Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 108/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Số hiệu 108/NQ-HĐND
Ngày ban hành 09/07/2022
Ngày có hiệu lực 09/07/2022
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Xuân Ký
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 108/NQ-HĐND

Quảng Ninh, ngày 09 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH TỈNH QUẢNG NINH THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIV - KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết 119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 479/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Báo cáo thẩm định số 4476/BC-HĐTĐ ngày 4/7/2022 của Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 về quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét Tờ trình số 3874/TTr-UBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh; Báo cáo s174/BC-UBND ngày 5/7/2022 về kết quả Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh và việc tiếp thu ý kiến tham gia, kết luận Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh về hồ sơ Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Báo cáo thm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách, ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) với những nội dung chính như sau:

I. Phạm vi, ranh giới quy hoạch

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch tỉnh Quảng Ninh bao gồm toàn bộ tỉnh Quảng Ninh với tng diện tích tự nhiên trên đất liền 6.206,9 km2 và phần diện tích bin có ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm một khoảng cách 06 hải lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định và công bố, với 13 đơn vị hành chính gồm: 04 thành phố (Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí); 02 thị xã (Quảng Yên, Đông Triều) và 07 huyện (Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Ba Chẽ, Vân Đồn, Cô Tô). Ranh giới tọa độ địa lý khoảng 106°26' đến 108°31' kinh độ Đông và từ 20°40' đến 21°39'49,8 vĩ độ Bắc.

II. Quan điểm, mục tiêu phát triển và các đột phá phát triển

1. Quan điểm phát triển

Một là, quy hoạch tỉnh phải tuân thủ và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của cả nước; các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành cấp quốc gia và quy hoạch cấp vùng.

Hai là, chủ động, kiến tạo và tiếp tục đi mới toàn diện, mạnh mẽ tư duy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm đồng bộ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền biên giới quốc gia. Phát huy tối đa, hiệu quả các tiềm năng, lợi thế riêng có, khác biệt, nguồn lực của tỉnh; huy động, phân bvà sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực theo phương châm nội lực là căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực tạo ra nguồn lực tổng hợp ti ưu, lấy “đầu tư công làm vốn mồi, dẫn dắt, kích hoạt đầu tư ngoài xã hội”; khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và chđộng thích ứng với biến đi khí hậu và nước biển dâng; tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh mang lại nhờ hệ thống kết cấu hạ tầng động lực về kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại, hội nhập sâu rộng, phát triển kinh tế tổng hợp, toàn diện, hiện đại với độ mở cao. Đẩy mạnh chuyn dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng xanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố đi mới sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Ba là, chuyn đi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” theo hướng bn vững dựa vào ba trụ cột: thiên nhiên, con người, văn hóa kết hợp với tận dụng xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập, cơ hội mới và công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại và tham gia sâu rộng, có hiệu quả vào mạng sn xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ th, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; khơi dậy và phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh, truyền thông cách mạng, văn hóa, sự năng động và khát vọng đi mới, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, vượt lên mạnh mẽ và bền vững của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh. Ly đầu tư, phát triển Giáo dục và đào tạo là nền tảng cho sự phát triển bền vững, lâu dài; tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với tăng quy mô và chất lượng dân số để tăng năng suất lao động, chuyển dịch mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.

Bốn là, kiên trì thực hiện mô hình tổ chức không gian phát triển “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực”, kiến tạo các hành lang giao thông gắn với các hành lang kinh tế, hành lang đô thị, hướng tới xây dựng thành thành phố trực thuộc Trung ương và thúc đy liên kết nội vùng, liên kết vùng, phân công và hợp tác lãnh thổ, bảo đảm các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh từng địa phương của tỉnh, trong tam giác động lực phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng được phát huy tối đa, bổ sung cho nhau, cùng phát triển bền vững.

Năm là, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh; giữ vững n định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, văn minh.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu đến năm 2030

a) Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng, phát triển Quảng Ninh là một tnh tiêu biu của cả nước về mọi mặt; tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc; một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế bin, ca ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; là khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc về quốc phòng - an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể

- Về kinh tế: (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2030 là 10%/năm, trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3-4%/năm; Công nghiệp xây dựng 9-10%/năm; Dịch vụ 1 1-12%/năm; (2) Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 3-4%; Công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 47-48%; Dịch vụ chiếm khoảng 38-39% và Thuế sản phẩm 9-10%; (3) GRDP bình quân đầu người đạt 19.000-20.000 USD; (4) Đóng góp vào GRDP một số lĩnh vực kinh tế quan trọng: Kinh tế số khoảng 30%, Kinh tế biến khoảng 25%; Chế biến chế tạo trên 20%; Mức đóng góp năng suất của các nhân tố tổng hợp (TFP) trên 50%; (5) Tốc độ tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân giai đoạn 2021 -2030 khoảng 10%/năm; (6) Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt trên 8%/năm; (7) Tỷ lệ đô thị hóa trên 75%; (8) Thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tnh (PCI), Chsố cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chsố hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI); Chỉ số chuyển đổi số (DTI).

[...]