HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 10/2016/NQ-HĐND
|
Khánh
Hòa, ngày 12 tháng 12 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
BAN
HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2006
của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm
2020”;
Xét Tờ trình số 7912/TTr-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo
cáo thẩm tra số 78/BC-HĐND ngày 04 tháng 11 năm
2016 của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến
thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị
quyết này Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết
này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Khánh Hòa Khóa VI Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2016 và
có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chính phủ;
- Các Bộ: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, các ban Đảng;
- VP HĐND tỉnh, VP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PTTH Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa;
- Trung tâm Công báo tỉnh (02 bản);
- Lưu: VT, ĐN, TN.
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Tấn Tuân
|
CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT
TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2016/NQ-HĐND
ngày 12 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Khánh Hòa)
I. Mục tiêu của Chương trình
1. Mục tiêu chung:
Đáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo về
chất lượng, đội ngũ nhân lực có sức khỏe tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ,
đạo đức, có năng lực tự học, năng động, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng làm
việc trong môi trường hội nhập, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào
tạo đáp ứng yêu phát triển các ngành, lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh, phù hợp
với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển 03 vùng kinh tế trọng
điểm của tỉnh; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả
năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Nhân lực công tác Đảng, Đoàn thể:
Thực hiện đầu vào đạt chuẩn trình độ
văn hóa và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác nghiệp
vụ đạt trình độ cử nhân trở lên; bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên ngành công tác Đảng, Đoàn thể. Phấn đấu đến năm
2020:
- Có khoảng 90% cán bộ công chức,
viên chức làm công tác nghiệp vụ có trình độ đại học trở lên;
- Có khoảng 80% cán bộ công chức,
viên chức thuộc nguồn quy hoạch có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.
b) Nhân lực quản lý hành chính, phấn
đấu đến năm 2020:
- Có khoảng 95% cán bộ, công chức cấp
tỉnh, cấp huyện làm công tác nghiệp vụ có trình độ đại học trở lên và 60-70%
cán bộ, công chức thuộc nguồn quy hoạch có trình độ trung cấp lý luận chính trị
trở lên;
- Có khoảng 95% cán bộ công chức cấp
xã có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên, trong đó có
khoảng 40% có trình độ đại học trở lên và 20-30% cán bộ, công chức thuộc nguồn quy
hoạch có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.
c) Nhân lực sự nghiệp, đảm bảo đến
năm 2020 có 100% viên chức đạt chuẩn theo yêu cầu của vị
trí việc làm, trong đó chú trọng phát triển đội ngũ chất lượng cao (trên chuẩn)
đối với lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học - công nghệ
nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ngày càng cao.
d) Nhân lực sản xuất kinh doanh, phấn
đấu đến năm 2020:
- Trong tổng số lao động được qua đào
tạo, có khoảng 25-30% lao động có trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp;
khoảng 45-50% lao động được dạy nghề ngắn hạn, phù hợp với nhu cầu nhân lực
trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
các ngành, lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh;
- Chú trọng đào tạo nhân lực chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là
trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo,
dịch vụ-du lịch chất lượng cao, tài chính - ngân hàng.
đ) Riêng với 02 huyện miền núi Khánh
Sơn và Khánh Vĩnh:
- Tập trung đào tạo nghề tại chỗ cho
lao động trên địa bàn trên các lĩnh vực, ngành nghề như: Thủ công, mỹ nghệ,
nông nghiệp, du lịch,..., trong đó ưu tiên cho đối tượng lao động là người dân
tộc thiểu số;
- Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng
40-45% lao động được qua đào tạo, trong đó có khoảng 30-35% lao động được đào
tạo có trình độ trung cấp và cao đẳng.
II. Dự kiến nhu
cầu vốn của Chương trình
Chương trình nhà nước được huy động
các nguồn lực của xã hội để thực hiện, riêng nguồn vốn nhà nước dự kiến bố trí
thực hiện Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020
là 4.429 tỷ đồng, trong đó:
- Nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất dự
kiến là 4.129 tỷ đồng, trong đó:
+ Nguồn vốn đầu tư công là 2.648 tỷ
đồng, bao gồm: Nguồn vốn cấp tỉnh quản lý là 1.870 tỷ đồng, nguồn vốn cấp huyện
quản lý là 778 tỷ đồng;
+ Nguồn vốn đầu tư theo hình thức đối
tác công tư (PPP) là 1.481 tỷ đồng, bao gồm: Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang
(giai đoạn 1), Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa, Trường Đại học Khánh Hòa, Ký túc
xá Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa.
- Nguồn vốn sự nghiệp đào tạo dự kiến
là 300 tỷ đồng, bao gồm: kinh phí đào tạo trung cấp và cao cấp lý luận chính
trị; đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng theo quy định; hỗ
trợ đào tạo nghề...
III. Các giải
pháp thực hiện
1. Nâng cao nhận thức của các cấp,
các ngành và toàn xã hội về đào tạo nhân lực:
a) Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền về
nội dung Chương trình phát triển nhân lực được phê duyệt đến các cấp, các ngành
và toàn xã hội, qua đó, nâng cao nhận thức, vai trò quan trọng của nguồn nhân
lực chất lượng cao trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng và sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
b) Tích cực và chủ động phát triển
đội ngũ giảng viên, giáo viên cả về chất lượng và số lượng, nhất là giáo viên
dạy nghề. Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tiếp cận và cập nhật kiến
thức thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
cho nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh,
sinh viên. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục định
hướng nghề nghiệp giúp cho người dân thay đổi nhận thức, quan niệm đối với vấn đề học nghề, về nghề nghiệp tương
lai của con em mình. Thực hiện tốt phân luồng từ cấp trung học cơ sở và định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Khuyến khích việc tự học, học tập suốt đời, ý
thức nâng cao trình độ học vấn mỗi cá nhân, xây dựng xã hội học tập.
2. Đổi mới quản lý nhà nước về đào
tạo nhân lực:
a) Thống nhất về quản lý quy hoạch
phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh. Công khai hóa các hoạt động có liên quan
tới lĩnh vực quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, thương mại tập trung và
các khu đô thị mới. Tăng cường công tác phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành và chính quyền các
cấp trong việc xây dựng, thực hiện có hiệu quả chương trình nhằm phân bổ một
cách hợp lý, hiệu quả nguồn lao động của tỉnh phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ, khu vực và ngành,
lĩnh vực kinh tế;
b) Xây dựng hành lang pháp lý, tạo
môi trường thuận lợi khuyến khích các nhà đầu tư trong và
ngoài nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh,
thành phố khác trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới. Nâng cao
năng lực dự báo nguồn nhân lực có tay nghề, tăng cường năng lực hoạch định chính
sách, hình thành khung pháp lý và cơ chế cho đào tạo nhân lực; đồng thời, chú
trọng đến việc đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, cơ
sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân lực có tay
nghề. Hàng năm, tổ chức gặp gỡ, trao đổi giữa các đơn vị
sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo để nắm bắt kịp thời nhu cầu sử dụng lao
động trên thị trường, từ đó xây dựng chương trình đào tạo nhân lực phù hợp với
thực tiễn.
3. Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng
nhân lực:
a) Tập trung chú trọng phát triển
mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm đảm bảo liên kết chặt chẽ và
cân đối giữa các bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo. Đổi mới, hoàn thiện nội dung,
chương trình giảng dạy, đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại, gắn lý thuyết
với thực nghiệm, nghiên cứu, ứng dụng, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực
thích ứng với những biến đổi công nghệ và thực tế sản xuất, tạo thuận lợi cho
người học nhằm nâng cao chất lượng nhân lực lĩnh vực sản xuất kinh doanh;
b) Xác định ngành, nghề cần đào tạo
chuyên sâu cho các trường, viện trên địa bàn tỉnh thực hiện, chú trọng vào các
lĩnh vực như du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến chế tạo, nông nghiệp công
nghệ cao. Đặc biệt quan tâm phát triển nhân lực ngành du lịch, dịch vụ ở trình
độ quản lý, tác nghiệp theo hướng đa kỹ năng và thường xuyên bồi dưỡng, nâng
cao các kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư
duy sáng tạo…, giúp người lao động phát triển toàn diện,
nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động. Phấn đấu đến năm 2020,
toàn bộ các nghề trọng điểm đều được kiểm định chương trình đào tạo;
c) Các cơ sở đào tạo cần xây dựng
chương trình, đề án phối hợp chặt chẽ và liên kết với các đơn vị, tổ chức,
doanh nghiệp sử dụng nguồn lực đào tạo sau khi ra trường; thu thập số liệu lao
động có việc sau khi ra trường và có hướng đào tạo chuyên sâu tích hợp kỹ năng
mềm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đặt ra. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao chất lượng nhân lực sự nghiệp, đặc biệt đưa đi đào tạo ở nước ngoài đối với
nhân lực chuyên sâu (bác sỹ, khoa học công nghệ...) theo kế hoạch dài hạn,
thiết thực hơn, đảm bảo chất lượng nhân lực phục vụ cho các Bệnh viện chuyên
khoa, Bệnh viện vệ tinh, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ của
tỉnh... Xây dựng cơ chế cân đối ngân sách hàng năm theo tỷ lệ phần trăm dành
cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực là cán bộ lãnh đạo; nghiên cứu hình
thành Quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực trên cơ sở vốn từ ngân sách nhà nước và
nguồn vốn huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác.
4. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề:
a) Phát triển đội ngũ giáo viên,
giảng viên đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, hợp lý về cơ cấu để đáp ứng nhu
cầu đào tạo, tăng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng
nhân lực cho các ngành kinh tế. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và giáo
viên cho các cơ sở đào tạo bằng nhiều hình thức, cả ở trong và ngoài nước; đẩy
mạnh đào tạo sau đại học cũng như nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và
phương pháp giảng dạy đảm bảo đáp ứng năng lực giảng dạy, tự nghiên cứu, trao
đổi chuyên môn trực tiếp với chuyên gia nước ngoài, tham gia hội nghị, hội
thảo, diễn đàn quốc tế và học tập, tu nghiệp ở nước ngoài;
b) Thu hút các nhà quản lý, các nhà
khoa học có trình độ cao, các doanh nhân, nghệ nhân, chuyên gia, các công nhân
kỹ thuật tay nghề bậc cao trong tỉnh tham gia đào tạo nhân
lực. Đồng thời, cần chú trọng các giải pháp thu hút, khuyến
khích nhân tài các tỉnh khác về làm việc tại Khánh Hòa thông qua những ưu tiên
đãi ngộ về vật chất (lương, thu nhập, nhà ở, phương tiện đi lại...), tạo điều
kiện thuận lợi về môi trường, điều kiện làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp;
c) Phấn đấu đến năm 2020 có 80% giảng
viên, giáo viên dạy nghề đạt chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; 50% giảng viên đạt
chuẩn khu vực ASEAN.
5. Giải pháp huy động nguồn lực đào
tạo nhân lực:
Để thực hiện kế hoạch đào tạo nhân
lực có tay nghề theo đúng mục tiêu, định hướng đặt ra, cần sự hỗ trợ của Trung
ương và tỉnh trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư thuộc các thành phần kinh
tế trong và ngoài nước. Trong đó, nguồn huy động từ ngân sách nhà nước và các
doanh nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ lớn, cụ thể: Từ ngân sách
nhà nước (thông qua đầu tư của các Bộ, ngành chủ quản, vốn hỗ trợ có mục tiêu
từ ngân sách Trung ương), huy động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA); từ các nhà đầu tư thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP); từ
công tác xã hội hóa hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề; từ các nhà đầu tư
các dự án sản xuất, kinh doanh và vốn đầu tư từ người dân. Bên cạnh đó, khuyến
khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các trường ngoài công lập
vay vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị và nâng cao
chất lượng đào tạo.
6. Đầu tư vào giáo dục đào tạo:
a) Trên cơ sở định hướng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, để đáp ứng nhu cầu nhân lực có chất lượng cần xây dựng chính
sách cụ thể nhằm thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực giáo dục
đào tạo, đặc biệt là đào tạo nhân lực có tay nghề, nghiên cứu vận dụng các cơ
chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, thủ tục hành chính, thông tin thị
trường cho nhà đầu tư;
b) Xây dựng chính sách đầu tư tích
cực về kinh phí cho các trường và các chế độ đãi ngộ khác nhằm thu hút đội ngũ giảng
viên có trình độ cao cho ngành du lịch - dịch vụ - thương mại, ngành công tác
xã hội, quản lý văn hóa. Có cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động
trong việc liên kết với các cơ sở đào tạo để đặt hàng nhân lực có tay nghề theo
yêu cầu; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia mạnh vào hoạt động đào tạo nhân
lực như góp kinh phí đào tạo, đầu tư cơ sở đào tạo để đào tạo nhân lực có tay
nghề cao tại chỗ.
7. Đẩy mạnh thực hiện liên kết đào
tạo và hợp tác, hội nhập quốc tế:
a) Liên kết đào tạo với các trường
đại học, viện, các trường quân đội đóng trên địa bàn tỉnh như: Trường Đại học
Thông tin liên lạc, Học viện Hải quân, Trường Sỹ quan Không quân; Trường Đại
học Nha Trang, các viện nghiên cứu (Viện Hải Dương học, Viện Nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản 3, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ
Nha Trang...) nhằm tận dụng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của các trường,
góp phần chủ động đào tạo nhân lực có tay nghề cho tỉnh; liên kết, phối hợp
hình thành các nhóm nghiên cứu chuyên sâu vào một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn để
ứng dụng đẩy mạnh phát triển 3 vùng kinh tế
trọng điểm (bao gồm thành phố Nha Trang, khu vực vịnh Cam Ranh và vịnh Vân
Phong) tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội chung cho toàn tỉnh;
b) Liên kết với một số trường đại
học, cao đẳng lớn trong cả nước tại thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Hà Nội để tham gia đào tạo và cung cấp lực lượng
nhân lực có tay nghề cho các ngành nghề trọng điểm như lọc hóa dầu, thiết bị
máy hóa, cơ khí, điện, nhiệt điện, tự động hóa, môi trường... Liên kết đào tạo
quốc tế về du lịch, ưu tiên các trường đào tạo uy tín ở các nước Châu Âu như
Thụy Sỹ, Đức, Pháp...
8. Xây dựng chương trình hỗ trợ đào
tạo nguồn nhân lực cho khu vực miền núi:
Hỗ trợ kinh phí, tổ chức các lớp đào
tạo nghề cho lực lượng lao động chưa qua đào tạo tại 2 huyện miền núi Khánh
Sơn, Khánh Vĩnh tham gia các lớp ngắn hạn như thủ công, mỹ nghệ, mây tre lá, du
lịch, phục vụ nhà hàng, trồng trọt, chăn nuôi…, qua đó, khuyến khích và tạo động lực cho đối tượng đồng bào các dân tộc
tham gia học nghề. Hỗ trợ kinh phí cho các Trung tâm Dạy nghề, Trường Trung cấp
Nghề Dân tộc nội trú đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị dạy nghề hiện
đại, đồng thời tăng biên chế giáo viên đạt chuẩn cho 02 huyện. Khuyến khích các
tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các hộ gia đình vay vốn đầu
tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt tại địa phương.