Nghị quyết 113/NQ-HĐND năm 2017 về Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 113/NQ-HĐND
Ngày ban hành 08/12/2017
Ngày có hiệu lực 08/12/2017
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Thào Hồng Sơn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 113/NQ-ND

Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ SÁU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;

Căn cứ Quyết định số 124/2012/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 147/TTr-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc đề nghị thông qua Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo số 38/BC-KTNS ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Có các nội dung chủ yếu kèm theo Nghị quyết này.

Điều 2. Hội đồng Nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện Quy hoạch theo quy định.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVII, Kỳ họp thứ Sáu thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 12 năm 2017./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu, UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TTr. Tnh y, HĐND, UBND tỉnh, UBMTTQ tnh;
- Đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnh Hà Giang;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII;
- TTr. HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Hà Giang, Đài PT-TH tnh;
- Cổng TTĐT tnh, Trung tâm CB-TH tnh;
- Lưu: VT, HĐND(1b)

CHỦ TỊCH




Thào Hồng Sơn

 

QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 113/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Hà Giang)

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ

1. Quan điểm:

Quy hoạch phát triển nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu. Phát triển sản xuất nông nghiệp phải trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực được đào tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. Phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung tiến tới sản xuất theo các chuỗi giá trị. Phát triển sản xuất nông nghiệp phải có hệ thống chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế.

2. Định hướng phát triển:

2.1. Định hướng phát triển chung:

Quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh phải đảm bảo phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững theo hướng phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, tăng năng suất, tăng chất lượng và giá trị gia tăng, đảm bảo an ninh lương thực, tạo ra sản phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu của tiêu dùng; đảm bảo cơ cấu tăng trưởng giữa các lĩnh vực trong nông nghiệp để phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường; gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với du lịch; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tổ chức sản xuất cho nông dân thông qua hình thành nhóm sở thích, Tổ hợp tác và Hợp tác xã.

2.2. Định hướng phát triển theo vùng:

2.2.1. Tiểu vùng thấp - vùng động lực của tỉnh:

Tiểu vùng gồm thành phố Hà Giang và các huyện: Bắc Mê, Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên chiếm 55% diện tích của tỉnh và 48% dân số. Định hướng sẽ hình thành các vùng trồng lương thực, chè, cây ăn quả có múi tập trung với mức đầu tư thâm canh cao để có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Phát triển chăn nuôi trâu, lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản: nguyên liệu giấy và công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp chế biến chè, chế biến hoa quả. Phát triển nông nghiệp gắn với thương mại, dịch vụ và du lịch.

2.2.2. Tiểu vùng núi đất phía Tây:

Tiểu vùng gồm 2 huyện (Hoàng Su Phì và Xín Mần), chiếm 15,4% diện tích và 16% dân scủa toàn tỉnh. Vùng có nhiu cảnh đẹp, trong đó có di tích quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, có tiềm năng phát triển du lịch nhất là du lịch cộng đồng. Vùng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp với diện tích chiếm 70% diện tích tự nhiên. Tập trung phát triển rừng nguyên liệu, cây công nghiệp như chè, đậu tương gắn với công nghiệp chế biến để có sản phẩm hàng hóa. Các xã vùng Tây Côn Lĩnh phát triển cây dược liệu. Chăn nuôi gia súc: trâu, bò, dê, lợn địa phương.

[...]