bộ cho các khu II và khu III.
d) Tuyến sông Hà Thanh:
Cải tạo hệ thống đê bảo đảm chống lũ chính vụ với tần suất thiết kế 5%. Mặt đê rộng 6,5 m. Thân đê gia cố để chống lũ. Nạo vét khơi thông dòng chảy hạ lưu cầu Sông Ngang rộng 71,5 m, tại cầu Đôi rộng 68 m. Duy trì thềm sông trên cơ sở tuyến đê hiện hữu, nhưng bảo đảm tối thiểu 10 m.
e) Tuyến sông Chợ Dinh:
Cải tạo hệ thống đê bảo đảm chống lũ chính vụ với tần suất thiết kế 5%. Mặt đê rộng 6,5 m. Thân đê gia cố để chống lũ. Nạo vét khơi thông dòng chảy từ đập Phú Xuân đến tràn Quy Nhơn 1 với chiều rộng tối thiểu 40 m. Mở rộng cầu Chợ Dinh rộng 40 m.
f) Tuyến Núi Thơm:
Cải tạo, khơi thông dòng chảy từ An Hòa đến nhập lưu sông Trường Úc với chiều rộng kênh 15 m. Bờ kênh rộng 5 m, gia cố để chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn với tần suất thiết kế 10%, chấp nhận cho lũ lớn hơn tràn bờ.
g) Tuyến Bầu Lác:
Cải tạo, khơi thông dòng chảy từ hồ Bầu Lác đến nhập lưu sông Hà Thanh bảo đảm khẩu độ dưới cầu Long Vân 40 m, đoạn thượng lưu cầu 1.200 m đáy rộng 40 m, đoạn còn lại đáy rộng 30 m. Bờ kênh rộng tối thiểu 5 m, gia cố để chống lũ chính vụ với tần suất thiết kế 5%. Mực nước hạ lưu cầu Long Vân ở tần suất 5% là 4.63 m
h) Khu vực nằm giữa Đê Đông và tuyến đường Quy Nhơn đi Nhơn Hội:
Nạo vét tuyến Hà Thanh 1 bảo đảm đáy rộng tối thiểu 66 m, tuyến Hà Thanh 2 đáy rộng tối thiểu 73m. Các trục tiêu thoát trước và sau các cầu Hà Thanh 3, 4 và 5 có chiều rộng không nhỏ hơn chiều rộng đáy cầu hiện tại.
Các trục tiêu thoát sau Đê Đông có chiều rộng nhỏ nhất bằng chiều rộng của tràn cộng (+) thêm mỗi bên 10 m.
i) Cao trình nền:
- Khu I: Cao độ mặt đất tự nhiên từ 1.50 – 0.20 m, dốc từ Tây sang Đông, theo chiều dòng chảy các nhánh hạ lưu sông Hà Thanh, sông Dinh, sông Cây Me. Mực nước lũ thiết kế 5% biến động từ 2.27 – 1.92. Khu vực này không có đê bảo vệ, cần nâng cao trình nền vượt lũ theo tiêu chuẩn thiết kế đô thị.
- Khu II: Cao độ mặt đất tự nhiên từ 5.80 – 2.20, dốc từ Tây sang Đông, theo chiều dòng chảy sông Cây Me. Mực nước lũ thiết kế 5% biến động từ 5.44
– 3.46. Cao trình nền đề xuất là +4.20 m cho KV 2 phường Nhơn Phú; +2.70 m cho khu vực Trường Đại học Quang Trung, Trường Cao Đẳng Sư phạm, Khu quy hoạch dân cư 6.
- Khu III: Cao độ mặt đất tự nhiên từ 1.90 – 0.30 m, dốc từ Tây sang Đông, theo chiều dòng chảy sông Chợ Dinh và Cây Me. Mực nước lũ thiết kế 5% biến động từ 3.47 – 2.30 m. Cao trình nền đề xuất là +2.80 m cho khu vực Chợ Dinh; +2.00 m cho khu vực Nam Quốc lộ 19, Tây Định, Lương Nông, Cụm Công nghiệp Nhơn Bình.
- Khu IV: Cao độ mặt đất tự nhiên từ 2.30 – 0.40 m, dốc từ Tây sang Đông, theo chiều dòng chảy sông Hà Thanh và Chợ Dinh. Mực nước lũ thiết kế 5% biến động từ 4.27 – 2.33. Cao trình nền đề xuất là +3.50 cho khu vực kẹp giữa sông Hà Thanh và sông Chợ Dinh; +(2.00 – 2.50) m cho Khu đô thị Nam Hùng Vương.
- Khu V: Cao độ mặt đất tự nhiên từ 1.80 – 0.50 m, dốc từ Tây Nam sang Đông Bắc, theo chiều dòng chảy sông Hà Thanh. Mực nước lũ thiết kế 5% biến động từ 4.27 – 3.67. Cao trình nền đề xuất là +2.00 m ở phía Đông Bắc; +2.60 m ở phía Đông Nam.
- Đối với các công trình quan trọng, khu sơ tán dân… phải làm đê bao hoặc tôn vượt mực nước lũ 1% ít nhất 0,30 m. Cụ thể là với khu vực cầu Diêu Trì +8.55 m; cầu Sông Ngang +6.48 m; đập Cây Dừa +4.95 m; cầu Lò Vôi +4.72 m; Cầu số 7 là +4.23 m; Cầu số 8 là +4.12 m; đập Phú Hòa +3.68 m; cầu Đôi +3.11 m; Khu đô thị An Phú Thịnh +2.60 m.
- Trong thời gian chưa thực hiện đủ nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, các chủ đầu tư các dự án đầu tư phát triển đô thị phải thực hiện các giải pháp thích hợp để không làm gia tăng tình trạng ngập úng trong khu vực.
k) Tiêu úng trong đê:
Xây dựng các trạm bơm tiêu và hệ thống tiêu ra các sông chính. Xây dựng sửa chữa các công trình trên các trục tiêu.
l) Phương hướng lâu dài:
Khi có đủ nguồn lực tiếp tục mở rộng khẩu độ các cầu, cống trên các trục tiêu chính để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thoát lũ của khu vực.
2.8. Nguồn vốn đầu tư:
Trên cơ sở quy hoạch được thông qua UBND tỉnh sẽ lập dự án xin hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác.
3. Phân bổ nguồn vượt thu từ tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước năm 2014.
Dự toán chi đầu tư phát triển từ nguồn bán nhà thuộc sở hữu nhà nước đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐND ngày 11/12/2013 về dự toán chi ngân sách địa phương địa phương năm 2014, với tổng số tiền thu từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước là 1.700 triệu đồng.
Tuy nhiên, kết quả thu từ tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước đến ngày 30/12/2014 là 2.660 triệu đồng, vượt 960 triệu đồng so với dự toán chi đầu tư phát triển đã được HĐND tỉnh thông qua.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch vốn từ nguồn vượt thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước năm 2014, số tiền 960 triệu đồng để thanh toán cho các hạng mục, công trình đã có khối lượng hoàn thành, cụ thể:
- Công trình nhà làm việc cơ quan, phòng ban thuộc UBND huyện Hoài Ân: 500 triệu đồng;
- Công trình xây dựng Trụ sở Tỉnh đoàn: 460 triệu đồng.
4. Chủ trương cấp lại tiền sử dụng đất tại khu quy hoạch dân cư Chợ Dinh cũ, phường Nhơn Bình cho ngân sách thành phố Quy Nhơn.
Hội đồng nhân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 14/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của HĐND tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 18 về việc Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương giai đoạn 2011-2015, Theo đó, việc cấp lại tiền sử dụng đất cho ngân sách thành phố Quy Nhơn được quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 1 của Quy định kèm theo Nghị quyết này như sau:
" Ngân sách tỉnh hưởng 100% đối với các khoản thu tiền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, Khu Kinh tế Nhơn Hội, các khu công nghiệp và các khu tái định cư do tỉnh quy hoạch và đầu tư xây dựng".
Riêng đối với tiền sử dụng đất tại một số khu tỉnh giao cho thành phố Quy Nhơn quản lý và tiền sử dụng đất thu từ hộ gia đình, cá nhân khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Quy Nhơn được đối chiếu, xác nhận và cấp lại toàn bộ cho ngân sách thành phố Quy Nhơn". Hội đồng nhân dân tỉnh có ý kiến như sau:
Căn cứ theo quy định điểm a, Khoản 1, Điều 1 Quy định nói trên thì chưa đủ cơ sở thực hiện cấp lại cho ngân sách thành phố Quy Nhơn số tiền sử dụng đất thu từ khu quy hoạch dân cư Chợ Dinh cũ, phường Nhơn Bình do chưa có Văn bản của UBND tỉnh giao UBND thành phố Quy Nhơn quản lý, khai thác khu đất này.
Tuy nhiên, do UBND thành phố Quy Nhơn làm chủ đầu tư, Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương cấp lại toàn bộ số tiền sử dụng đất của Khu quy hoạch Chợ Dinh cũ, Phường Nhơn Bình đã nộp ngân sách tỉnh cho ngân sách thành phố Quy Nhơn để thực hiện chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng, chỉnh trang độ thị.
5. Danh mục phân bổ vốn vượt thu xổ số kiến thiết năm 2014.
Dự toán chi đầu tư phát triển từ nguồn xổ số kiến thiết năm 2014 đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 16/2013/NQ-HĐND ngày 11/12/2013 của Hội đồng nhân tỉnh về kế hoạch đầu tư phát triển năm 2014, với tổng số tiền thu từ xổ số kiến thiết là 70.000 triệu đồng.
Tuy nhiên, kết quả thu từ xổ số kiến thiết năm 2014 là 92.189 triệu đồng, vượt thu 22.189 triệu đồng so với dự toán chi đầu tư phát triển đã được HĐND tỉnh thông qua.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với UBND tỉnh bổ sung nguồn vốn vượt thu từ xổ số kiến thiết (22.189 triệu đồng) vào kế hoạch đầu tư phát triển năm 2014 cho các lĩnh vực sau:
- Giáo dục và Đào tạo : 11.489 triệu đồng;
- Y tế : 4.700 triệu đồng;
- Lĩnh vực khác : 6.000 triệu đồng.
(Danh mục dự án và mức phân bổ có phụ lục 02 kèm theo).
6. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển năm 2015.
Quỹ phát triển đất năm 2015 HĐND tỉnh đã thông qua tại Nghị quyết số 23/2014/NQ-HĐND ngày 10/12/2014 tại kỳ họp thứ 10 là 35 tỷ đồng từ nguồn vốn cấp quyền sử dụng đất.
Để giải quyết nhu cầu bức xúc mới phát sinh, Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất điều chỉnh giảm 15 tỷ đồng từ Quỹ phát triển đất năm 2015 để bố trí cho các danh mục công trình, dự án.
(Danh mục công trình, dự án có phụ lục 03 kèm theo)
7. Kinh phí mua xe ô tô bán tải trang bị cho các Đồn Biên phòng.
Trên cơ sở Văn bản 298/BTL-TM ngày 02/02/2015 của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về việc đề nghị hỗ trợ kinh phí mua xe ô tô bán tải trang bị cho các Đồn Biên phòng, theo cơ chế “Bộ Quốc phòng cấp 50% kinh phí và địa phương hỗ trợ 50% kinh phí để thực hiện”; Thông báo số 1303/TB-TU ngày 09/02/2015 của Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương hỗ trợ kinh phí 795.300.000 đồng (hỗ trợ 50%) để mua 02 xe bán tải hiệu Toyota Hilux 3.0 để trang bị cho 02 Đồn Biên phòng thuộc địa bàn trọng điểm của tỉnh phục vụ công tác bảo vệ biên giới.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất thỏa thuận: hỗ trợ 795.300.000 đồng từ nguồn chi quốc phòng chưa phân bổ trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2015 cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đối ứng 50% kinh phí mua 02 xe bán tải hiệu Toyota Hilux 3.0 để trang bị cho các Đồn Biên phòng theo chủ trương của Bộ Quốc phòng.
8. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển năm 2015 từ nguồn tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước để bố trí vốn đầu tư xây dựng phần hạ tầng kỹ thuật giai đoạn I cho dự án Chung cư Hoàng Văn Thụ được điều chỉnh.
Dự án đầu tư xây dựng Chung Cư Hoàn g Văn Thụ đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 06/3/2014 với tổng mức đầu tư của dự án 72.798 triệu đồng. Trong đó, phần hạ tầng kỹ thuật là 6.200 triệu đồng được đầu tư từ vốn ngân sách tỉnh và phân kỳ đầu tư giai đoạn I năm 2014-2015 là 4.400 triệu đồng.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng và Sở Tài chính, dự kiến số tiền thu được từ bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trong năm 2015 là 5.561 triệu đồng, đảm bảo vốn để đầu tư xây dựng phần hạ tầng kỹ thuật giai đoạn I của dự án Chung cư Hoàng Văn Thụ.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất điều chỉnh bổ sung về dự toán ngân sách địa phương năm 2015 và chỉ tiêu kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2015 (nguồn vốn của tỉnh). Cụ thể như sau:
- Điều chỉnh tăng dự toán thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước thuộc tỉnh quản lý: 4.400 triệu đồng.
- Điều chỉnh tăng dự toán chi ngân sách tỉnh từ nguồn thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước: 4.400 triệu đồng.
- Bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2015 từ nguồn thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước: 4.400 triệu đồng và phân bổ cho dự án Chung cư Hoàng Văn Thụ (phần hạ tầng kỹ thuật giai đoạn I).
(Nội dung cụ thể có phụ lục 04 kèm theo)
9. Khắc phục hậu quả bão lụt do cơn bão số 4, 5 năm 2014 gây ra đối với công trình giao thông trên địa bàn tỉnh.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh sử dụng kinh phí dự phòng chi ngân sách tỉnh năm 2014 để hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả bão lụt do cơn bão số 4 và số 5 năm 2014 gây ra đối với công trình giao thông trên địa bàn tỉnh như sau:
- Cầu Lồ Ô nằm trên tuyến ĐT.635 (cũ), xã Cát Tường, huyện Phù Cát: 2.000 triệu đồng.
- Cầu Cháng Ba, xã Cát Minh, huyện Phù Cát: 2.000 triệu đồng.
- Mở mới tuyến đường thôn 1- thôn 3, xã An Nghĩa, huyện An Lão: 2.000 triệu đồng.
10. Chủ trương hỗ trợ lại cho ngân sách thành phố Quy Nhơn số tiền sử dụng đất của Công ty TNHH tiến Thịnh đã nộp vào ngân sách tỉnh.
Hội đồng nhân dân tỉnh nhận thấy số thu phát sinh này không thuộc trường hợp ngân sách tỉnh phải chuyển trả lại số thu tiền sử dụng đất cho ngân sách thành phố Quy Nhơn theo tinh thần Nghị quyết số 14/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Tuy nhiên, theo đề nghị của UBND tỉnh nhằm tạo điều kiện cho thành phố Quy Nhơn có nguồn kinh phí để chỉnh trang đô thị theo yêu cầu và chỉ đạo của UBND tỉnh, HĐND tỉnh thống nhất chủ trương: Nếu UBND tỉnh xét ngân sách tỉnh năm 2015 có điều kiện, khả năng thì UBND tỉnh quyết định bổ sung chi từ ngân sách tỉnh, hỗ trợ cân đối bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố Quy Nhơn số thu tiền sử dụng đất của Công ty TNHH Tiến Thịnh đã nộp vào ngân sách tỉnh là 7.057.360.000 đồng để thành phố Quy Nhơn thanh toán khối lượng hoàn thành công trình Lát đá vĩa hè đường Xuân Diệu (đoạn từ Nguyễn Thiếp đến tượng đài Chiến Thắng).
11. Chủ trương để lại khoản thu tiền sử dụng đất của Dự án Phát triển nhà ở khu dân cư Vĩnh Liêm tại phường Bình Định, thị xã An Nhơn cho ngân sách thị xã.
Theo quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương giai đoạn 2011-2015 (được ban hành tại Nghị quyết số 14/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh) khoản thu tiền sử dụng đất của dự án phát triển nhà ở khu dân cư Vĩnh Liêm thuộc phường Bình Định , thị xã An Nhơn phải điều tiết số thu cho ngân sách tỉnh.
Tuy nhiên, theo đề nghị của UBND tỉnh nhằm tạo điều kiện cho thị xã An Nhơn thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 đã đề ra, đảm bảo công tác chỉnh trang đô thị và xây dựng các công trình trọng điểm của thị xã theo yêu cầu chỉ đạo của UBND tỉnh. HĐND tỉnh thống nhất chủ trương: Nếu UBND tỉnh xét ngân sách tỉnh có điều kiện và khả năng, thấy cần thiết, cấp bách thì quyết định hỗ trợ bổ sung cân đối có mục tiêu trong năm 2015 từ ngân sách tỉnh cho ngân sách thị xã An Nhơn số tiền sử dụng đất thu từ Dự án phát triển nhà ở khu dân cư Vĩnh Liêm tại phường Bình Định, thị xã An Nhơn cho ngân sách thị xã.
12. Định mức hỗ trợ ứng phó với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp và dân sinh vụ Hè Thu, vụ mùa 2015.
Để khẩn trưởng giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ ứng phó với hạn hán có thể xảy ra trong sản xuất nông nghiệp và dân sinh vụ Hè thu, vụ Mùa năm 2015. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh một số nội dung cụ thể như sau:
a. Hỗ trợ chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn trên chân đất sản xuất lúa:
Áp dụng đối với diện tích sản xuất lúa nằm trong vùng khó khăn về nguồn nước tưới do UBND các huyện, thị xã, thành phố xác nhận, được chuyển sang trồng cây trồng cạn ở vụ Hè Thu và vụ Mùa năm 2015.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ giá giống các loại cây trồng cạn như sau:
+ Hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo: Hỗ trợ 100% kinh phí mua giống cây trồng cạn theo định mức quy định.
+ Các hộ còn lại: Hỗ trợ 50% kinh phí mua giống cây trồng cạn theo định mức quy định.
- Định mức và các loại cây trồng cạn hỗ trợ: Giống ngô lai: 20 kg/ha; giống lạc: 200 kg/ha; giống đậu tương: 60 kg/ha; giống đậu xanh, đậu đen: 20 kg; giống vừng: 6 kg/ha; giống rau các loại: bình quân 2.000.000 đồng/ha.
Giá giống các cây trồng cạn nêu trên được tính theo giá thời điểm (hoặc theo thông báo giá của Trung tâm Giống cây trồng).
- Phương thức hỗ trợ: UBND các huyện, thị xã, thành phố ứng trước kinh phí của địa phương chủ động mua và hỗ trợ cho nhân dân với đơn giá không vượt quá giá cung ứng do Trung tâm Giống cây trồng thông báo hoặc xác nhận; căn cứ kết quả thực hiện, các địa phương tổng hợp và gửi cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh quyết định hỗ trợ và cấp phát ngân sách tỉnh cho địa phương; nếu các địa phương không thực hiện được và có báo cáo thì Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Trung tâm Giống cây trồng thực hiện và Ngân sách tỉnh sẽ cấp phát cho đơn vị cung ứng.
- Sở Tài chính hướng dẫn cho các địa phương thực hiện thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành.
b. Hỗ trợ cấp nước uống, sinh hoạt cho người và cho gia súc:
b.1. Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền:
Áp dụng cho vùng không khoan được giếng, không đào sâu âm bộng giếng, không có đường ống dẫn nước từ công trình cấp nước tập trung đến vùng bị hạn.
- Hỗ trợ nước sạch để uống và sinh hoạt cho người với định mức 40 lít/người/ngày;
- Hỗ trợ nước uống cho gia súc (bao gồm trâu, bò, heo) với định mức 30 lít/con/ngày.
- Mức hỗ trợ 70.000 đồng/m3 nước bao gồm: Chi phí nước uống, sinh hoạt tại nguồn cung cấp, chi phí vận chuyển và công lao động tiếp nhận và phân phối tại chỗ.
Thời gian hỗ trợ: từ khi có thông báo chống hạn của UBND tỉnh hoặc của Sở Nông nghiệp và PTNT, thanh toán theo thực tế.
b.2. Hỗ trợ khoan giếng, âm bộng giếng:
Áp dụng cho vùng có thể khoan giếng, đào sâu thêm âm bộng giếng.
- Giếng khoan đường kính ống 60 mm, cấp cho tối thiểu 5 hộ gia đình, khoảng cách các giếng tối thiểu 200 m. Hỗ trợ theo chiều sâu khoan thực tế, mức hỗ trợ 150.000 đồng/m giếng khoan.
- Đối với giếng đào sâu thêm, âm bộng, lắp đặt thêm bộng giếng, bơm hút sạch bùn cát trong lòng giếng, mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/giếng; Thêm danh mục đào giếng có nền đá ong, không âm bộng 2.000.000 đồng/giếng.
b.3. Hỗ trợ xây dựng đường ống cấp nước từ các công trình cấp nước tập trung đến khu vực thiếu nước và cấp từ vòi nước công cộng, khoảng cách giữa các vòi tối thiểu 100 m. Mức hỗ trợ theo chi phí xây dựng trực tiếp từ dự toán được phê duyệt.
c. Hỗ trợ cấp nước tưới và phục vụ sản xuất.
Các địa phương, chủ công trình phải chủ động sử dụng nguồn thủy lợi phí được cấp bù, kinh phí dự phòng từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn lực khác để nạo vét kênh mương, cửa lấy nước hồ chứa, trạm bơm, tu bổ sửa chữa công trình, đào ao, khoan đào giếng, đắp đập bổi để tích tạo nguồn nước, để hỗ trợ bổ sung cho các mục tiêu sau:
- Hỗ trợ tiền nạo vét cửa lấy nước hồ chứa, trạm bơm, kênh chính theo khối lượng thực tế với định mức hỗ trợ không quá 100.000 đồng/m3 nếu thi công bằng thủ công và 20.000 đồng/m3 nếu thi công bằng cơ giới.
- Hỗ trợ bơm bổ sung ngoài định mức bằng tiền tương đương lượng điện hoặc dầu bơm vượt mức. Định mức tiêu hao năng lượng 1 đợt tưới là 60 kwh/ha cho bơm điện; 7 lít/ha cho bơm dầu. Hỗ trợ không quá 6 đợt tưới/vụ.
- Hỗ trợ chi phí đào ao, đào giếng để tưới từ 04 ha trở lên theo khối lượng đào thực tế và kinh phí hỗ trợ tối đa 6.000.000 đồng/ao.
- Hỗ trợ chi phí khoan giếng đường kính ống 60 mm, cấp cho tối thiểu 3 ha, khoảng cách các giếng tối thiểu 350 m. Hỗ trợ theo chiều sâu khoan thực tế, mức hỗ trợ 150.000 đồng/m giếng khoan. Đề nghị hạn chế khoan giếng mới, ưu tiên sửa chữa, súc rửa giếng cũ đã có; trong trường hợp cần thiết và vùng có nguồn nước khá mới tiến hành khoan giếng mới, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với UBND các huyện, thị xã và thành phố về việc thống nhất khoan giếng mới.
- Hỗ trợ chi phí khoan giếng đường kính ống 42 mm, mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/giếng để tưới cho 1 ha. Hạn chế khoan giếng mới, ưu tiên sửa chữa giếng cũ đã có.
- Hỗ trợ đắp đập tạm, đập bổi để dâng nước với kinh phí 2.000.000 đồng/ đập tưới từ 5 ha trở lên và 1.500.000 đồng/đập tưới từ 2 ha đến dưới 5 ha.
( Riêng về nội dung chống hạn trong các trường hợp khẩn cấp, đặc biệt do UBND tỉnh quyết định riêng).
d. Nguồn kinh phí hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ:
Nguồn kinh phí hỗ trợ: Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, thị xã, thành phố. Sau khi trừ phần kinh phí Trung ương hỗ trợ, kinh phí hỗ trợ còn lại được phân chia như sau:
- Các huyện miền núi (Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão): Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí.
- Huyện Hoài Ân: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% kinh phí, ngân sách huyện hỗ trợ 30% kinh phí còn lại.
- Các huyện, thị xã, thành phố còn lại: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí, ngân sách địa phương hỗ trợ 50% kinh phí còn lại.
13. Chủ trương đầu tư Dự án: Đường cứu hộ, cứu nạn từ Quốc lộ 1A đến giáp đường ĐT 639 (đường ven biển) huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
Căn cứ Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Văn bản số 1100/BKHĐT-TH ngày 27/02/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn bổ sung lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020;
Căn cứ Văn bản số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 về việc hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với UBND tỉnh về chủ trương đầu tư Dự án: Đường cứu hộ, cứu nạn từ Quốc lộ 1A đến giáp đường ĐT 639 (đường ven biển) huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định tỉnh như sau:
13.1. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư:
13.1.1. Sự cần thiết đầu tư:
Tuyến đường nằm trong khu vực ven biển, thường xảy ra thiên tai, công tác cứu hộ cứu nạn gặp nhiều khó khăn, tổn thất về con người và tài sản là rất lớn, đồng thời lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng, mặt đường chật hẹp không còn đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Do đó, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng dự án Đường cứu hộ, cứu nạn từ Quốc lộ 1A đến giáp đưuòng ĐT639 là hết sức cần thiết và cấp bách.
13.1.2. Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư:
Tuyến đường xây dựng phù hợp với quy hoạch của địa phương. Khi thi công được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như từng bước đảm bảo các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
13.2. Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư.
13.2.1. Mục tiêu đầu tư:
- Đảm bảo công tác cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp bất khả kháng xảy ra.
- Đảm bảo lưu thông thông suốt tạo thành mạng lưới giao thông khép kín trong khu vực phía Bắc huyện Phù Mỹ, thúc đẩy phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội cho khu vực phía Đông Bắc huyện Phù Mỹ.
- Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn và đảm bảo giao thông trên toàn tuyến với mật độ ngày càng cao; tạo điều kiện cho các dự án phát triển như chương trình nước sạch, y tế cộng đồng, nuôi trồng thủy sản, nối liền tuyến nhánh QL1A với tuyến ven biển ĐT.639.
13.2.2. Quy mô đầu tư:
a. Phần đường:
- Tải trọng thiết kế: Nền mặt đường: Tải trọng H10 tương đương 0,5HL93, công trình thoát nước: Tải trọng HL30.
- Tổng chiều dài tuyến đường: L= 12,5 Km. Điểm đầu tuyến: Giáp đường QL1A (xã Mỹ Châu). Điểm cuối tuyến: Giáp đường ĐT639 (đường ven biển) (xã Mỹ Đức)
- Bề rộng: nền đường Bn= 12,00m; mặt đường: Bm= 9,00m.
- Độ dốc dọc tối đa: Imax= 6%.
- Độ dốc ngang: mặt đường Im= 2%; lề đường: Il = 4%.
- Kết cấu nền, mặt đường:
+ Nền đường: Bằng đất cấp phối đồi đầm chặt K= 0,95. lu tăng cường K= 0,98 dày 30cm. Mái ta luy đắp 1:1,5. Mái ta luy đào 1:1, mái ta luy đắp trồng cỏ chống xói.
+ Mặt đường: BTXM M300 đá 2x4 dày 20cm trên lớp giấy dầu.
+ Khe co, giãn, dọc: Bố trí 03 khe co xen 01 khe giãn, trát khe co, giãn bằng nhựa đường và gỗ đệm.
b. Công trình thoát nước trên tuyến:
- Xây dựng 15 cống tròn BTLT thoát nước ngang đường D600 tại các lý trình: Km0+592,20; Km1+127; Km1+200; Km1+345; Km1+425; Km3+953,03; Km4+298,28;Km4+350; Km5+638,70; Km5+948,30; Km7+392,12; Km8+541,98; Km8+754; Km8+992; Km9+122.
- Xây dựng 06 cống tròn BTLT thoát nước ngang đường D800 tại các lý trình: Km1+236; Km3+415; Km6+200; Km7+760,60; Km8+300; Km8+650.
- Xây dựng 03 cống tròn BTLT thoát nước ngang đường D1000 tại các lý trình: Km0+6,00; Km6+428; Km8+906. Xây dựng 01 cống tròn BTLT thoát nước ngang đường cống đôi D1000 tại các lý trình: Km7+2,00.
- Xây dựng 10 cống vuông thoát nước ngang đường kích thước 500x500mm bằng BTCT M250 đá 2x4 tại các lý trình: Km2+500; Km3+643,80; Km4+141; Km4+253; Km5+051,5; Km5+687,10; Km7+560,85; Km7+631,40; Km7+851; Km9+087.
- Xây dựng 01 cống vuông thoát nước ngang đường kích thước 750x750mm bằng BTCT M250 đá 2x4 tại các lý trình: Km1+043,00.
- Gia cố rãnh hai bên hình thang bằng đá chẻ KT 15x20x25 VXM 100 từ lý trình Km2+766- Km3+00; Km3+100- Km3+285. Gia cố rãnh bên phải hình thang bằng đá chẻ KT 15x20x25 VXM 100 từ lý trình Km4+44,7- Km4+160,05. Gia cố rãnh bên trái hình thang bằng đá chẻ KT 15x20x25 VXM 100 từ lý trình Km6+335,65- Km6+400; Km6+453- Km6+526; Km7+27- Km7+86;
- Gia cố mái ta luy bên phải tuyến bằng đá chẻ KT 15x20x25 VXM 100 đệm đá 4x6 đầm chặt từ lý trình Km6+988- Km7+7,0; Km8+650- Km8+776,90. Gia cố mái ta luy bên trái tuyến bằng đá chẻ KT 15x20x25 VXM 100 đệm đá 4x6 đầm chặt từ lý trình Km3+490- Km3+545.
13.2.3. Địa điểm đầu tư: Huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
13.2.4. Phạm vi đầu tư:
Dự án đầu tư trên địa bàn các xã Mỹ Châu , xã Mỹ Đức huyện Phù Mỹ với diện tích sử dụng khoảng 9,7ha.
13.3. Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công:
13.3.1. Tổng mức đầu tư dự kiến: 150.000.000.000 đồng
(Một trăm năm mươi tỷ đồng)
Trong đó:
- Chi phí xây dựng 123.187.308.000 đồng
- Chi phí QLDA 1.688.282.000 đồng
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 2.649.626.000 đồng
- Chi phí khác 2.463.746.000 đồng
- Chi phi đền bù GPMB 7.692.308.000 đồng
- Chi phí dự phòng 12.318.730.000 đồng
13.3.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:
Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu trong hạn mức Trung ương giao cho tỉnh Bình Định thuộc kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 -2020 - Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng.
13.3.3. Khả năng cân đối vốn đầu tư công:
Năm |
Vốn ngân sách Trung ương (đồng) |
2016 |
30.000.000.000 |
2017 |
30.000.000.000 |
2018 |
30.000.000.000 |
2019 |
30.000.000.000 |
2020 |
30.000.000.000 |
Tổng cộng |
150.000.000.000 |
13.4. Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư: Năm 2016 ÷ 2020.
13.5. Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chí phí vận hành dự án sau khi hoàn thành:
- Tổng mức đầu tư dự kiến: 150.000.000.000 đồng (Một trăm mươi mươi tỷ đồng)
- Chí phí vận hành dự án sau khi hoàn thành: Ngân sách huyện Phù Mỹ bố trí chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành.
13.6. Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội:
13.6.1. Phân tích đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội:
TT |
Chỉ tiêu |
Đánh giá sơ bộ |
|
Hiện tại |
Sau khi xây dựng công trình |
||
1 |
Không khí |
Tự nhiên |
Tự nhiên |
2 |
Nước |
Bình thường |
Bình thường |
3 |
Tiếng ồn |
Bình thường |
Bình thường |
4 |
Hệ sinh thái |
Bị xói lở |
hạn chế xói lở |
5 |
Đất đai |
Bình thường |
Bình thường |
6 |
Chất thải rắn |
Bình thường |
Bình thường |
7 |
Cảnh quan di tích |
Không |
Không |
8 |
Cơ sở hạ tầng |
Thiệt hại hàng năm |
Hạn chế thiệt hại |
9 |
Giao thông |
Bình thường |
Cải thiện tốt hơn |
10 |
Sức khỏe cộng động |
Trung bình |
Khá hơn |
13.6.2. Xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội:
Việc đầu tư xây dựng công trình Đường cứu hộ, cứu nạn từ Quốc lộ 1A đến giáp đường ĐT.639 (đường ven biển), nhằm phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn trường hợp bất khả khán xảy ra, phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế vùng phía Đông huyện Phù Mỹ.
Công trình được xây dựng sẽ tạo cho nhân dân sự phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thấy được lợi ích của công cuộc phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới- phát triển kinh tế nông thôn bền vững. Ngoài ra công trình còn nâng cao ý thức, đời sống, văn hóa của người dân vùng nông thôn, ven biển- phát triển bền vững theo mục tiêu của Quốc gia.
13.7. Phân chia các dự án thành phần: Không.
13.8. Các giải pháp tổ chức thực hiện:
- Quyết định đầu tư: UBND tỉnh Bình Định.
- Chủ đầu tư: UBND huyện Phù Mỹ.
- Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Đầu tư và XD huyện Phù Mỹ.
- Phương thức thực hiện: Theo quy định hiện hành của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng.
14. Chủ trương đầu tư Dự án: Đường từ trung tâm xã Bok Tới (huyện Hoài Ân) đến làng O5 xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh).
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
Căn cứ Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Văn bản số 5863/BKHĐT-KTĐP< ngày 06/8/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định nguồn vốn và mức vốn dự án Đường trung tâm xã BokTới (huyện Hoài Ân) đến làng O5 xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh), tỉnh Bình Định;
Căn cứ Văn bản số 1100/BKHĐT-TH ngày 27/02/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn bổ sung lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020;
Căn cứ Văn bản số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 về việc hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư Dự án: Đường từ trung tâm xã Bok Tới (huyện Hoài Ân) đến làng O5 xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh) như sau:
14.1. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
14.1.1. Sự cần thiết đầu tư
Đường từ trung tâm xã Bok Tới (huyện Hoài Ân) đến làng O5 xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh), hiện là đường đất và đá cuội, mặt đường gồ ghề, trơn trợt, đá nhấp nhô khó đi, địa hình rừng núi phức tạp không liền kề, độ dốc dọc tương đối lớn. Việc lưu thông đi lại của người dân hết sức khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ. Hướng tuyến quanh co chạy ôm quanh sườn núi, cắt qua các khe tụ thủy nhỏ, giao thông trên tuyến đi lại chủ yếu là đồng bào sinh sống tại xã Bok Tới, huyện Hoài Ân và xã Kim Kim, huyện Vĩnh Thạnh.
Do đó, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng dự án Đường từ trung tâm xã Bok Tới (huyện Hoài Ân) đến làng O5 xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh) là hết sức cần thiết nhằm tạo điều kiện giao thương cho bà con các xã miền núi huyện Hoài Ân và huyện Vĩnh Thạnh, đồng thời cũng cố an ninh trong tình hình mới tại những địa bàn miền núi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống.
14.1.2. Các điều kiện để thực hiện đầu tư.
Văn bản số 5863/BKHĐT-KTĐP< ngày 06/8/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định nguồn vốn và mức vốn dự án Đường trung tâm xã BokTới (huyện Hoài Ân) đến làng O5 xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh), tỉnh Bình Định.
Văn bản số 55/UBND-XD ngày 07/01/2010 của UBND tỉnh về việc chủ trương đầu tư xây dựng Đường từ trung tâm xã Bok Tới (huyện Hoài Ân) đến làng O5 xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh).
14.1.3. Đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư.
Tuyến đường xây dựng phù hợp với quy hoạch của địa phương. Khi công trình được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương miền núi, cũng như từng bước đảm bảo các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới của huyện Hoài Ân và huyện Vĩnh Thạnh.
14.2. Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư.
14.2.1. Mục tiêu đầu tư:
Nhằm từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo quy hoạch của địa phương; đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc sinh sống trong vùng. Góp phần từng bước đáp ứng các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoài Ân, huyện Vĩnh Thạnh nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.
14.2.2. Qui mô đầu tư:
Xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn đường GTNT loại A (22TCN 210-92). Xã Bok Tới và xã Vĩnh Kim là một trong những xã vùng cao chưa có đường ô tô kết nối và điều kiện nguồn vốn đầu tư công trình còn hạn chế nên thiết kế có châm chước một số đoạn dốc dọc đặc biệt khó khăn với Imax ≥ 13% và một số chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường.
a. Phần đường:
- Tổng chiều dài tuyến đường: L = 9.833 m. Điểm đầu tuyến: xã Bok Tới, huyện Hoài Ân; điểm cuối tuyến: xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh.
- Bề rộng nền đường: Bn = 3,5m + 0,75m x 2 = 5,00m.
- Bề rộng mặt đường: Bm = 3,5m.
- Độ dốc dọc tối đa: Id = 10%. (Châm chước Imax ≥ 13%)
- Độ dốc ngang: mặt đường Im= 2%; lề đường: Il= 4%.
- Kết cấu nền, mặt đường:
+ Nền đường: Bằng đất cấp phối đồi đầm chặt K=0,95, lu tăng cường K=0,98 dày 30cm.
+ Mặt, lề đường: Kết cấu loại A1; mặt, lề đường bằng BTXM M250, dày 20 cm trên lớp giấy dầu.
b. Công trình thoát nước trên tuyến:
+ Hệ thống thoát nước ngang gồm: cống tròn đường kính Ø30÷100cm; cống vuông 50x50cm; cầu bản hộp (L0 = 2x4,0m và L0 = 6,0m) và đường tràn. Kết cấu chủ yếu bằng bê tông, bê tông cốt thép.
+ Hệ thống thoát nước dọc gồm: rãnh dọc, rãnh đĩnh với mặt cắt ngang hình thang, kết cấu đá hộc xây vữa ximăng mác 100.
c. Công trình phụ trợ: Xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn giao thông theo Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT.
14.2.3. Địa điểm đầu tư: xã Bok Tới, huyện Hoài Ân và xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh.
14.2.4. Phạm vi đầu tư: trên địa bàn các xã Bok Tới, huyện Hoài Ân và xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh với diện tích sử dụng khoảng 9,8ha.
14.3. Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối vốn đầu tư công:
14.3.1. Tổng mức đầu tư dự kiến: 149.000.000.000 đồng
(Một trăm bốn mươi chín tỷ đồng).
Trong đó:
- Chi phí xây dựng: 111.809.738.000 đồng;
- Chi phí quản lý dự án: 1.372.210.000 đồng;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 5.925.265.000 đồng;
- Chi phí khác: 3.039.110.000 đồng;
- Chi phí đền bù, GPMB: 2.488.637.000 đồng;
- Chi phí dự phòng: 24.365.040.000 đồng.
14.3.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu trong hạn mức Trung ương giao cho tỉn h Bình Định thuộc kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 – Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng.
14.3.3. Khả năng cân đối vốn đầu tư công:
Năm |
Vốn ngân sách Trung ương |
2016 |
29.800.000.000 |
2017 |
29.800.000.000 |
2018 |
29.800.000.000 |
2019 |
29.800.000.000 |
2020 |
29.800.000.000 |
Tổng cộng |
149.000.000.000 |
14.4. Tiến độ thực hiện: Năm 2015 - 2018.
14.5. Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành:
- Tổng mức đầu tư: 149.000.000.000 đồng (Một trăm bốn mươi chín tỷ đồng).
- Chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành: Ngân sách huyện Hoài Ân bố trí chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành.
14.6. Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội.
14.6.1. Đánh giá tác động môi trường:
TT |
Chỉ tiêu |
Đánh giá tác động môi trường |
|
Hiện tại |
Sau khi xây dựng công trình |
||
1 |
Không khí |
Tự nhiên |
Tự nhiên |
2 |
Nước |
Bình thường |
Bình thường |
3 |
Tiếng ồn |
Bình thường |
Bình thường |
4 |
Đất đai |
Bị xói lở |
Hạn chế xói lở |
5 |
Hệ sinh thái |
Bình thường |
Bình thường |
6 |
Chất thải rắn |
Bình thường |
Bình thường |
7 |
Cảnh quan di tích |
Không |
Không |
8 |
Cơ sở hạ tầng |
Thiệt hại hàng năm |
Hạn chế thiệt hại |
9 |
Giao thông |
Bình thường |
Cải thiện tốt hơn |
10 |
Sức khỏe cộng đồng |
Trung bình |
Khá hơn |
14.6.2. Xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội:
Việc đầu tư xây dựng công trình Đường từ trung tâm xã Bok Tới (huyện Hoài Ân) đến làng O5 xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh), nhằm tạo điều kiện đi lại cho người sông trong vùng được an toàn và thuận lợi, góp phần mang lại hiệu quả trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; ổn định và nâng cao đời sống văn hóa xã hội chung của nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Ngoài ra việc đầu tư xây dựng công trình không thuần túy là phục nhu cầu đi lại của bà con trong vùng mà nó có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược đảm bảo an ninh - quốc phòng đối với vùng cao.
Công trình được xây dựng sẽ tạo cho nhân dân sự phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thấy được lợi ích của công cuộc phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới – phát triển kinh tế nông thôn bền vững. Ngoài ra công trình còn nâng cao ý thức, đời sống, văn hóa của người dân vùng nông thôn – phát triển bền vững theo mục tiêu của Quốc gia.
14.7. Phân chia các dự án thành phần: Không
14.8. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
a. Quyết định đầu tư: UBND tỉnh Bình Định.
b. Chủ đầu tư: UBND huyện Hoài Ân.
c. Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Hoài Ân.
d. Phương thức thực hiện: Theo quy định hiện hành về đầu tư xây dựng.
15. Chủ trương đầu tư Dự án: Kè Đê sông Hà Thanh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
Căn cứ Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Văn bản số 1100/BKHĐT-TH ngày 27/02/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn bổ sung lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020;
Căn cứ Văn bản số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 về việc hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với UBND tỉnh về chủ trương đầu tư Dự án: Kè Đê sông Hà Thanh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định như sau:
15.1. Mục tiêu:
Nhằm ngăn chặn nước lũ xâm thực, chống xói lở bờ sông, bảo vệ khu dân cư, đất ở, đất sản xuất nông nghiệp và kết hợp với giao thông; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn cho các công trình Thượng tầng thiết yếu trong khu vực dự án; ổn định lòng dẫn, tạo cảnh quan môi trường khu vực dự án; góp phần ổn định sản xuất và phát triển kinh tế địa phương theo hướng bền vững.
15.2. Quy mô xây dựng:
Xây dựng tuyến kè có mặt cắt ngang dạng hình thang, thân kè đắp đất cấp III, Gia cố tuyến kè với chiều dài 10.570m.
Trong đó:
+ Xã Canh Hiển có L=3000m
- Đoạn 1: Từ nhà ông Tô Văn Bá – Tràn Chánh Hiển (phía nam sông Hà Thanh thuộc thôn Chánh Hiển) có L=520m. Trong đó tại Km0+70, Km0+160, Km0+417. bố trí cống thoát nước D=1000mm.
- Đoạn 2: Từ Tràn Chánh Hiển – Bến Bà Riềng (phía nam sông Hà Thanh thuộc thôn Chánh Hiển) có L=817m.
- Đoạn 3: Từ Bến Bà Riềng – Cầu Hà Thanh (phía nam sông Hà Thanh thuộc thôn Chánh Hiển) có L=1663. Trong đó tại Km1+470, Km1+670, Km1+863, Km2+21, Km2+265, Km2+415, Km2+825. bố trí cống thoát nước D=1000mm.
+ Xã Canh Hiệp có L=1850m
- Đoạn 1: Đấu nối kè hiện có đối diện xã Canh Hiệp thuộc phía đông sông Hà Thanh ( Nhà ông Trần Ngọc Thân – đất ông Nguyễn Cữu Long ) L=650m.
- Đoạn 2: Mố cầu Quảng Du– giáp xã canh Hiển “ đường đi suối đá cũ” L=1200m.
+ Thị trấn Vân Canh có L=5720m
- Đoạn 1: Thôn Thịnh Văn 2 ( phía bắc nhánh sông Hà Thanh)
Mố cầu Bà Ba ( Nhà ông Lê Viết Đấu) – Trạm nước sạch (nhà bà Thông) L=320m.
- Đoạn 2: Làng Suối Mây ( phía tây sông Hà Thanh)
Nhà ông Lơ O Chờ Dù – Giáp xã Canh Hiệp L=1500 m
Trong đó tại Km0+00, Km0+600, Km0+1100 bố trí cống thoát nước D=1000mm.
- Đoạn 3: Làng Hiệp Giao ( phía tây sông Hà Thanh)
Vườn ươm ông Đinh Văn Bình – Giáp nghĩa địa Hiệp Giao L=550 m
Trong đó tại Km0+450 bố trí cống thoát nước D=1000mm.
- Đoạn 4: Làng Suối Mây – Giáp xã Canh Thuận ( phía đông sông Hà Thanh)
Đất sản xuất nhà ông Chu Lan Chờ Mi – Giáp xã Canh Thuận L=1100 m Trong đó tại Km0+150, Km0+630, Km1+50. bố trí cống thoát nước D=1000mm.
- Đoạn 5: Thôn Tân Thuận ( phía tây sông Hà Thanh)
Đất sản xuất nhà ông Lê Thanh Những – Đất ông Đệ ( cầu Bà Ba) L=2250 m Trong đó tại Km0+260, Km0+730, Km0+997, Km1+250, Km1+895 và Km2+10. bố trí cống thoát nước D=1000mm.
Bề rộng mặt kè B=3,50m bằng bê tông đá 2x4 M200 dày 18cm dưới có lớp giấy dầu, mái phía sông từ cao trình từ 41,00m đến cao trình 51,00m được gia cố bằng đá lát khan dày 20cm, đá được lát trong khung bê tông cốt thép M200, ở dưới đệm đá dăm 2x4 dày 10 cm và vải địa kỹ thuật, cao trình cơ kè 58,0m, cơ rộng 1,50m. Từ cao trình 54,00m đến 58,40m gia cố bằng đá chẻ M100 dày 20cm. Chân kè kết cấu bằng giằng bê tông cốt thép mác 200, phía dưới và phía ngoài giằng thảm một lớp rọ đá kích thước (0,5x1,0x2,0)m chống xói lở. Mái phía đồng trồng cỏ; chân kè được gia cố bằng lăng thể đá hộc;
- Tổng chiều dài xây dựng tuyến kè : L=10,57km.
- Cao độ đỉnh kè : (41.00 ÷ 51.00)m;
- Bề rộng mặt kè : B=3,50m
- Hệ số mái đê phía sông : m=2.00
- Hệ số mái đê phía đồng : m=1.50
- Cao độ đỉnh chân kè : (40.00 ÷ 50.00)m
- Bề rộng đỉnh đống đá rối : B=0,8m
- Trên tuyến kè xây dựng 21 cống tiêu kết cấu bằng ống buy BTLT, tải trọng H10, kết cấu cửa vào cửa ra bằng BTM200, vận hành bằng máy đóng mở V1.0; 10 bậc cấp bằng bê tông M200.
15.3. Loại, cấp công trình: Loại công trình: Công trình thủy lợi, Cấp công trình: Công trình cấp IV.
15.4. Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng: UBND huyện Vân
Canh lập và phê duyệt theo quy định hiện hành.
15.5. Tổng mức đầu tư công trình : 138.871.000.000 đồng.
Trong đó:
- Chi phí xây dựng : 108.871.000.000 đồng
- Chi phí QLDA : 2.600.000.000 đồng
- Chi phí tư vấn ĐTXD : 8.000.000.000 đồng
- Chi phí khác : 2.200.000.000 đồng
- Chi phí đền bù GPMB : 3.200.000.000 đồng
- Dự phòng chi : 14.000.000.000 đồng.
15.6. Cơ cấu nguồn vốn: Vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó: - Vốn Ngân sách Trung ương: 138.871.000.000 đồng;
15.7. Địa điểm: Huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
15.8. Thời gian: 2016 - 2020
15.9. Tiến độ thực hiện:
ĐVT: đồng.
Năm |
Nguồn
vốn Ngân sách |
Ghi chú |
2016 |
35.000.000.000 |
|
2017 |
35.000.000.000 |
|
2018 |
25.000.000.000 |
Phân bổ vốn bảo đảm đúng quy định cho dự án nhóm B |
2019 |
25.000.000.000 |
|
2020 |
18.871.000.000 |
|
Tổng cộng |
138.871.000.000 |
|
16. Chủ trương đầu tư Dự án: Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT 640 (đoạn ngã 3 Quốc lộ 1A đến cuối thị trấn Tuy Phước) Huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
Căn cứ Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Văn bản số 1100/BKHĐT-TH ngày 27/02/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn bổ sung lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020;
Căn cứ Văn bản số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 về việc hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với UBND tỉnh về chủ trương đầu tư Dự án: Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT 640 (đoạn ngã 3 Quốc lộ 1A đến cuối thị trấn Tuy Phước) Huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định như sau:
16.1. Mục tiêu:
Nhằm từng bước triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông theo quy hoạch phê duyệt; đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân và các phương tiện giao thông; bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về an toàn giao thông đường bộ. Góp phần từng bước thực hiện chỉnh trang đô thị cho phù hợp với quy hoạch, cảnh quan thị trấn Tuy Phước; thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tuy Phước nói riêng và tỉnh Bình Định nó i chung.
16.2. Quy mô:
16.2.1. Nền, mặt đường:
Nâng cấp, mở rộng theo Tiêu chuẩn TCXDVN 104:2007 - Công trình giao thông (đường bộ - đường trong đô thị), cấp II với các thông số kỹ thuật như sau:
- Chiều dài tuyến : L = 2.810m.
- Bề rộng nền đường : Bn = 4+7+2+7+4 = 24m.
- Bề rộng mặt đường : Bm = 7x2 = 14m.
- Bề rộng lề đường : Blề = 4x2 = 8m.
- Bề rộng giải phân cách : Bpc = 2m.
- Kết cấu nền đường: bằng đất cấp phối đồi đầm chặt K95.
- Kếu cấu mặt đường: xây dựng lớp móng cấp phối đồi đầm chặt K98 dày 30cm kết hợp với cấp phối đá dăm loại I dày 20cm (hoặc lớp bê tông nhựa cũ đối với phần tận dụng) và lớp bê tông nhựa dày 7cm.
16.2.2. Hệ thống thoát nước:
- Phần cầu: đầu tư xây dựng mới 04 cầu trên tuyến theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05, tải trọng thiết kế HL-93, khổ cầu với mặt cắt ngang Bn = 2x0,50m (gờ chắn lan can) + 2x7,50m (mặt cầu) + 2,00m (dải phân cách) = 18,00m. Kết cấu chủ yếu bằng bêtông ximăng, bêtông cốt thép thường đổ tại chỗ.
+ Cầu Ván: Kết cấu dầm giản đơn bằng bêtông cốt thép thường; tổng chiều dài cầu 36,75m (tính đến mặt sau tường ngực 02 mố cầu) với sơ đồ bố trí kết nhịp 02 nhịp x 18,00m; móng mố, trụ cầu đặt trên hệ móng cọc bêtông cốt thép.
+ Cầu bản (03 cầu): L = 3x6,00m (Km0+988,80), L = 2x6,00m (Km1+146) và L = 6,00m (Km1+555).
- Hệ thống thoát nước:
+ Thiết kế mở rộng 01 cống vuông 1000mm và 01 cống tròn 2 Ø 1000mm;
+ Xây dựng mới 01 cống tròn Ø 1000mm và 01 cống tròn Ø 1500mm.
+ Hệ thống thóat nước mặt: xây dựng hố ga thu nước và cống tròn BTCT Ø 800mm chạy dọc theo tuyến.
16.2.3. Các hạng mục khác:
- Giải phân cách rộng 2.0m, bên trong đổ đất trồng cây xanh và bố trí hệ thống điện chiếu sáng bằng cáp ngầm.
- Xây dựng hệ thống bó vỉa bằng BT mác 200 đá 1x2, bên trên lát tấm BTXM chít mạch.
16.3. Loại, cấp công trình: Công trình giao thông (đường bộ - đường trong đô thị), công trình cấp II.
16.4. Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng: UBND huyện Tuy Phước lập và phê duyệt theo quy định hiện hành.
16.5. Tổng mức đầu tư: 232.134.672.000 đồng.
(Hai trăm ba mươi hai tỷ, một trăm ba mươi tư triệu, sáu trăm bảy mươi hai ngàn đồng).
Trong đó:
- Chi phí xây dựng: 98.894.455.000 đồng;
- Chi phí Quản lý dự án: 1.338.027.000 đồng;
- Chi phí Tư vấn đầu tư xây dựng: 3.974.411.000 đồng;
- Chi phí khác: 1.319.853.000 đồng;
- Chi phí đền bù, GPMB: 81.262.440.000 đồng;
- Dự phòng chi: 45.372.486.000 đồng.
16.6. Cơ cấu nguồn vốn: Vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; vốn ngân sách tỉnh và vốn ngân sách huyện.
Trong đó:
- Vốn Ngân sách Trung ương: 113.000.000.000 đồng;
- Vốn Ngân sách tỉnh: 49.000.000.000 đồng;
- Vốn Ngân sách huyện: 70.134.672.000 đồng.
16.7. Địa điểm: Đoạn ngã 3 Quốc lộ 1A đến cuối thị trấn Tuy Phước.
16.8. Thời gian: 2016 – 2018.
16.9. Tiến độ thực hiện:
ĐVT: đồng.
Năm |
Vốn ngân sách TW |
Vốn ngân sách tỉnh |
Vốn ngân sách huyện |
2016 |
40.000.000.000 |
19.000.000.000 |
30.134.672.000 |
2017 |
40.000.000.000 |
15.000.000.000 |
20.000.000.000 |
2018 |
33.000.000.000 |
15.000.000.000 |
20.000.000.000 |
Tổng cộng |
113.000.000.000 |
49.000.000.000 |
70.134.672.000 |
17. Chủ trương đầu tư Dự án: Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT 629 đi trung tâm xã Ân Sơn, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
Căn cứ Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Văn bản số 1100/BKHĐT-TH ngày 27/02/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn bổ sung lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020;
Căn cứ Văn bản số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 về việc hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với UBND tỉnh về chủ trương đầu tư Dự án: Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT 629 đi trung tâm xã Ân Sơn, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định như sau:
17.1. Tên công trình: Nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT 629 đi trung tâm xã Ân Sơn
17.2. Chủ đầu tư: UBND huyện Hoài Ân
17.3. Quản lý đầu tư: Ban QLDA ĐT&XD huyện Hoài Ân.
17.4. Tổ chức tư vấn lập Dự án đầu tư: Công ty TNHH TVXD Tấn Linh
17.5. Mục tiêu đầu tư:
Xây dựng Nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT 629 đi trung tâm xã Ân Sơn nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển trao đổi hàng hóa của người dân địa phương thông qua tuyến đường được an toàn, thuận lợi, từng bước củng cố, hoàn thiện mạng lưới giao thông trong khu vực. Tạo điều kiện phát triển quỹ đất tái định cư, sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp cho người dân trong vùng hưởng lợi dự án, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội trong vùng.
17.6. Nội dung và quy mô đầu tư:
17.6.1. Nền mặt đường:
a. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:
- Chiều dài đoạn tuyến xây dựng: L = 11.916,00 m.
- Tốc độ thiết kế: V = 20 Km/h.
- Bề rộng nền đường: Bn = 7,5 m.
- Bề rộng mặt đường: Bm = 5,5 m.
- Dốc ngang mặt đường: im = 2%.
- Bề rộng lề đường: Bl = 1x2=2m.
- Độ dốc lề il =4%.
b. Kết cấu chi tiết các hạng mục:
- Nền đường: đắp đất CPĐ đầm chặt K95.
- Mặt đường: đào bỏ lớp mặt cũ BTXM bị hư hỏng, xây dựng và mở rộng mặt đường bằng kết cấu mới như sau:
+ Lớp bê tông xi măng M250 đá 2x4 dày 22cm.
+ Lớp lót giấy dầu.
+ Lớp CPĐD loại I Dmax25mm dày 15cm đầm chặt K98.
+ Lớp móng CPĐ đầm chặt K98 dày 30cm.
- Lề đường: đắp đất đầm chặt K95.
17.6.2. Công trình thoát nước:
- Xây dựng mới 01 cống tròn 2Ø100 bằng ống cống BTLT đúc sẵn
- Xây dựng mới 09 cống hộp bằng BTCT, kích thước 0,6x0,6m; 04 cống hộp bằng BTCT kích thước 1,0x1,0m.
- Xây dựng mới 01 cầu bản hộp L = 4m tại Km3+692 kết cấu bằng BTCT.
17.6.3. Công trình phụ trợ: Xây dựng hệ thống biển báo hiệu an toàn giao thông mới.
17.7. Địa điểm xây dựng: xã Ân Sơn, huyện Hoài Ân.
17.8. Loại và cấp công trình: Công trình giao thông; cấp III
17.9. Phương án xây dựng: Năm 2016-2019.
17.10. Phương án giải phóng mặt bằng: Có.
17.11. Tổng mức đầu tư: 92.235.672.000 đồng Chi phí xây dựng 72.835.797.000 đồng Chi phí QLDA 1.045.452.000 đồng Chi phí ĐTXD 4.016.263.000 đồng Chi phí khác 953.099.000 đồng Chi phí đền bù GPMB 5.000.000.000 đồng
Dự phòng chi 8.385.061.000 đồng
17.12. Nguồn vốn đầu tư: Vốn Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% theo Thông báo số 63/TB-VPCP ngày 16/02/2015 của Văn phòng chính phủ và Văn bản số 1100/BKHĐT-TH ngày 27/02/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
17.13. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
17.14. Thời gian tiến độ thực hiện:
Năm |
Nguồn
vốn |
Ghi chú |
Tổng số |
92.235.672.000 |
|
Năm 2016 |
23.000.000.000 |
|
Năm 2017 |
23.000.000.000 |
|
Năm 2018 |
23.000.000.000 |
|
Năm 2019 |
23.235.672.000 |
|
18. Chủ trương đầu tư Dự án: Kè thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
Căn cứ Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Văn bản số 1100/BKHĐT-TH ngày 27/02/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn bổ sung lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020;
Căn cứ Văn bản số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 về việc hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với UBND tỉnh về chủ trương đầu tư Dự án: Kè thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định như sau:
18.1. Mục tiêu:
Việc đầu tư xây dựng công trình mang tính tích cực trong việc phòng chống bão lụt bảo vệ trực tiếp an toàn tính mạng cho hơn 150 hộ dân sống ven sông trong vùng dự án, đảm bảo quỹ đất không bị mất diện tích sản xuất do lũ lụt hàng năm gây ra, giảm bớt kinh phí cho việc khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông hàng năm. Khi dự án hình thành sẽ cải tạo được môi trường sinh thái trong vùng, bờ kè còn góp phần cải thiện giao thông thuận lợi hơn cho người dân đi lại trong vùng dự án và các vùng lân cận.
18.2. Quy mô xây dựng:
Xây dựng bờ kè tổng chiều dài L = 2.450,5m phía hữu sông Kôn với chiều dài và thông số kỹ thuật như sau:
Thông số kỹ thuật |
Đoạn 01 (Từ thôn Định Tân đến Cầu Định Bình) |
Đoạn 2 (Từ Cầu Định Bình đến Suối Xem) |
Chiều dài đoạn kè |
1253,75m |
1196,75m |
Cao trình đỉnh kè |
(22.5 ÷ 21.0)m |
(21.0 ÷ 20.0)m |
Cao trình chân kè (đỉnh đá rối) |
(16.5 ÷ 15.0)m |
16.0m |
Chiều cao kè |
6,0m |
(5,0 ÷ 4,0)m |
Bề rộng mặt kè |
B=5,0m |
B=5,0m |
Hệ số mái kè phía sông |
m = 2 |
m = 2 |
Hệ số mái kè phía đồng |
m = 1,5 |
m = 1,5 |
Bề rộng mặt đỉnh đá rối chân kè |
b = 1m |
b = 1m |
Hệ số mái đống đá rối phía sông |
m = 2 |
m = 2 |
Kết cấu:
- Thân kè đắp cấp phối đồi đầm chặt K90; mái kè gia cố bằng đá hộc lát khan dày 25cm, bên dưới đệm đá dăm 2x4 và vải địa kỹ thuật. Bố trí hệ thống khung giằng bằng BTCT dọc kè với chiều dài mỗi nhịp 11,0m.
- Chân kè đổ đá hộc tạo lăng trụ với bề rộng đỉnh đống đá B= 1m, hệ số mái m = 2m.
18.3. Loại, cấp công trình: Công trình thủy lợi, cấp IV.
18.4. Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng: UBND huyện Vĩnh Thạnh lập và phê duyệt theo quy định hiện hành.
18.5. Tổng mức đầu tư: 84.530.884.000 đồng
(Tám mươi bốn tỷ năm trăm ba mươi triệu tám trăm tám mươi bốn nghìn đồng)
Trong đó:
+ Chi phí xây dựng: 64.412.535.000 đồng
+ Chi phí quản lý dự án: 1.056.736.000 đồng
+ Chi phí tư vấn đầu tư: 5.071.853.000 đồng
+ Chi phí khác: 845.308.000 đồng
+ Chi phí bồi thường GPMB: 4.691.464.000 đồng
+ Chi phí dự phòng: 8.453.088.000 đồng
18.6. Cơ cấu nguồn vốn: Vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó:
- Vốn Ngân sách Trung ương: 84.530.884.000 đồng;
18.7. Địa điểm: Huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
18.8. Thời gian: 2016 - 2020
18.9. Tiến độ thực hiện:
ĐVT: đồng.
Năm |
Nguồn
vốn Ngân sách |
Ghi chú |
2016 |
20.000.000.000 |
Phân bổ vốn bảo đảm đúng quy định cho dự án nhóm B |
2017 |
20.000.000.000 |
|
2018 |
20.000.000.000 |
|
2019 |
20.000.000.000 |
|
2020 |
4.530.884.000 |
|
Tổng cộng |
84.530.884.000 |
19. Chủ trương đầu tư Dự án: Đê và đập dâng đập ngăn mặn Nha Phu, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
Căn cứ Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Văn bản số 1100/BKHĐT-TH ngày 27/02/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn bổ sung lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020;
Căn cứ Văn bản số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 về việc hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với UBND tỉnh về chủ trương đầu tư Dự án: Đê và đập dâng đập ngăn mặn Nha Phu, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định như sau:
19.1. Mục tiêu:
Đảm bảo an toàn cho công trình, tăng cường khả năng tiêu thoát lũ nhanh, chống ngập úng, ngăn mặn, giữ ngọt, cung cấp nguồn nước tưới cho 250 ha đất canh tác nông nghiệp của 02 xã Phước Hòa và Phước Quang thuộc huyện Tuy Phước; bảo vệ các khu dân cư đang sống ven đê và các công trình hạ tầng trong khu vực; góp phần ổn định cuộc sống của người dân vùng dự án và phát triển kinh tế địa phương theo hướng bền vững.
19.2. Quy mô:
- Hạng mục đập dâng: Xây dựng đập dâng kiên cố, bề rộng thoát lũ B=30m (10 cửa x3m/cửa), cao trình MNDBT=+2.70m, cửa van phẳng làm bằng thép không rỉ.
- Hạng mục nhà quản lý: Xây mới nhà quản lý công trình.
- Hạng mục tuyến kè: Xây dựng tuyến kè có mặt cắt ngang dạng hình thang, thân kè đắp đất cấp III, mái đê phía sông được gia cố bằng bê tông tấm lát M200 dày 10cm trong khung giằng BTCT M200, bên dưới dăm lót dày 10cm và 1 lớp vải địa kỹ thuật; mái phía đồng trồng cỏ; chân kè được gia cố bằng lăng thể đá hộc;
- Tổng chiều dài xây dựng tuyến kè : L=3,459km.
- Cao độ đỉnh kè : (5.70 ÷ 5.44)m; (5.50 ÷ 5.30)m
- Bề rộng mặt kè : B=3,00m
- Hệ số mái đê phía sông : m=2.00
- Hệ số mái đê phía đồng : m=1.50
- Cao độ đỉnh chân kè : (2.55 ÷ 2.30)m
- Bề rộng đỉnh đống đá rối : B=0,8m
- Trên tuyến kè xây dựng 10 cống tiêu kết cấu bằng ống buy BTLT, tải trọng H10, kết cấu cửa vào cửa ra bằng BTM200, vận hành bằng máy đóng mở V1.0; 10 bậc cấp bằng bê tông M200.
Hạng mục Kênh và cống lấy nước: Xây dựng các cống lấy nước, kiên cố kênh chính Nam, Bắc dài 3,60Km; xây dựng kênh tiêu dài 1,1Km và đập ngăn mặn trên kênh tiêu và nâng cấp đường quản lý hồ.
19.3. Loại, cấp công trình: Loại công trình: Công trình nông nghiệp và PTNT (công trình thủy lợi: Đập, đê, kè biển); công trình cấp IV.
19.4. Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng: UBND huyện Tuy Phước lập và phê duyệt theo quy định hiện hành.
19.5. Tổng mức đầu tư công trình : 119.778.833.000 đồng.
Trong đó:
- Chi phí xây dựng : 94.822.199.000 đồng
- Chi phí QLDA : 1.326.126.000 đồng
- Chi phí tư vấn ĐTXD : 5.242.777.000 đồng
- Chi phí khác : 2.870.757.000 đồng
- Chi phí đền bù GPMB : 4.627.989.000 đồng
- Dự phòng chi : 10.888.985.000 đồng.
19.6. Cơ cấu nguồn vốn: Vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó:
- Vốn Ngân sách Trung ương: 119.778.833.000 đồng;
- Vốn Ngân sách tỉnh: 0 đồng;
- Vốn Ngân sách huyện: 0 đồng;
19.7. Địa điểm: Huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
19.8. Thời gian: 2016 - 2020
19.9. Tiến độ thực hiện:
ĐVT: đồng.
Năm |
Nguồn
vốn Ngân sách |
Ghi chú |
2016 |
25.000.000.000 |
Phân bổ vốn bảo đảm đúng quy định cho dự án nhóm B |
2017 |
25.000.000.000 |
|
2018 |
25.000.000.000 |
|
2019 |
25.000.000.000 |
|
2020 |
19.778.833.000 |
|
Tổng cộng |
119.778.833.000 |
20. Chủ trương đầu tư Dự án: Xây dựng cầu cảng xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
Căn cứ Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Văn bản số 1100/BKHĐT-TH ngày 27/02/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn bổ sung lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020;
Căn cứ Văn bản số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 về việc hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với UBND tỉnh về chủ trương đầu tư Dự án: Xây dựng cầu cảng xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định như sau:
20.1. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư:
20.1.1. Sự cần thiết đầu tư: Việc đầu tư Dự án Xây dựng cầu cảng xã đảo Nhơn Châu bao gồm các hạng mục công trình gồm cầu cảng, kè bờ và bến bãi sau cầu với tổng mức đầu tư dự kiến 180 tỷ đồng nhằm phục vụ nhu cầu neo đậu tàu thuyền của ngư dân, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu đánh bắt và chế biến thủy hải sản, phát triển kinh tế xã đ ảo theo hướng bền vững là rất cần thiết.
20.1.2. Các điều kiện để thực hiện đầu tư: Văn bản số 14/TT-HĐND ngày 06/5/2015 của HĐND thành phố Quy Nhơn về việc chấp thuận Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công Dự án Xây dựng cầu cảng xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn; Văn bản số 2217/UBND-TH ngày 21/5/2015 của UBND tỉnh về việc cho chủ trương lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công dự án Bến cá, xã Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn.
20.1.3. Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư: Việc đầu tư Dự án Xây dựng cầu cảng xã đ ảo Nhơn Châu là phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tính đến năm 2030.
20.2. Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư:
20.2.1. Mục tiêu đâu tư: Phục vụ dân sinh, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế địa phương, ổn định cuộc sống của người dân trên đảo.
20.2.2. Quy mô đầu tư:
Quy mô xây dựng công trình, gồm: 01 cầu cảng (gồm 03 đoạn), 01 kè liền bờ và hệ thống bến bãi sau cầu.
Hình thức, kết cấu công trình: Xây dựng hệ dầm, bản mặt cầu bằng BTCT M300 trên nền cọc bằng BTCT M300; kết cấu mái kè liền bờ bằng đá lát khan trên lớp đá dăm 2x4 và vải địa kỹ thuật nằm trong khung giằng bằng BTCT M250, chân kè đổ đá hộc tạo lăng thể.
Các thông số kỹ thuật chủ yếu: Cao trình mặt cầu đoạn 1 (L = 50m): + 4.20m (hệ cao độ Hải đồ); cao trình mặt cầu đoạn 2 (L = 50m): + 3.70m (hệ cao độ Hải đồ); cao trình mặt cầu đoạn 3 (L = 100m): + 3.20m (hệ cao độ Hải đồ).
20.2.3. Địa điểm và phạm vi đầu tư:
Địa điểm xây dựng: Xã Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Phạm vi đầu tư: Bên cạnh cầu cảng hiện hữu.
20.3. Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công:
20.3.1. Tổng mức đầu tư dự kiến: 180.000.000.000 đồng
(Một trăm tám mươi tỷ đồng)
Trong đó:
- Chi phí xây dựng : 142.870.086.000 đồng;
- Chi phí quản lý dự án : 2.208.009.000 đồng;
- Chi phí tư vấn ĐTXD : 6.656.858.000 đồng
- Chi phí khác : 2.691.849.000 đồng;
- Chi phí bồi thường GPMB: 2.094.937.000 đồng;
- Chi phí dự phòng : 23.478.261.000 đồng.
20.3.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự kiến: Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ giai đoạn 2016-2020.
20.3.3. Khả năng cân đối vốn đầu tư công:
Năm |
Vốn ngân sách Trung ương (đồng) |
2016 |
36.000.000.000 |
2017 |
36.000.000.000 |
2018 |
36.000.000.000 |
2019 |
36.000.000.000 |
2020 |
36.000.000.000 |
Tổng cộng |
180.000.000.000 |
20.4. Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư: Năm 2016 ÷ 2020.
20.5. Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chí phí vận hành dự án sau khi hoàn thành:
- Tổng mức đầu tư dự kiến: 180.000.000.000 đồng.
(Một trăm tám mươi tỷ đồng)
- Chí phí vận hành dự án sau khi hoàn thành: Ngân sách TP Quy Nhơn.
20.6. Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội:
20.6.1. Phân tích đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội:
TT |
Chỉ tiêu |
Đánh giá sơ bộ |
|
Hiện tại |
Sau khi XD công trình |
||
1 |
Không khí |
Tự nhiên |
Tự nhiên |
2 |
Nước |
Bình thường |
Bình thường |
3 |
Tiếng ồn |
Bình thường |
Bình thường |
4 |
Hệ sinh thái |
Bình thường |
Bình thường |
5 |
Đất đai |
Sạt lở |
Hạn chế sạt lở |
6 |
Chất thải rắn |
Bình thường |
Bình thường |
7 |
Cảnh quan di tích |
Không |
Không |
8 |
Cơ sở hạ tầng |
Thiệt hại hàng năm |
Hạn chế thiệt hại |
9 |
Giao thông |
Không |
Cải thiện tốt hơn |
10 |
Sức khỏe cộng động |
Trung bình |
Tốt hơn |
20.6.2. Xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội: Phục vụ dân sinh, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế địa phương theo hướng bền vững.
20.7. Phân chia các dự án thành phần: Không.
20.8. Các giải pháp tổ chức thực hiện:
- Quyết định đầu tư: UBND tỉnh Bình Định.
- Chủ đầu tư: UBND thành phố Quy Nhơn.
21. Danh mục phân bổ vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam năm 2015.
Căn cứ Quyết định số 615/QĐ-BTC ngày 06/4/2015 của Bộ Tài chính về việc phân bổ mức vốn vay tín dụng ưu đãi để thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, đầu tư các dự án đường giao thông nông thôn, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn năm 2015 theo đó, Bộ Tài chính cho ngân sách tỉnh Bình Định được vay 90 tỷ đồng để thực hiện các mục tiêu nêu trên.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với UBND tỉnh phân bổ chi tiết 90 tỷ đồng vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam năm 2015, cụ thể như sau:
a. Hỗ trợ thực hiện Chương trình Bê tông hóa giao thông nông thôn theo chính sách của tỉnh: 60.058 triệu đồng, trong đó:
- Chuyển tạm ứng thành cấp phát kinh phí thực hiện Chương trình Bê tông hóa giao thông nông thôn năm 2014: 44.451 triệu đồng.
- Hỗ trợ thực hiện Chương trình Bê tông hóa giao thông nông thôn năm 2015 là 15.607 triệu đồng; trong đó, hỗ trợ Bê tông hóa giao thông nông thôn cho 19 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2015 là: 15.549 triệu đồng.
b. Hỗ trợ thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương theo chính sách của tỉnh cho 19 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2015: 8.542 triệu đồng.
c. Cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn 2015: 1.000 triệu đồng. d. Hỗ trợ cho các dự án: 20.400 triệu đồng.
Việc hỗ trợ cho các dự án thực hiện theo nguyên tắc chỉ bố trí kế hoạch vốn để trả nợ khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành của các dự án, công trình đã được UBND tỉnh quyết định bố trí nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển Việt Nam từ năm 2014 trở về trước và mức hỗ trợ được thực hiện chủ yếu theo quy định tại Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư và quy định mức hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2011 – 2015.
(Chi tiết kế hoạch phân bổ vốn vay có phụ lục 05 kèm theo)
22. Bổ sung nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất giai đoạn 2014 – 2016 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành từng chỉ tiêu của tiêu chí số 17 về Môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại 26 xã phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 trong điều kiện kinh tế của hộ cư dân nông thôn còn hạn chế nên gặp khó khăn về vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình khí sinh học.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất bổ sung nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất giai đoạn 2014 - 2016 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cụ thể:
Bổ sung mục 4.8, khoản 4, Điều 1, Quyết định 2144/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh như sau:
- Hỗ trợ một lần 01 triệu đồng/01 công trình khí sinh học cho 01 hộ cư dân nông thôn.
- Nguồn vốn hỗ trợ: theo kế hoạch hỗ trợ vốn phát triển sản xuất hàng năm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
23. Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2035.
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014, Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất các nội dung chủ yếu của Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 để làm căn cứ trình Bộ Xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 như sau:
23.1. Tên đồ án quy hoạch: Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035.
23.2. Loại hình đồ án quy hoạch: Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 thuộc loại hình quy hoạch xây dựng vùng tổng hợp, thuộc phạm vi ranh giới hành chính của tỉnh Bình Định , được xác lập theo đúng với Luật Xây dựng ngày 18/6/2014.
23.3. Phạm vi nghiên cứu và thời hạn lập quy hoạch:
a) Phạm vi nghiên cứu quy hoạch: Phạm vi nghiên cứu trên ranh giới hành chính toàn tỉnh Bình Định có diện tích tự nhiên 6050 km2, gồm 11 đơn vị hành chính: 01 thành phố, 01 thị xã và 9 huyện; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai.
b) Thời hạn lập quy hoạch:
- Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2025.
- Giai đoạn dài hạn đến năm 2035.
23.4. Mục tiêu lập quy hoạch:
a) Mục tiêu tổng quát: Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; phát huy lợi thế so sánh về vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế biển nhằm xây dựng hệ thống đô thị - nông thôn tỉnh Bình Đ ịnh phát triển bền vững trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng; đồng thời nâng cao vị thế của tỉnh, tạo sức lan tỏa đến khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Á.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Hình thành mô hình không gian tỉnh Bình Định phát triển linh hoạt và hiệu quả. Thiết lập các chiến lược phát triển hệ thống đô thị - nông thôn đảm bảo tính khả thi và phù hợp với xu thế hội nhập, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Hình thành khung hạ tầng kỹ thuật diện rộng và công trình đầu mối kỹ thuật, kết nối đồng bộ hệ thống đô thị và các khu động lực kinh tế với hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia.
- Phát triển tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội; khu công nghiệp phụ trợ, trung tâm dịch vụ logistic... làm động lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội.
- Khai thác hiệu quả tiềm năng về nhân văn, sinh thái, cảnh quan để phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường.
- Tạo cơ sở pháp lý triển khai quy hoạch xây dựng các điểm đô thị tỉnh Bình Định và các khu chức năng đặc thù; xây dựng chương trình kế hoạch phát triển đô thị tỉnh Bình Định.
23.5. Tính chất vùng:
- Là vùng kinh tế tổng hợp của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có các ngành kinh tế chủ đạo là các ngành kinh tế biển, công nghiệp lọc hóa dầu, dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao.
- Là trung tâm công nghiệp năng lượng; du lịch biển, du lịch văn hóa và sinh thái cảnh quan, thương mại-dịch vụ, dịch vụ vận tải biển, y tế, giáo dục đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ của vùng Nam Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên;
- Là đầu mối giao lưu kinh tế xã hội liên kết 03 vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng Duyên hải Nam Trung bộ và vùng Tây Nguyên; cửa ngõ của vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan ra biển Đông;
- Là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
23.6. Sơ bộ dự báo quy mô đô thị:
a) Dự báo quy mô dân số:
- Đến năm 2025:
Dân số toàn tỉnh: khoảng 1.550.000-1.600.000 người. Dân số thành thị: khoảng 600.000-650.000 người.
Tỷ lệ đô thị hóa: khoảng 38-40%.
- Đến năm 2035:
Dân số toàn tỉnh: khoảng 1.650.000-1.700.000 người. Dân số thành thị: khoảng 800.000-850.000 người.
Tỷ lệ đô thị hóa: khoảng 45-50%.
b) Dự báo quy mô đất xây dựng:
- Đến năm 2025: khoảng 10.000-11.700 ha, chỉ tiêu khoảng 130-150m2/người.
- Đến năm 2035: khoảng 13.000-16.500 ha, chỉ tiêu khoảng 135-170m2/người.
(Dự báo này sẽ có thể thay đổi trong quá trình nghiên cứu đồ án quy hoạch)
23.7. Các nội dung nghiên cứu:
a) Nghiên cứu mối quan hệ vùng tỉnh Bình Định với các khu vực trong nước và quốc tế:
- Xác định vai trò và vị thế của tỉnh Bình Định trong mối quan hệ vùng quốc tế, trên tuyến hành lang kinh tế quốc tế Đông Tây, vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, Duyên hải Nam Trung bộ và vùng Tây Nguyên.
- Đánh giá vị thế của tỉnh Bình Định trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của Quốc gia.
- Xác định tác động của các yếu tố hạt nhân của vùng tỉnh Bình Đ ịnh như: Khu kinh tế Nhơn Hội và tổ hợp lọc hóa dầu, các KCN tập trung, cảng biển..., các yếu tố di sản văn hóa; các đầu mối giao thông quốc gia như: đường hàng không, đường sắt, mạng lưới quốc lộ đến phát triển, các tính chất, chức năng các tiểu vùng tỉnh.
b) Đánh giá thực trạng và nguồn lực phát triển vùng:
- Đánh giá kết quả, các ưu nhược điểm, tồn tại và hạn chế của đồ án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2020.
- Đánh giá hiện trạng tổng hợp địa bàn toàn tỉnh Bình Định , sự phân bố các vùng công nghiệp, tổ hợp lọc hóa dầu, các vùng nông lâm nghiệp, hệ thống cảng biển, cảng sông, hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kĩ thuật vùng, hiện trạng dân số và đất đai, hiện trạng các điểm đô thị và nông thôn, tình trạng đô thị hóa... đánh giá, dự báo tình hình phát triển kinh tế-xã hội, các động lực, tiềm năng phát triển của nội và ngoại vùng để tìm ra các giải pháp về nguồn lực phát triển vùng tỉnh.
c) Dự báo quy mô phát triển vùng tỉnh: Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội cả nước, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, tỉnh Bình Định, tổ hợp lọc hóa dầu; đề xuất dự báo phát triển dân số và đất đai xây dựng đô thị tỉnh Bình Định, đề xuất phân vùng phát triển không gian vùng, các cơ sở kinh tế-xã hội, xác lập tiền đề phát triển hệ thống đô thị tỉnh, các khu dân cư nông thôn, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội vùng tỉnh.
d) Xây dựng tầm nhìn phát triển vùng tỉnh:
- Xây dựng tầm nhìn: Trên cơ sở nghiên cứu nhận dạng vị thế phát triển của tỉnh trong mối quan hệ quốc tế và trong nước; các vấn đề về phát triển hệ thống đô thị, các khu kinh tế, tổ hợp lọc hóa dầu ... để đề xuất tầm nhìn xây dựng vùng; hướng tới xây dựng tỉnh Bình Định phát triển bền vững là một trong những trung tâm kinh tế phát triển thịnh vượng của khu vực miền Trung, có môi trường đầu tư thuận lợi và có môi trường sống chất lượng cao.
- Xác lập các mục tiêu chiến lược phát triển và xác lập các yêu cầu phải đạt được của vùng tỉnh Bình Định về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, phân bố dân cư đô thị và nông thôn, kết cấu hạ tầng, bảo tồn di sản, quản lý quy hoạch kiến trúc, thu hút đầu tư...
đ) Định hướng phát triển không gian vùng tỉnh:
Xác định mô hình xây dựng hệ thống đô thị và nông thôn phù hợp với định hướng phát triển đô thị toàn quốc, định hướng quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, sự hình thành của Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội.
Đề xuất định hướng phát triển khung các vùng kinh tế động lực, như: vùng đô thị hóa, vùng công nghiệp, vùng tổ hợp lọc hóa dầu và đô thị chuyên ngành, vùng du lịch, vùng sản xuất nông lâm ngư nghiệp chủ đạo, các trục kinh tế-đô thị chủ đạo của tỉnh trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của điều kiện tự nhiên và hệ thống khung hạ tầng kỹ thuật chính hiện có và dự kiến mới (đường xuyên Á, Quốc lộ 1, Quốc lộ 19, đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc Nam, phát triển cụm cảng Quy Nhơn, Nhơn Hội...).
Đề xuất tổ chức không gian hệ thống đô thị, phân cấp loại đô thị, lựa chọn hình thái, cấu trúc, tính chất, chức năng và quy mô các đô thị, trong đó làm rõ việc phát triển các đô thị lớn hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây nguyên, tiểu vùng ven biển, tiểu vùng trung du miền núi phía Tây.
Đề xuất tổ chức không gian vùng liên kết hệ thống đô thị và dân cư nông thôn đối với các khu vực trọng điểm về du lịch, các vùng văn hóa di sản..., các đô thị có chức năng dịch vụ gắn với công nghiệp, du lịch sinh thái, nông trường, lâm trường, các vùng bảo vệ rừng đầu nguồn, sinh thái nông nghiệp, đầm phá, ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu ...
Xác định các chức năng tăng cường phát triển thành phố Quy Nhơn trở thành đô thị trung tâm không những của tỉnh Bình Định mà cả vùng Trung Bộ, tiến tới là trung tâm vùng miền Trung, về đào tạo chất lượng cao, y tế chuyên sâu, dịch vụ thương mại và du lịch, phát triển nhà ở và dịch vụ đô thị...
Rà soát lại hệ thống đô thị, xem xét sự hình thành mới hoặc nâng cấp các đô thị trong bối cảnh mới về phát triển công nghiệp, lọc hóa dầu, du lịch..., đặc biệt đối với các đô thị đã có quy hoạch đã được duyệt như thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, Khu kinh tế Nhơn Hội... Rà soát quy hoạch các đô thị cấp huyện, các điểm dân cư nông thôn tập trung có khả năng đô thị hóa, các đô thị mới có khả năng hình thành tại các vùng huyện...
Đối với khu dân cư nông thôn: Xác định và tạo động lực phát triển các khu dân cư nông thôn tập trung theo hướng hình thành các đô thị loại V, đề xuất các giải pháp kết nối các khu vực này với các đô thị cấp trên, các khu vực công nghiệp, du lịch, thương mại tập trung.
e) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng tỉnh: Định hướng tổng quát phát triển khung kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình đầu mối kỹ thuật cấp vùng, nối kết tỉnh Bình Định với các vùng lân cận và đáp ứng yêu cầu phát triển nội vùng tỉnh.
- Về giao thông:
Xác định khung giao thông, các công trình đầu mối giao thông toàn vùng tỉnh, nối kết giữa các đô thị và các khu vực đầu tư trọng điểm trong tỉnh, nối kết vùng với đầu mối giao thông quốc gia (sân bay, cảng biển, cảng cạn, đường sắt...). Đề xuất quy mô và tuyến các trục hành lang giao thông quốc tế, quốc gia, giao thông nội tỉnh để tăng hiệu quả khai thác các quỹ đất mới tại các vùng huyện, kết nối khu kinh tế, khu công nghiệp với các trung tâm đô thị của tỉnh.
Quy hoạch đường thủy nội địa, phát triển hệ thống cảng biển, cảng dầu trung chuyển quốc tế, cảng sông và các cảng chuyên dụng khác phục vụ việc phát triển kinh tế biển, đảo.
- Về chuẩn bị kỹ thuật:
Xác định các giải pháp khai thác quỹ đất thuận lợi xây dựng và cảnh báo khai thác quỹ đất các vùng địa chất tự nhiên (vùng cửa sông, vùng ngập mặn, vùng núi...)
Các giải pháp chính cho các vùng xây dựng đô thị hóa, công nghiệp hóa tập trung; các giải pháp chống ngập lụt, tai biến địa chất... kết hợp với hệ thống thủy lợi, tiêu thoát lũ của vùng.
- Về cấp nước:
Dự báo tổng hợp nhu cầu cấp nước toàn vùng, đặc biệt cho các vùng tập trung phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch và các dịch vụ thương mại.
Rà soát các dự án hồ cấp nước trên địa bàn, đề xuất giải pháp cấp nước theo hệ thống diện rộng trên toàn tỉnh và cho các phân vùng, xem xét đến một số khu vực xây dựng tập trung lớn.
Đề xuất giải pháp chính để bảo vệ các nguồn nước và các công trình đầu mối, đặc biệt là các hệ thống hồ cấp nước.
- Về cấp điện: Xác định nhu cầu sử dụng điện toàn vùng, đề xuất giải pháp bố trí các công trình đầu mối cấp điện, mạng lưới các tuyến điện cao thế.
- Về thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
Thoát nước thải: Xác định tổng quy mô nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất công nghiệp, đề xuất các công trình đầu mối thu gom xử lý.
Quản lý chất thải rắn: Dự báo tổng quy mô khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, y tế; đề xuất các địa điểm, quy mô công trình đầu mối xử lý chất thải rắn.
Nghĩa trang: Xác định quy mô, địa điểm nghĩa trang đến cấp tiểu vùng, đề xuất các hình thức an táng.
- Đánh giá môi trường chiến lược vùng:
Khoanh vùng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng bảo tồn, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, vùng sinh thái nông nghiệp, vùng bảo vệ cảnh quan đầm Thị Nại ...
Dự báo và đề xuất giải pháp đối với các tác động bởi quá trình xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là các vùng có nguy cơ gây ra ô nhiễm như khu công nghiệp lọc hóa dầu, các khu, cụm công nghiệp tập trung, khu bệnh viện, khu xử lý nước thải, xử lý rác, nghĩa trang tập trung; các vùng bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu...
Đề xuất các nguyên tắc xây dựng không gian tỉnh Bình Định ứng phó với biến đổi khí hậu.
g) Các chương trình và dự án chiến lược:
- Xác định danh mục các dự án hạ tầng kỹ thuật, các dự án hạ tầng xã hội cấp vùng; phân kỳ đầu tư hợp lý để làm cơ sở phát triển vùng.
- Đề xuất các giải pháp về nguồn lực thực hiện các dự án.
h) Các yêu cầu về quản lý xây dựng vùng: Đề xuất các yêu cầu quản lý quy hoạch và xây dựng hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn nhằm bảo tồn hệ thống di sản, bảo vệ vùng nông lâm nghiệp, sử dụng tiết kiệm và khai thác có hiệu quả quỹ đất, tạo lập không gian đô thị hóa mới cho tỉnh Bình Định.
23.8. Hồ sơ sản phẩm:
a) Thành phần hồ sơ:
Căn cứ theo Luật Xây dựng và các văn bản hướng liên quan.
- Phần văn bản:
Thuyết minh và các văn bản pháp lý liên quan
Hồ sơ thu nhỏ A3, đĩa CD
Dự thảo Quy định về quy chế quản lý quy hoạch xây dựng
Dự thảo tờ trình xin phê duyệt, dự thảo Quyết định phê duyệt.
- Phần bản vẽ:
STT |
Thành phần hồ sơ |
Tỷ lệ |
Quy hoạch bản vẽ |
|
Hồ
sơ |
Hồ
sơ |
|||
1 |
Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng |
1/250.000 – 1/1.000.000 |
X |
X |
2 |
Sơ đồ hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất |
1/50.000 – 1/100.000 |
X |
X |
3 |
Sơ đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường (Các nội dung có thể được thể hiện riêng hoặc lồng ghép chung trong một sơ đồ) |
1/50.000 – 1/100.000 |
X |
X |
4 |
Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng |
1/50.000 – 1/100.000 |
X |
X |
5 |
Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng; Chuẩn bị kỹ thuật, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải VSMT. (Các nội dung có thể được thể hiện riêng hoặc lồng ghép chung trong một sơ đồ) |
1/50.000 – 1/100.000 |
X |
X |
6 |
Sơ đồ đánh giá môi trường chiến lược |
1/50.000 – 1/100.000 |
X |
X |
b) Số lượng hồ sơ phát hành, lưu trữ: 50 bộ.
23.9. Tổ chức thực hiện:
- Tiến độ thực hiện: Thời gian hoàn thành hồ sơ lập quy hoạch Vùng là 15 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (không bao gồm thời gian báo cáo thông qua nội dung đồ án, thời gian thẩm định và phê duyệt đồ án).
- Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch: Thủ tướng Chính phủ
- Thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch: Bộ Xây dựng
- Trình duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch: UBND tỉnh Bình Định
- Chủ đầu tư lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch: Sở Xây dựng
- Tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch: Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia.
Sau khi nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị UBND tỉnh triển khai tổ chức lập Đồ án quy hoạch bảo đảm thời gian và chất lượng trình HĐND tỉnh thông qua theo đúng quy định.
24. Mua sắm xe ô tô chuyên dùng phục vụ đưa đón giáo viên, sinh viên của nhà trường đi nghiên cứu, thực tập từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn thừa tại đơn vị.
Căn cứ Thông báo số 181/TB-BTC ngày 17/3/2015 Kết luận của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Bình Định; Văn bản số 1438/BTC-QLCS ngày 29/01/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2015; Quyết định số 15/20101/QĐ-UBND ngày 09/8/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định; Công văn số 224/CĐN-KTTC ngày 08/6/2015 của Trường cao đẳng Nghề Quy Nhơn về việc xin cam kết đảm bảo đủ nguồn cải cách tiền lương còn dư tại trường để bù đắp nguồn cải cách tiền lương từ năm 2016, 2017 đã được Sở Tài Chính thẩm tra tại Văn bản số 2629/UBND –VX ngày 11/6/2015 của Sở Tài chính.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với UBND tỉnh như sau:
Thống nhất chủ trương cho sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn thừa tại Trường Cao đẳng Nghề Quy Nhơn qua các năm để mua 01 xe ô tô chuyên dùng 15 chỗ ngồi trở lên cho Trường cao đẳng Nghề Quy Nhơn, với kinh phí không quá 1,2 tỷ đồng; UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Trường Cao đẳng Nghề Quy Nhơn tổ chức lập kế hoạch mua sắm, thực hiện việc đấu thầu mua sắm đúng quy định; bảo đảm đủ nguồn bù đắp tiền lương cho cán bộ, giáo viên khi có cơ chế tăng lương từ năm 2016, năm 2017, ngân sách không bổ sung nguồn kinh phí tăng lương kể từ năm 2015.
25. Quy định hệ số điều chỉnh giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTC ngày 30/6/2014 của Bộ Tài Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Căn cứ Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với UBND tỉnh về quy định hệ số điều chỉnh giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai trên địa bàn tỉnh, cụ thể một số nội dung chính như sau:
a. Phạm vi điều chỉnh: Ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2015 để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Bình Định.
b. Đối tượng áp dụng: Hệ số điều chỉnh giá đất này được áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
- Xác định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất của UBND tỉnh quy định) dưới 20 tỷ đồng gồm các trường hợp như sau:
- Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
- Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất;
- Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
- Xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm cho chu kỳ ổn định đầu tiên;
- Xác định đơn giá thuê đất khi chuyển từ thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định tại khoản 2 Điều 172 Luật Đất đai;
- Xác định đơn giá thuê đất khi nhận chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê theo quy định tại khoản 3 Điều 189 Luật Đất đai;
- Xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm và đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
- Xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất (01) một lần cho cả thời gian thuê không thông qua hình thức đấu giá;
- Xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm khi điều chỉnh lại đơn giá thuê đất cho chu kỳ ổn định tiếp theo;
- Xác định giá khởi điểm trong đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê theo hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;
- Các trường hợp khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
c. Hệ số điều chỉnh giá đất: Hệ số điều chỉnh giá đất (gọi tắt là K) làm căn cứ để thực hiện việc xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các trường hợp quy định tại mục II như sau:
- Đối với thành phố Quy Nhơn, thị xã và các huyện còn lại quy định (Có phục lục 06 kèm theo)
- Đối với đất nông nghiệp: đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất, đất làm muối áp dụng hệ số K = 1.
26. Bổ sung Trường Mầm non Tam Quan Bắc vào Danh sách các trường mầm non, mẫu giáo chuyển sang Trường công lập (đợt 3) tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 18/8/2011 của HĐND tỉnh Bình Định khóa XI, kỳ họp thứ 2.
Trường Mầm non Tam Quan Bắc được tách từ Trường Mẫu giáo xã Tam Quan Bắc (thuộc diện chuyển đổi sang trường công lập); căn cứ tiêu chí chuyển đổi trường thì: “Các trường bán công thuộc địa bàn miền núi, nông thôn, ven biển… sẽ chuyển qua loại hình công lập”. Do đó, Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất bổ sung Trường Mầm non Tam Quan Bắc vào Danh sách các trường mầm non, mẫu giáo đề nghị chuyển sang Trường công lập (đợt 3) tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 18/8/2011 của HĐND tỉnh Bình Định về Đề án chuyển đổi các trường mầm non bán công, dân lập sang trường mầm non công lập và công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|