Nghị quyết 12/2021/NQ-HĐND quy định về một số chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025
Số hiệu | 12/2021/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 19/04/2021 |
Ngày có hiệu lực | 29/04/2021 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Yên Bái |
Người ký | Vũ Quỳnh Khánh |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2021/NQ-HĐND |
Yên Bái, ngày 19 tháng 4 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XVIII - KỲ HỌP THỨ 21 (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
Căn củ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ;
Căn cứ Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;
Căn cứ Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Xét Tờ trình số 24/TTr-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết Quy định một số chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra số 24/BC-HĐND ngày 17 tháng 4 năm 2021 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định một số chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2021/NQ-HĐND |
Yên Bái, ngày 19 tháng 4 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XVIII - KỲ HỌP THỨ 21 (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
Căn củ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ;
Căn cứ Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;
Căn cứ Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Xét Tờ trình số 24/TTr-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết Quy định một số chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra số 24/BC-HĐND ngày 17 tháng 4 năm 2021 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định một số chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVIII - Kỳ họp thứ 21 (Chuyên đề) thông qua ngày 19 tháng 4 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 29 tháng 4 năm 2021./.
|
PHÓ CHỦ TỊCH |
MỘT
SỐ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI,
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Yên Bái)
Quy định này quy định một số chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025.
1. Thu hút vào các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện:
a) Những người có học vị Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành đào tạo theo vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của tỉnh;
b) Thạc sĩ (không bao gồm lĩnh vực giáo dục và đào tạo) chuyên ngành: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm;
2. Thu hút vào lĩnh vực Y tế (các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện): Những người có trình độ tiến sĩ y học; bác sĩ nội trú thuộc các chuyên khoa nội, ngoại, chấn thương, sản, nhi, tim mạch, miễn dịch dị ứng, giải phẫu bệnh; bác sĩ chuyên khoa II thuộc các chuyên ngành lâm sàng, cận lâm sàng; dược sỹ chuyên khoa II dược lâm sàng; bác sĩ đa khoa (hệ chính quy) diện tự thi đỗ hoặc tuyển thẳng, tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên.
4. Thu hút vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo làm giáo viên Trường Chuyên Nguyễn Tất Thành, đối tượng là sinh viên tốt nghiệp đại học các chuyên ngành sau:
a) Đối với các chuyên ngành Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý: Tốt nghiệp loại giỏi (hệ chính quy) Trường Đại học sư phạm Hà Nội; loại khá (hệ chính quy) Trường Đại học sư phạm Hà Nội và loại giỏi (hệ chính quy) các trường đại học sư phạm khác, đồng thời trước đó đã từng đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi trung học phổ thông các môn văn hóa cấp quốc gia (môn đạt giải là chuyên ngành được đào tạo tại trường đại học sư phạm). Người dự tuyển phải có năng lực ngoại ngữ đạt bậc 3 theo khung 6 bậc của Việt Nam;
b) Đối với chuyên ngành ngoại ngữ: Sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm ngoại ngữ hoặc đại học ngoại ngữ theo đúng chuyên ngành cần tuyển, đạt loại khá trở lên và có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế: Đối với Tiếng Anh đạt 7.0 điểm IELTS trở lên hoặc chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương; đối với Tiếng Trung có chứng chỉ bậc 5 trở lên;
5. Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ theo quy định tại Điều 2, Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về Chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
6. Cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc khối Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cử đi đào tạo tiến sỹ ở trong nước phù hợp với chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học và vị trí việc làm.
7. Công chức, viên chức ngành Y được cử đi đào tạo dài hạn trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, bác sĩ nội trú; sinh viên ngành y thi đỗ bác sỹ nội trú được hỗ trợ đào tạo theo hình thức hợp đồng thỏa thuận.
8. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Đề án số 11-ĐA/TU ngày 08/8/2018 của Tỉnh ủy Yên Bái về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”; giáo viên dạy Tiếng Anh của các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, giáo viên của Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, giáo viên Trường Cao đẳng nghề Yên Bái (không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết số 70/2020/NQ-HĐND ngày 12/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025) được cử đi bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ 6.0 điểm IELTS trở lên hoặc chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương.
9. Người lao động, học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an tham gia học nghề thuộc các nhóm ngành nghề phi nông nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC
1. Bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, công khai, minh bạch, khách quan và hiệu quả.
2. Cam kết phục vụ lâu dài tại cơ quan, đơn vị được thu hút.
3. Chuyên ngành đào tạo phải phù hợp với vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhu cầu của tỉnh.
4. Ưu tiên bố trí số biên chế còn thiếu, số biên chế dự phòng chưa sử dụng để thu hút nguồn nhân lực.
Điều 4. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người được thu hút
1. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
2. Có trình độ, chuyên ngành đào tạo phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm và được tuyển dụng theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm; người có trình độ sau đại học phải có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên.
3. Đối với người được thu hút bằng hình thức tiếp nhận không quá 50 tuổi đối với nam và không quá 45 tuổi đối với nữ; đối với người được thu hút bằng hình thức tuyển dụng không quá 35 tuổi.
4. Có chứng nhận đủ sức khỏe để làm việc của cơ quan y tế có thẩm quyền.
5. Có cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người được thu hút.
6. Không bị kỷ luật hoặc trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 5. Hình thức thu hút, tuyển dụng
1. Tiếp nhận đối với đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức tại thời điểm thực hiện thu hút.
2. Tuyển dụng vào viên chức thông qua hình thức xét tuyển đối với các đối tượng chưa phải là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
3. Tuyển dụng vào công chức thông qua hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển đối với các trường hợp chưa phải là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
1. Thu hút vào các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện gồm:
a) Những người có trình độ tiến sĩ thuộc các chuyên ngành đào tạo theo vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của tỉnh được hỗ trợ 350 triệu đồng/người;
b) Thạc sĩ (không bao gồm lĩnh vực giáo dục và đào tạo) chuyên ngành: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm được hỗ trợ 150 triệu đồng/người;
a) Tiến sỹ: 550 triệu đồng/người;
b) Bác sỹ nội trú: 450 triệu đồng/người;
c) Bác sỹ chuyên khoa II, dược sỹ chuyên khoa II: 200 triệu đồng/người;
d) Bác sĩ đa khoa tốt nghiệp đại học loại giỏi: 100 triệu đồng/người.
a) Tốt nghiệp đại học loại giỏi: 100 triệu đồng/người;
b) Tốt nghiệp đại học loại khá: 50 triệu đồng/người.
4. Thu hút vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo làm giáo viên của Trường Chuyên Nguyễn Tất Thành, mức hỗ trợ 50 triệu đồng/người, cụ thể:
a) Đối với các chuyên ngành Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý: Tốt nghiệp đại học loại giỏi (hệ chính quy) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; loại khá (hệ chính quy) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và loại giỏi (hệ chính quy) các trường đại học sư phạm khác, đồng thời trước đó đã từng đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi trung học phổ thông các môn văn hóa cấp quốc gia (môn đạt giải là chuyên ngành được đào tạo tại trường đại học sư phạm). Người dự tuyển phải có năng lực ngoại ngữ đạt bậc 3 theo khung 6 bậc của Việt Nam;
b) Đối với chuyên ngành ngoại ngữ: Sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm ngoại ngữ hoặc đại học ngoại ngữ (theo đúng chuyên ngành cần tuyển) đạt loại khá trở lên và có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế: Đối với Tiếng Anh đạt 7.0 điểm IELTS trở lên hoặc chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương; đối với Tiếng Trung có chứng chỉ bậc 5 trở lên.
6. Sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2, Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ và thuộc danh mục ngành nghề thu hút ban hành kèm theo quy định này thì được hưởng các chính sách theo quy định tại Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ.
Điều 7. Trách nhiệm, nghĩa vụ của người được thu hút
1. Chấp hành sự phân công công tác của cấp có thẩm quyền.
2. Thời gian công tác theo cam kết tại đơn vị được thu hút, tuyển dụng tối thiểu là 120 tháng (10 năm) tính từ khi được tuyển dụng.
3. Trong thời gian thực hiện cam kết làm việc tại đơn vị thu hút, tuyển dụng, nếu người được thu hút tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc; chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác ngoài tỉnh; không chấp hành sự phân công công tác; kết quả công tác 02 năm liên tục bị đánh giá, xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ thì phải chịu trách nhiệm bồi thường gấp 05 lần kinh phí thu hút đã được nhận.
4. Thời gian hoàn trả chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định bồi hoàn kinh phí của cơ quan có thẩm quyền. Nếu hoàn trả không đầy đủ theo quy định thì bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật, đồng thời cơ quan, đơn vị thông báo bằng văn bản về địa phương nơi đối tượng thu hút đăng ký hộ khẩu thường trú và thông báo đến cơ quan, đơn vị đối tượng thu hút chuyển đến công tác.
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
Điều 8. Nguyên tắc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng
1. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; khung năng lực vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
2. Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và lựa chọn công khai, minh bạch trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Điều 9. Điều kiện cử đi đào tạo sau đại học được hưởng chính sách
1. Đối với cán bộ, công chức: Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và có 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo được đánh giá, xếp loại mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Yên Bái sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
2. Đối với viên chức: Đã kết thúc thời gian tập sự; chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Yên Bái sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
3. Đối với bác sỹ nội trú:
a) Viên chức đang theo học bác sỹ nội trú cam kết sau khi hoàn thành chương trình đào tạo phải thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Yên Bái trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
b) Sinh viên ngành y được hỗ trợ đào tạo bác sĩ nội trú cam kết sau khi hoàn thành chương trình đào tạo phải tham gia tuyển dụng tại kỳ tuyển dụng viên chức của tỉnh Yên Bái, đồng thời sau khi được tuyển dụng phải thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Yên Bái trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
Điều 10. Mức hỗ trợ đào tạo sau đại học và bồi dưỡng Tiếng Anh
1. Cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc khối Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cử đi đào tạo tiến sỹ thuộc các ngành nghề (có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học và phù hợp với vị trí việc làm) sau khi tốt nghiệp, được cấp bằng, mức hỗ trợ 150 triệu đồng/người/khóa học.
2. Công chức, viên chức ngành Y được cử đi đào tạo trình độ sau đại học gồm: Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa II thuộc các chuyên ngành lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ nội trú. Mức hỗ trợ cụ thể:
a) Trình độ tiến sĩ: 150 triệu đồng/người/khóa học;
b) Trình độ bác sỹ nội trú: 200 triệu đồng/người/khóa học;
c) Bác sĩ chuyên khoa II: 100 triệu đồng/người/khóa học.
4. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Đề án số 11-ĐA/TU ngày 08/8/2018 của Tỉnh ủy Yên Bái về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”; giáo viên dạy tiếng Anh của các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, giáo viên của Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành, giáo viên Trường Cao đẳng nghề Yên Bái (không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết số 70/2020/NQ-HĐND ngày 12/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025) được cử đi bồi dưỡng trình độ Tiếng Anh quốc tế sau khi tốt nghiệp có chứng chỉ được hỗ trợ 01 lần tùy theo từng mức điểm như sau:
a) Đạt 6.0 điểm IELTS hoặc chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương: 15 triệu đồng/chứng chỉ;
b) Đạt 6.5 điểm IELTS hoặc chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương: 20 triệu đồng/chứng chỉ;
c) Đạt 7.0 điểm IELTS hoặc chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương: 25 triệu đồng/chứng chỉ;
d) Đạt 7.5 điểm IELTS hoặc chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương: 30 triệu đồng/chứng chỉ;
đ) Đạt 8.0 điểm IELTS hoặc chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương: 40 triệu đồng/chứng chỉ.
Điều 11. Trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên được hỗ trợ đào tạo
1. Chấp hành tốt nội quy, quy chế và chịu sự quản lý của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khóa học và phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Sau khi kết thúc khoá học, phải báo cáo kết quả học tập với cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng, quản lý đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để quản lý, theo dõi; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ đã cam kết; chấp hành sự phân công, bố trí công tác của cấp có thẩm quyền và của cơ quan, đơn vị.
3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được hỗ trợ đào tạo sau đại học (tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa II, bác sỹ nội trú) phải cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị hoặc theo sự phân công, điều động của cấp có thẩm quyền sau khi hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định tại Điều 9 Quy định này;
Trường hợp tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo; không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp; đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết thì phải chịu trách nhiệm bồi hoàn kinh phí hỗ trợ đào tạo theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Thời gian hoàn trả chậm nhất là 120 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù kinh phí đào tạo của cơ quan có thẩm quyền. Nếu hoàn trả không đầy đủ thì bị xem xét kỷ luật theo quy định của pháp luật, đồng thời cơ quan, đơn vị thông báo bằng văn bản về địa phương nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú và thông báo cho cơ quan, đơn vị nơi đối tượng chuyển đến công tác.
a) Tự ý bỏ học trong thời gian đào tạo;
b) Đã hoàn thành chương trình đào tạo nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp;
c) Đã hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp văn bằng tốt nghiệp nhưng không đăng ký tham gia tuyển dụng tại kỳ tuyển dụng viên chức của tỉnh Yên Bái hoặc đăng ký tham gia tuyển dụng nhưng không trúng tuyển;
d) Được tuyển dụng nhưng đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 9 Quy định này.
đ) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù chi phí đào tạo của cơ quan có thẩm quyền, đối tượng phải nộp trả kinh phí đầy đủ. Nếu không hoàn trả đầy đủ thì bị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời cơ quan, đơn vị thông báo bằng văn bản về địa phương nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú và thông báo cho cơ quan, đơn vị nơi đối tượng đến công tác.
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KHU VỰC NÔNG THÔN, VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
1. Hỗ trợ cho các trường cao đẳng, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh (đối với đào tạo cao đẳng, trung cấp); các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh (đối với đào tạo sơ cấp và dưới 3 tháng) để đào tạo nghề, không hỗ trợ trực tiếp cho người học nghề.
2. Người học nghề chỉ được hưởng một mức hỗ trợ cao nhất theo hình thức đào tạo nghề (đào tạo nghề ngắn hạn hoặc trung cấp hoặc cao đẳng) tại quy định này hoặc chính sách hỗ trợ đào tạo nghề của trung ương, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác (nếu có).
3. Ưu tiên người học nghề tham gia học nghề theo hợp đồng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh với doanh nghiệp để gắn với giải quyết việc làm đầu ra sau đào tạo (hỗ trợ doanh nghiệp thông qua cơ sở đào tạo để tuyển dụng được lao động đáp ứng yêu cầu sử dụng).
Người lao động, học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số hoặc người khuyết tật, người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an tham gia học nghề thuộc các nhóm ngành nghề phi nông nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo các điều kiện sau:
1. Có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Yên Bái;
2. Đào tạo các nhóm ngành nghề phi nông nghiệp gồm: Công nghiệp, xây dựng, thương mại, du lịch và dịch vụ khác tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1. Hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng) cho các đối tượng sau:
a) Đối tượng: Người lao động, học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số hoặc người khuyết tật, người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an vào học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
b) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ tiền ở không quá 600 nghìn đồng/người/khóa học đối với người học nghề ở tập trung tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Hỗ trợ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng:
a) Đối tượng: Công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an vào học giáo dục nghề nghiệp; người lao động, học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số (không thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021; chính sách nội trú theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp).
b) Mức hỗ trợ học phí trình độ trung cấp: Bằng 70% mức thu học phí theo chuyên ngành đào tạo của các trường cao đẳng, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành, thời gian được hỗ trợ bằng số tháng thực tế học chương trình giáo dục nghề nghiệp nhưng tối đa không quá 20 tháng/khóa học.
c) Mức hỗ trợ học phí trình độ cao đẳng: Bằng 70% mức thu học phí theo chuyên ngành đào tạo của các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành, thời gian được hỗ trợ bằng số tháng thực tế học chương trình giáo dục nghề nghiệp nhưng tối đa không quá 30 tháng/khóa học.
1. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt kế hoạch và chỉ tiêu ngành nghề thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của tỉnh theo Quy định này.
3. Các đối tượng khi đủ các điều kiện thu hút theo Quy định này, có nguyện vọng được vào công tác tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị kịp thời tham mưu, đề xuất tiếp nhận (trong thời gian tối đa 60 ngày), tuyển dụng (trong thời gian tối đa là 90 ngày) vào các vị trí việc làm phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề theo quy định.
Điều 16. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí thu hút, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với những đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức đang được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo Nghị quyết số 07/2016/NQ-HĐND ngày 16/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành một số chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 07/2016/NQ-HĐND) đến thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực mà chưa hoàn thành khóa học hoặc nhận bằng tốt nghiệp thì tiếp tục hưởng mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 07/2016/NQ-HĐND đến khi được công nhận tốt nghiệp.
2. Đối với những đối tượng là học sinh, sinh viên đang được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 07/2016/NQ-HĐND thì tiếp tục được hưởng đến hết năm học 2020 - 2021.
3. Trường hợp thời gian đào tạo theo quy định của người được cử đi đào tạo theo Nghị quyết này đến hết năm 2025 chưa kết thúc, thì tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo cho đến khi được công nhận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện có nội dung cần thiết điều chỉnh, bổ sung, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.