HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
08/2015/NQ-HĐND
|
Phú Thọ, ngày 14
tháng 12 năm 2015
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI 5
NĂM 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI MỘT
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Sau khi xem
xét Tờ trình số 4906/TTr-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Phú Thọ kèm theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; Báo
cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Văn hoá - Xã hội, Ban Pháp chế Hội
đồng nhân dân tỉnh và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành, thông qua Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh; Hội đồng nhân dân
tỉnh nhấn mạnh một số nội dung sau:
I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG
Phát huy có hiệu
quả tiềm năng, lợi thế; tranh thủ thời cơ thuận lợi để phát triển kinh tế - xã
hội; lấy phát triển công nghiệp, dịch vụ là động lực tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh
thực hiện 04 khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, phát triển du
lịch, phát triển nguồn nhân lực và cải cách hành chính. Phát triển toàn diện
các lĩnh vực xã hội; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; củng cố
vững chắc quốc phòng, an ninh; không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho nhân dân. Phấn đấu xây dựng Phú Thọ trở thành một trong những
tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Về kinh
tế
(1) Tốc độ
tăng trưởng kinh tế (giá so sánh 2010) bình quân 7,5%/năm; trong đó: Công nghiệp
- xây dựng tăng 9,5%/năm; dịch vụ tăng 7,5%/năm; nông, lâm nghiệp tăng
3,5%/năm.
(2) GRDP bình
quân đầu người năm 2020 đạt 52,5 triệu đồng (tương đương 2.400 USD).
(3) Cơ cấu
kinh tế năm 2020: Công nghiệp - xây dựng 41,5%, dịch vụ 38,5%; nông lâm nghiệp,
thủy sản 20%.
(4) Kim ngạch
xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, đến năm 2020 đạt trên 1.300 triệu USD.
(5) Tổng vốn đầu
tư toàn xã hội 5 năm đạt trên 95 nghìn tỷ đồng.
(6) Thu ngân
sách nhà nước từ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tăng bình quân 10%/năm trở
lên.
(7) Tỷ lệ đường
giao thông nông thôn được kiên cố hoá đạt 70%.
2. Về văn
hoá - xã hội và môi trường
(8) Tỷ lệ hộ
nghèo giảm bình quân 1,5%/năm; phấn đấu đưa huyện Tân Sơn thoát nghèo.
(9) Tỷ lệ lao
động qua đào tạo và truyền nghề đạt 70%, trong đó đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ
đạt 28%.
(10) Lao động
có việc làm tăng thêm 5 năm đạt 77,5 nghìn người; xuất khẩu lao động 2,5 nghìn
người/năm trở lên.
(11) Tỷ lệ
tham gia bảo hiểm y tế đạt 82% dân số; có 11 bác sỹ, 32,4 giường bệnh trên 1 vạn
dân; 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
(12) Tỷ lệ lao
động nông nghiệp giảm còn 50% tổng lao động toàn xã hội.
(13) Tỷ lệ trường
đạt chuẩn quốc gia: 70% trường mầm non, 90% trường tiểu học, 80% trường trung học
cơ sở, 70% trường trung học phổ thông.
(14) Tỷ lệ dân
cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%; tỷ lệ dân cư thành thị được
sử dụng nước sạch đạt 92%.
(15) Tỷ lệ rác
thải được thu gom, xử lý ở đô thị đạt 100%, khu dân cư tập trung ở nông thôn đạt
65%; 100% chất thải rắn y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn.
(16) Toàn tỉnh
có 02 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 124 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới
(trong đó có 57 xã đạt chuẩn).
(17) Tỷ lệ đô
thị hóa đạt 25%.
III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tập
trung thực hiện 4 khâu đột phá tạo cơ sở tái cơ cấu kinh tế và phát triển đột
phá
- Tiếp tục
đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, trọng tâm là hạ tầng khu, cụm công
nghiệp và các dự án, công trình lớn có tác động lan tỏa. Tập trung huy động
nguồn lực đầu tư khu công nghiệp: Phú Hà, Cẩm Khê, Phù Ninh, Trung Hà. Huy động
các nguồn vốn đầu tư xây dựng một số công trình, dự án lớn nhằm phát triển vùng
kinh tế động lực của tỉnh; phát triển du lịch, dịch vụ và kết nối, phát huy lợi
thế đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; phát triển hệ thống điện lưới đáp ứng yêu
cầu sản xuất kinh doanh. Thực hiện các dự án khối văn hóa - xã hội: Khu di tích
lịch sử Đền Hùng, Công viên Văn Lang, Quảng trường Hùng Vương, Nhà hát Lạc Hồng,
Đại học Hùng Vương. Nâng cấp các hồ chứa, đê kết hợp đường giao thông; đầu tư kết
cấu hạ tầng thành phố Việt Trì cơ bản trở thành Thành phố Lễ hội; nâng cấp thị
xã Phú Thọ lên Thành phố, xã Tân Phú lên thị trấn; chú trọng hạ tầng thông tin
truyền thông.
- Nâng cao
hiệu quả phát triển du lịch; tập trung thu hút đầu tư dịch vụ du lịch, phát triển
tua tuyến và sản phẩm du lịch. Tập trung huy động nguồn lực xây dựng các dự
án hạ tầng du lịch trọng điểm tại thành phố Việt Trì, các huyện: Thanh Thủy và
Hạ Hoà. Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch Vườn Quốc gia Xuân
Sơn, khu đô thị sinh thái - du lịch - nghỉ dưỡng - thể thao Tam Nông, khu du lịch
Bến Gót. Khai thác hiệu quả, bền vững các di sản văn hóa, thiên nhiên, di tích
lịch sử, đặc biệt là hai di sản văn hóa thế giới; phát triển các loại hình du lịch
có thế mạnh: du lịch tâm linh hướng về cội nguồn, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng,
du lịch vui chơi giải trí cuối tuần. Xây dựng các sản phẩm và thương hiệu du lịch
Phú Thọ; phát triển các tua, tuyến du lịch; nâng cao chất lượng nhân lực làm du
lịch.
- Tăng cường
thực hiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; thu hút, trọng dụng và đãi ngộ
nhân tài. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và
đào tạo. Sắp xếp, củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp và các cơ sở hướng nghiệp dạy nghề; đào tạo nhân lực chất
lượng cao thuộc các ngành, lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm. Thực hiện tốt
chính sách thu hút người có tài năng, nhà khoa học trẻ, sinh viên giỏi, xuất sắc
trong một số ngành, lĩnh vực. Tăng cường các kiến thức chuyên sâu, tác phong
công nghiệp, học đi đôi với hành trong giáo dục nghề nghiệp.
- Đẩy mạnh
cải cách hành chính, trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục triển khai hiệu
quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng
dịch vụ hành chính và dịch vụ công, đảm bảo đến năm 2020 mức độ hài lòng của
nhân dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính đạt mức trên 80%. Công khai,
minh bạch và đổi mới hình thức tuyển dụng công chức, viên chức, bổ nhiệm cán bộ;
xây dựng chính sách thu hút người có tài năng, chuyên gia vào làm việc tại các
cơ quan nhà nước. Thực hiện tốt Đề án xác định vị trí việc làm và tinh giản
biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ và Nghị
quyết số 14/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Phát huy
lợi thế, tập trung phát triển kinh tế nhanh, bền vững
Phát triển
kinh tế - xã hội hài hoà, tăng cường liên kết vùng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng trong tỉnh để đẩy mạnh phát triển kinh
tế - xã hội; tập trung phát triển vùng kinh tế trọng điểm: Thành phố Việt Trì,
thị xã Phú Thọ, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông; tạo điều kiện cho các vùng còn
nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao phát triển nhanh hơn. Tăng cường liên kết,
phối hợp giữa các vùng; từng bước giảm bớt chênh lệch về trình độ phát triển giữa
các vùng.
Phát triển
kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Thực hiện tốt Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2013 của Bộ Chính trị về
tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khoá
IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh
vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.
Phát triển
nông lâm nghiệp, thủy sản toàn diện theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững; thực hiện hiệu quả và phát huy vai trò chủ thể của người
nông dân trong xây dựng nông thôn mới. Tập trung thực
hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững”, Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản đến năm
2020, định hướng đến năm 2030. Phấn đấu đến 2020 giá trị sản phẩm bình quân
trên 1 ha đất canh tác cây hàng năm và thủy sản đạt trên 105 triệu đồng; tỷ lệ
diện tích lúa chất lượng cao đạt 45%; sản lượng lương thực 46,5 vạn tấn, sản lượng
chè 176 nghìn tấn, Bưởi Đoan Hùng và Bưởi Diễn đạt 24 nghìn tấn, thịt hơi các
loại 166,1 nghìn tấn, thủy sản 43 nghìn tấn, gỗ khai thác đạt 450 nghìn m3/năm;
có 124 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (57 xã đạt, 67 xã cơ bản đạt),
02 huyện (Lâm Thao, Thanh Thủy) đạt chuẩn nông thôn mới.
Phát triển
sản xuất công nghiệp - xây dựng theo hướng duy trì, phát triển các ngành công
nghiệp hiện có, khuyến khích đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất; nâng cao sức cạnh
tranh với hàng hóa trong nước và các nước trong khu vực. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sớm triển khai và xây dựng hạ tầng
các khu công nghiệp: Phú Hà, Cẩm Khê, Trung Hà, Phù Ninh. Kịp thời tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc cho các dự án mới, dự án đầu tư mở rộng. Phấn đấu đến năm 2020,
nâng tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp trên 50% (khoảng 700 ha), tỷ trọng
khu vực công nghiệp - xây dựng trong GRDP khoảng 41,5%.
Phát triển
các ngành dịch vụ đảm bảo chú trọng phát triển các
ngành dịch vụ tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin truyền thông, dịch vụ hỗ
trợ kinh doanh, giáo dục, đào tạo, y tế, giao thông vận tải, thương mại... nâng
cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng
khu vực dịch vụ bình quân 7,5%/năm; đến năm 2020 tỷ trọng dịch vụ trong GRDP
khoảng 38,5%.
Nâng cao hiệu
quả hoạt động tài chính, tín dụng. Đẩy mạnh phân cấp
nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách, quản lý chặt chẽ trong thực hiện.
Phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn tăng 10%/năm trở lên. Tích cực huy động nguồn
vốn, mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh và dịch vụ, phát triển nông nghiệp, nông thôn và thực hiện các chính sách
xã hội, trọng tâm là các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh.
Củng cố
quan hệ sản xuất, phát triển các thành phần kinh tế. Phát triển bền vững kinh tế hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã kiểu mới,
khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển
mạnh doanh nghiệp tư nhân. Có cơ chế linh hoạt thu hút dự án lớn, công nghệ
cao. Rà soát, cơ cấu lại một số đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng giao quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm; thí điểm cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công, cho
thuê cơ sở vật chất, tài sản nhà nước để kinh doanh dịch vụ công.
Nâng cao hiệu
quả hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường.
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động gắn kết chặt
chẽ giữa khoa học với ứng dụng sản xuất. Tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ
doanh nghiệp đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ. Rà soát, điều chỉnh các
quy hoạch, kế hoạch, đồng thời quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản, đất
đai đảm bảo hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Khắc phục ô nhiễm và suy thoái môi
trường; ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước các sông trên địa bàn.
3. Tăng cường
đổi mới, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện các hoạt động trong lĩnh vực
văn hoá - xã hội
Tiếp tục củng
cố, phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục- đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Giao quyền tự chủ
cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Khuyến khích xã hội hoá để phát triển trường
chất lượng cao ở các cấp học và trình độ đào tạo. Phấn đấu đến năm 2020 có 70%
trường mầm non, 90% trường tiểu học, 80% trường THCS, 70% trường THPT đạt chuẩn
quốc gia.
Tiếp tục củng
cố, phát triển mạng lưới y tế; triển khai đồng bộ hoạt động y tế dự phòng; chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh ở cả 3 tuyến; tiếp tục nâng cao chất lượng các kỹ thuật cao tại
Bệnh viện tỉnh. Đảm bảo tiến độ xây dựng xã, phường đạt tiêu chí quốc gia theo
kế hoạch. Hạn chế mất cân bằng giới tính khi sinh, sinh con thứ ba; bảo đảm tốc
độ tăng dân số tự nhiên hợp lý. Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với
trẻ em, phát triển toàn diện cho thanh niên.
Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động văn
hoá, thể thao, báo chí, xuất bản, thông tin, truyền thông. Bảo tồn và phát huy giá trị hai di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương", "Hát Xoan Phú Thọ" gắn
với phát triển du lịch. Thực hiện hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá"; xây dựng văn hóa cơ sở đậm đà bản sắc dân tộc.
Chú trọng chất lượng hoạt động báo chí, xuất bản, thông tin, truyền thông;
phong trào thể dục thể thao; chất lượng thể thao thành tích cao.
Giải quyết
việc làm, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Thực
hiện tốt các chính sách xã hội; chăm lo đào tạo nghề, tạo việc làm cho gia đình
chính sách. Thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt
công tác dân tộc, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng cho mọi công dân theo quy định
của pháp luật.
4. Nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, phòng chống
tham nhũng, lãng phí
Tiếp tục đổi mới,
nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đảm bảo
hiệu lực, hiệu quả. Đề cao tính quyết đáp kịp thời, dám chịu trách nhiệm trong
thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan đơn vị; phát huy vai trò giám sát
của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Làm tốt công
tác tiếp dân, giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ cấp cơ
sở. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật phòng, chống tham nhũng. Xử lý
nghiêm, những tổ chức, cá nhân tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí.
5. Củng cố
vững chắc thế trận quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự
an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại
Tăng cường củng
cố quốc phòng an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, hiện đại; chủ động
ứng phó với mọi tình huống, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu. Đẩy mạnh công tác giáo
dục quốc phòng an ninh, nâng cao nhận thức về công tác quốc phòng an ninh trong
tình hình mới. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Phát triển
và mở rộng các mối quan hệ hợp tác hữu nghị; thực hiện tốt các chương trình hoạt
động về đối ngoại nhân dân, công tác kiều bào.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Uỷ ban nhân
dân tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết này;
- Thường trực
Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này
được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khoá XVII, kỳ họp thứ Mười một thông qua
ngày 10 tháng 12 năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
2016./.