Nghị quyết 08/2006/NQ-HĐND thông qua đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh khu vực biên giới giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Đắk Nông ban hành
Số hiệu | 08/2006/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 03/08/2006 |
Ngày có hiệu lực | 07/08/2006 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đắk Nông |
Người ký | K’ Beo |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2006/NQ-HĐND |
Gia Nghĩa, ngày 03 tháng 8 năm 2006 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG
KHÓA I, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-TU, ngày 05 tháng 6 năm 2006 của Tỉnh ủy Đăk Nông về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020"
Căn cứ Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐND, ngày 20 tháng 7 năm 2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông về việc thông qua Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020;
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông tại Tờ trình số 1233/TTr-UBND, ngày 23 tháng 6 năm 2006 về việc đề nghị thông qua Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh khu vực biên giới tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020";
Sau khi nghe Báo cáo số 26/BC-KTNS, ngày 20 tháng 7 năm 2006 của Ban Kinh tế và Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu tham dự kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông khóa I, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 7 năm 2006.
|
CHỦ
TỊCH |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GẮN VỚI QUỐC PHÒNG AN
NINH KHU VỰC BIÊN GIỚI TỈNH ĐĂK NÔNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2020
(Ban hành kèm
theo
Nghị quyết số 08/2006/NQ-HĐND ngày
03 tháng 8 năm 2006 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Đắk Nông)
SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.
Vùng biên giới tỉnh Đăk Nông, có diện tích đất tự nhiên 152.365 ha, dân số 37.467 người; có vị trí địa lý, kinh tế, quốc phòng hết sức quan trọng, án ngữ một vùng phía tây của tỉnh; tiếp giáp với các huyện: Pét Chăm Đa và Ô Răng tỉnh Mondulkiri của Vương quốc Campuchia; có đường biên giới khoảng 130 km, trong đó biên giới đất liền 18 km, biên giới theo sông suối 112 km; gồm 6 xã của 4 huyện: xã Đăk Wil huyện Cư Jút, xã Đăk Lao và xã Thuận An huyện Đăk Mil, xã Thuận Hạnh huyện Đăk Song, xã Đăk Buk So và xã Quảng Trực huyện Đăk R’lấp. Việc xây dựng Đề án này là nhằm để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh khu vực biên giới của tỉnh, nâng cao hơn nữa năng lực của các địa phương, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
II. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.
- Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg, ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
- Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐND, ngày 20/7/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020;
- Nghị quyết số 08/2005/NQ-HĐND, ngày 20/7/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt chương trình giảm nghèo giải quyết việc làm tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006 - 2010;
- Nghị quyết số 09/2005/NQ-HĐND và 10/2005/NQ-HĐND, ngày 20/7/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch phát triển giáo dục mầm non và Quy hoạch đẩy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006 - 2010;
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2006/NQ-HĐND |
Gia Nghĩa, ngày 03 tháng 8 năm 2006 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG
KHÓA I, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-TU, ngày 05 tháng 6 năm 2006 của Tỉnh ủy Đăk Nông về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020"
Căn cứ Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐND, ngày 20 tháng 7 năm 2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông về việc thông qua Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020;
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông tại Tờ trình số 1233/TTr-UBND, ngày 23 tháng 6 năm 2006 về việc đề nghị thông qua Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh khu vực biên giới tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020";
Sau khi nghe Báo cáo số 26/BC-KTNS, ngày 20 tháng 7 năm 2006 của Ban Kinh tế và Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu tham dự kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông khóa I, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 7 năm 2006.
|
CHỦ
TỊCH |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GẮN VỚI QUỐC PHÒNG AN
NINH KHU VỰC BIÊN GIỚI TỈNH ĐĂK NÔNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2020
(Ban hành kèm
theo
Nghị quyết số 08/2006/NQ-HĐND ngày
03 tháng 8 năm 2006 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Đắk Nông)
SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.
Vùng biên giới tỉnh Đăk Nông, có diện tích đất tự nhiên 152.365 ha, dân số 37.467 người; có vị trí địa lý, kinh tế, quốc phòng hết sức quan trọng, án ngữ một vùng phía tây của tỉnh; tiếp giáp với các huyện: Pét Chăm Đa và Ô Răng tỉnh Mondulkiri của Vương quốc Campuchia; có đường biên giới khoảng 130 km, trong đó biên giới đất liền 18 km, biên giới theo sông suối 112 km; gồm 6 xã của 4 huyện: xã Đăk Wil huyện Cư Jút, xã Đăk Lao và xã Thuận An huyện Đăk Mil, xã Thuận Hạnh huyện Đăk Song, xã Đăk Buk So và xã Quảng Trực huyện Đăk R’lấp. Việc xây dựng Đề án này là nhằm để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh khu vực biên giới của tỉnh, nâng cao hơn nữa năng lực của các địa phương, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
II. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.
- Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg, ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
- Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐND, ngày 20/7/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020;
- Nghị quyết số 08/2005/NQ-HĐND, ngày 20/7/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt chương trình giảm nghèo giải quyết việc làm tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006 - 2010;
- Nghị quyết số 09/2005/NQ-HĐND và 10/2005/NQ-HĐND, ngày 20/7/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch phát triển giáo dục mầm non và Quy hoạch đẩy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006 - 2010;
- Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐND, ngày 20/7/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua đề án chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Đăk Nông đến năm 2020;
- Nghị quyết số 151/2004/NQ-HĐND, ngày 12/8/2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua đề án củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tỉnh Đăk Nông đến năm 2010;
- Nghị quyết số 325/2004/NQ-HĐND, ngày 31/12/2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt định hướng quy hoạch, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, xã tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2004 - 2010;
- Nghị quyết số 19/2005/NQ-HĐND, ngày 23/12/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Đăk Nông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đăk Nông lần thứ nhất;
- Nghị quyết số 03/NQ-TU, ngày 5/6/2006 của Tỉnh ủy Đăk Nông về phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUỐC PHÒNG - AN NINH VÙNG BIÊN GIỚI ĐẾN NĂM 2005
- Tổng diện tích đất nông nghiệp 26.100 ha, chiếm 17,1% diện tích đất tự nhiên của vùng; diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 3.275 ha, sản lượng lương thực 14.970 tấn; cây công nghiệp ngắn ngày 5.932 ha; cây thực phẩm 920 ha; cây cà phê 8.966 ha, sản lượng 14.840 tấn; cây cao su 150 ha đang thời kỳ kiến thiết cơ bản... Những năm gần đây, giá nông sản biến động thất thường làm cho người sản xuất nông nghiệp chịu sức ép và rủi ro lớn. Trong vùng có rất ít các công trình thủy lợi, thiếu nước tưới cho cây trồng, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sản phẩm. Cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch, nhưng còn chậm, thiếu quy hoạch. Năng suất cây trồng thấp.
Vùng biên giới có tiềm năng phát triển chăn nuôi, nhưng quy mô còn nhỏ, chủ yếu chăn nuôi theo hộ gia đình. Năm 2005, tổng đàn trâu, bò 1.748 con; 13.450 con lợn, dê 705 con, gia cầm 67.300 con; sản lượng thịt hơi đạt 810 tấn, tăng 30% so với năm 2000.
- Diện tích đất lâm nghiệp 117.180 ha, chiếm 76,9% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng, chủ yếu do các lâm trường quản lý, độ che phủ của rừng khoảng 60%. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp tập trung vào khai thác, sơ chế gỗ rừng tự nhiên, quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ theo kế hoạch. Tuy nhiên, tình trạng chặt, phá rừng, khai thác lâm sản, săn bắn thú rừng trái phép diễn ra khá phức tạp. Công tác bàn giao rừng phòng hộ biên giới cho Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng còn chậm.
2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Hiện chưa phát triển, các cơ sở sản xuất đều có quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực xay xát, chế biến cà phê, nông sản, gia công cơ khí và sản xuất dụng cụ thô sơ phục vụ cho sản xuất nông - lâm nghiệp. Tổng giá trị sản xuất khoảng 562 triệu đồng, chiếm 0,15% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; giải quyết việc làm khoảng 230 lao động.
Do hệ thống đường giao thông đi lại giữa các vùng khó khăn nên lưu thông hàng hóa còn hạn chế. Hiện tại mới có 3 chợ kiên cố được xây dựng theo Chương trình 135 là chợ ở trung tâm cụm xã Đăk Buk So (chung cho 2 xã Đăk Búk So và Quảng Trực), chợ xã Thuận An, chợ xã Đăk Wil; 2 xã còn lại Thuận Hạnh và Đăk Lao đang xây chợ kiên cố. Hầu hết các xã đều có cửa hàng thương mại miền núi nhưng hoạt động ít có hiệu quả. Các mặt hàng tiêu dùng xã hội chủ yếu do một số hộ buôn bán cá thể cung ứng.
Trong khu vực biên giới có cửa khẩu quốc gia Bu P’răng và cửa khẩu Đăk Per. Cửa khẩu quốc gia Bu P’răng đã xây dựng đường cấp phối đến cửa khẩu; hiện tại đã có trạm kiểm soát hải quan, công an, biên phòng; giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm gần 400 nghìn USD, hàng hóa chủ yếu là công nghệ phẩm, vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm, song mây, gia súc, gia cầm, giống cây con. Cửa khẩu Đăk Per chỉ mới có trạm kiểm soát của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và hải quan, đã xây dựng đường nhựa đến cửa khẩu, nhưng cầu qua suối Đăk Đam sang Campuchia chưa được đầu tư.
1. Dân số, lao động và việc làm.
Trong vùng biên giới có khoảng 8.958 hộ, với 40.384 người, chiếm gần 9,5% dân số của tỉnh. Gồm 19 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số 10.611 người, chiếm 26,3%. Có 3 tôn giáo chính là: Thiên chúa giáo, Phật giáo và Tin lành.
Số người trong độ tuổi lao động khoảng 21.000 người, chiếm 52% dân số trong vùng; lao động nông - lâm nghiệp chiếm 96,3%, lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 1,6%, lao động khu vực dịch vụ chiếm 2,1%. Phần lớn lực lượng lao động là nông dân tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp, trình độ thâm canh thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu.
Trong những năm gần đây tình hình dân di cư tự do, xâm canh trong khu vực biên giới khá phổ biến, điển hình tại các địa điểm sau:
- Tại xã Đăk Wil, phía trong suối Đăk H’rích, cách Buôn Trum 7 km có 361 hộ dân tộc thiểu số Ê đê, Dao, M’Nông đến xâm canh khoảng 547 ha, làm chòi tạm trồng cà phê, lúa, cây nông sản.
- Tại địa bàn xã Đăk Lao, phía bắc Đồn 759 tiếp giáp Đồn 757 có 483 hộ canh tác, khoảng 3.400 ha, trong đó trồng 2.900 ha cà phê, 480 ha lúa.
- Tại địa bàn xã Thuận An, từ Đồn 759 đến Đồn 763 có 312 hộ phá rừng làm rẫy 311 ha.
- Tại địa bàn xã Thuận Hạnh dọc theo quốc lộ 14 C (từ Km 125 - Km 131) có 38 hộ đến xâm canh 34,5 ha.
- Tại địa bàn Đồn biên phòng 767 - 769 thuộc xã Quảng Trực và Đăk Búk So có 58 hộ đến xâm canh 53,5 ha, trồng cà phê, tiêu và cây ngắn ngày; có 22 hộ phát nương làm rẫy dọc theo suối Đăk Dang và suối Đăk Huýt.
Ngoài ra, trong khu vực có các lâm trường: Quảng Trực, Thuận An, Đăk Mil, Đăk Wil, Nông trường cà phê Thuận An, Công ty cà phê Đức Lập, Chi nhánh Công ty cao su Đăk Lăk.
Các xã đều có trường tiểu học, trung học cơ sở. Trong vùng có 361 phòng học (kể cả mẫu giáo, mầm non).
Bậc mầm non, mẫu giáo có 4 trường, với 50 lớp học, thu hút khoảng 1.353 cháu. Tỷ lệ các cháu trong độ tuổi đến trường còn hạn chế do phòng học tạm bợ hoặc học nhờ ở các trường tiểu học.
Bậc tiểu học có 11 trường, 210 lớp học, 6.189 học sinh.
Bậc trung học cơ sở có 8 trường, 101 lớp học, 3.759 học sinh
3. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Các trạm y tế vùng biên giới đều là nhà cấp IV, hầu hết sử dụng trên 10 năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết bị khám chữa bệnh nghèo nàn, lạc hậu; hiện có 3/6 xã có bác sĩ và 6/6 xã có nữ hộ sinh, 100% số thôn, buôn có nhân viên y tế; chưa có xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, nhưng hoạt động y tế duy trì được công tác phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 139 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình quân dân y kết hợp tại xã Quảng Trực có hiệu quả thiết thực.
Hiện nay, ngành y tế đang triển khai đầu tư trạm y tế xã Quảng Trực theo chuẩn quốc gia và đang có kế hoạch đầu tư trạm y tế các xã còn lại hoàn thành trước năm 2010.
Hoạt động văn hóa thông tin đã được chú trọng, đến nay các xã đều có điểm bưu điện - văn hoá xã, đài truyền thanh cơ sở, 100% bon, buôn có nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng, từng bước xây dựng văn hóa buôn, làng, khơi dậy được sinh hoạt văn hóa trong trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Tuy vậy, nội dung sinh hoạt văn hóa vẫn đơn điệu, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng còn trầm lắng. Một số nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng ít hoạt động.
5. Thực hiện các chính sách xã hội.
Về chính sách người có công: quản lý 124 hồ sơ, trong đó 59 thương binh, 22 bệnh binh, 38 liệt sĩ, 02 người có công với cách mạng và 3 bệnh nghề nghiệp.
Công tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm đã được các cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm, đã cải thiện đời sống của một số hộ gia đình. Tuy nhiên, số hộ nghèo của vùng biên giới vẫn còn cao, có 3.300 hộ nghèo chiếm 41,3% dân số trong vùng, tập trung ở các xã: Đăk Wil, Thuận Hạnh, Quảng Trực và Đăk Buk So.
Đã tổ chức cho vay vốn từ qũi hỗ trợ việc làm, năm 2005 cho vay được 305 triệu đồng, giải quyết việc làm mới cho 58 lao động; tổ chức dạy nghề cho 132 học viên sửa chữa cơ điện dân dụng, may công nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi - thú y.
Quốc lộ: có 2 tuyến Quốc lộ 14 đi qua các xã: Đăk Lao, Thuận An, Thuận Hạnh đã được nhựa hóa toàn bộ, thuận lợi cho việc đi lại và lưu thông hàng hóa trên địa bàn, Quốc lộ 14C đi cửa khẩu Bu P’răng đang được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Tỉnh lộ: Trên xã Đăk Buk So có Tỉnh lộ 1 (Kiến Đức - Tuy Đức) dài 36 km, đã được nhựa hóa và Tỉnh lộ 6 (Quảng Sơn - Đồn 9), còn lại là đường đất đang hoàn thành thủ tục để đầu tư.
Đường liên xã và giao thông nông thôn: Hiện tại 6/6 xã có đường ô tô (đường nhựa và đường cấp phối) đến được trung tâm xã. Từ xã đến các thôn buôn chủ yếu là đường cấp phối, đường đất nhưng do địa hình và thời tiết, mưa nhiều, dòng chảy lớn làm cho các công trình xuống cấp rất nhanh, lầy lội trong mùa mưa gây khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá nông sản.
Hệ thống đường tuần tra biên giới: Hiện tại có 45,2 km đường tuần tra biên giới từ Đồn biên phòng 755 - 757 - 761 - 765 - 767 và 775, nền rộng 6 - 8m, mặt cấp phối. Đoạn từ Đồn 751 đến Đồn 755 đã phê duyệt dự án khả thi, với tổng mức đầu tư 82 tỷ đồng chưa được đầu tư. Các đoạn còn lại đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ qua Bộ Quốc phòng.
Đường vào các đồn biên phòng: Đã và đang triển khai xây dựng đường vào các đồn 759, 757, 761, 769, 775; đến cuối năm 2005 có 7/12 đồn được đầu tư đường đi vào đồn, còn lại 5 đồn 751, 753, 763, 765 và 775 chưa được đầu tư (trong đó 3 đồn 751, 763 và 775 phải di chuyển vào sát đường biên giới)
Hiện tại trên địa phận 6 xã biên giới đã có 12 công trình thủy lợi nhỏ với năng lực tưới khoảng 1.000 ha lúa và cà phê; hồ tiểu khu 839 và tiểu khu 840 thuộc xã Đăk Wil đang triển khai xây dựng. Đã kiên cố hóa được gần 8km kênh mương ở các xã Thuận An, Đăk Buk So và Quảng Trực. Tuy nhiên, đối với những công trình thủy lợi trên mới đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu tưới, phần lớn diện tích cây trồng sử dụng các nguồn nước bơm từ suối, các giếng đào nên tưới rất bấp bênh.
Một số buôn, bon đang thực hiện chương trình cấp nước theo Quyết định 134; đa số người dân dùng nước giếng tự đào hoặc lấy từ sông suối để sinh hoạt. Đã có 7/12 đồn biên phòng sử dụng nước giếng khoan, còn lại 5 đồn sử dụng nước mặt do nguồn nước ngầm khó khăn.
Hiện tại đã có 6/6 xã có lưới điện quốc gia, song do địa bàn dân cư thưa thớt, xa các khu vực trung tâm nên mới có khoảng 66,4% số hộ được dùng điện. Hiện tại có 3 đồn sử dụng điện lưới quốc gia là 759, 763, 761; đang thực hiện kéo điện vào các đồn: 767, 769, 771, 775 kết hợp cụm dân cư của xã Quảng Trực và xã Đăk Buk So và vào đồn 763 (mới), đồn 765 kết hợp cụm dân cư xã Thuận Hạnh. Các đồn chưa có phương án kéo điện là: 751, 753, 755, 757.
Hoạt động bưu chính, viễn thông đã được phát triển cả về quy mô và chất lượng, đến nay các xã đều có điểm bưu điện - văn hoá xã. Đã có 100% số xã được phủ sóng truyền thanh. Tuy nhiên, tuyến thông tin liên lạc kết nối các điểm dân cư với đồn biên phòng, khu cửa khẩu dọc tuyến biên giới còn rất hạn chế.
6. Trường học: Hầu hết các xã đã có trường tiểu học, trung học cơ sở, một số nhà trẻ mẫu giáo. Tuy vậy, một số thôn, buôn phải mượn tạm một số phòng của các trường tiểu học để làm nhà trẻ, mẫu giáo.
7. Trạm xá: Hầu hết ở các xã đều có trạm y tế xã nhưng đã được xây dựng từ lâu, hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được đầu tư cải tạo, nâng cấp.
Trên tuyến biên giới của tỉnh có 12 đồn biên phòng, 1 đại đội cơ động, phân bố từ bắc xuống nam, gồm: Đồn Nậm Na (751), Đồn Đăk Ken (753), Đồn Đăk Đam (755), Đồn M’Bai (757), Đồn Đăk Lao (759), Đồn Thuận An (761), Đồn Đăk Song (763), Đồn Dinh Điền (765), Đồn Tuy Đức (767), Đồn Đăk Dang (769), Đồn Bu P’răng (771), Đồn Bu Cháp (775) và 1 Đại đội biên phòng (C1).
Trong 5 năm qua, bên cạnh nguồn ngân sách của Bộ Quốc phòng, tỉnh đã hỗ trợ đầu tư các đồn biên phòng xây dựng các hệ thống nước sạch, nhà ở, hàng rào, các công trình phòng thủ, đài tưởng niệm liệt sĩ đồn Bu P’răng, đường vào một số đồn biên phòng,... Tuy vậy, phần lớn nhà ở và làm việc của các đồn là công trình nhà cấp 4 xây dựng từ năm 1980 đã xuống cấp, cần được đầu tư nâng cấp trong thời gian tới.
Trong vùng có 2 trung tâm cụm xã: Đăk Buk So, Đăk Song - Thuận Hạnh đã đầu tư được một số công trình chợ, cửa hàng thương mại, đường giao thông nội vùng. Trên tuyến biên giới chưa có cơ sở hạ tầng để phục vụ cho công tác đối ngoại giữa 2 tỉnh Đăk Nông và Mondulkiri.
Tình hình an ninh chính trị khu vực biên giới diễn biến phức tạp do các thế lực phản động trong và ngoài nước kích động, móc nối, lôi kéo đồng bào biểu tình, vượt biên trái phép sang Campuchia. Đảng bộ và chính quyền nhân dân các xã biên giới đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Công an, Bộ đội biên phòng giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc; giúp dân phát triển sản xuất, chăn nuôi để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Đồng thời, thực hiện quan hệ đối ngoại với tỉnh Mondulkiri, thực hiện Quy chế biên giới, nắm tình hình nội và ngoại biên; kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra vào biên giới và khu vực biên phòng, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, bóc tách vô hiệu hóa các phần tử phản động nên giữ được an ninh trật tự biên giới.
- Vùng biên giới của tỉnh là vùng có vị trí rất quan trọng, cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của tỉnh, cũng như của cả nước. Trước mắt cũng như lâu dài cần phải xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện, hữu nghị, hòa bình, hợp tác và cùng phát triển, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.
- Xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh khu vực biên giới. Cụ thể là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong vùng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; sớm đưa khu vực biên giới theo kịp các vùng khác trong tỉnh. Đồng thời phải nâng cao hơn nữa năng lực của các địa phương, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
2. Các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển.
- Về phát triển kinh tế.
Tập trung khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng lợi thế và huy động các nguồn lực nhằm chuyển biến nhanh về sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm hộ nghèo bền vững.
Phấn đấu đến năm 2010 chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông lâm nghiệp - công nghiệp dịch vụ sang cơ cấu kinh tế sẽ là nông lâm nghiệp - dịch vụ - công nghiệp; thu nhập bình quân đầu người đạt 85% so bình quân chung của tỉnh; kim ngạch xuất khẩu 800 ngàn USD.
Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế vẫn là nông lâm nghiệp - dịch vụ - công nghiệp; phấn đấu thu nhập bình quân đầu người bằng mức bình quân chung của tỉnh; kim ngạch xuất khẩu 1,4 triệu USD.
- Về nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.
Đến năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 22%; 95% trẻ em trong độ tuổi đến trường; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 22%; 90% hộ được sử dụng điện; 85% số hộ được dùng nước sạch; tăng tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh lên trên 50%, 100% xã có đội văn nghệ, thông tin lưu động; 80% thôn, buôn có đội văn nghệ quần chúng, 50% xã đạt chuẩn văn hoá; 50% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, xây dựng các lớp bán trú ở những nơi cần thiết, 100% trạm y tế các xã có bác sỹ và đạt chuẩn Quốc gia, 85% đồng bào nghèo các dân tộc thiểu số có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp luật miễn phí.
Đến năm 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo bằng bình quân chung của tỉnh; 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 15%; trên 95% hộ được sử dụng điện và sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; 70% hộ có hố xí hợp vệ sinh; 100% thôn, buôn có đội văn nghệ quần chúng, 70% số trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia; 100% xã đạt chuẩn văn hoá; 100% người đồng bào nghèo các dân tộc thiểu số có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp luật miễn phí.
- Về phát triển cơ sở hạ tầng.
Các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp với quy hoạch dân cư và quy hoạch ngành, đảm bảo phục vụ có hiệu quả, tăng thu nhập, nâng cao đời sống và phát triển sản xuất.
Đến năm 2010 có trên 80% số xã có đường giao thông cho xe cơ giới đến các thôn, buôn, bon; đảm bảo nguồn lực tưới trên 60% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới; 100% số thôn, buôn, bon có điện lưới quốc gia; đạt 10 máy điện thoại/100 dân; xây dựng 3 đồn biên phòng mới (751, 763, 775) theo chuẩn của Bộ Quốc phòng; nhựa hoá 100% các tuyến đường tuần tra biên giới, 70% tuyến đường ra biên giới và đến các đồn biên phòng.
Đến năm 2020 đạt 100% xã có đường ô tô đến các thôn, buôn, bon; đảm bảo nguồn lực tưới cho trên 80% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới; đạt 20 máy điện thoại/100 dân; nâng cấp 9 đồn biên phòng còn lại theo chuẩn của Bộ Quốc phòng; nhựa hoá 100% các tuyến ra biên giới và đến các đồn biên phòng.
- Về củng cố quốc phòng - an ninh.
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, xã đội, công an chuyên trách, công an viên ở các xã đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Xây dựng lực lượng biên phòng theo hướng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; phối hợp với Công an và Quân đội trong việc giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ quốc phòng và an ninh; xây dựng được thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quốc phòng an ninh, không để xảy ra tình trạng biểu tình, vượt biên trái phép sang Campuchia.
1. Quy hoạch địa giới hành chính và bố trí lại dân cư.
- Điều chỉnh, chia tách địa giới hành chính xã:
(1) Điều chỉnh địa giới hành chính xã Đăk Buk So và xã Đăk R’Tih huyện Đăk Rlấp để thành lập thêm xã Quảng Tâm.
(2) Điều chỉnh địa giới hành chính xã Thuận Hạnh, xã Đăk N’Drung và xã Đăk Song huyện Đăk Song để thành lập thêm một xã mới.
(3) Điều chỉnh địa giới xã Thuận An và xã Đăk Lao huyện Đăk Mil để thành lập thị xã Đức Lập.
(4) Chia tách xã Quảng Trực huyện Đăk Rlấp để thành lập mới xã Quảng Trực và một xã mới.
(5) Chia tách xã Đăk Wil huyện Cư Jút để thành lập mới xã Đăk Wil và một xã mới.
Như vậy đến năm 2020 dự kiến khu vực biên giới sẽ có 8 xã biên giới của 4 huyện (thêm huyện Tuy Đức).
- Bố trí sắp xếp lại dân cư trong khu vực biên giới theo hướng đưa dân ra sát biên giới ở những khu vực có điều kiện phát triển kinh tế gắn với quốc phòng an ninh, tại các vị trí như sau:
(1) Khu vực từ Đồn biên phòng 751 đến 757: Đây là đoạn biên giới chạy theo suối Đăk Đam, chủ yếu là rừng khộp, trữ lượng gỗ lớn; khí hậu khắc nghiệt; giao thông đi lại khó khăn. Khu vực này chủ yếu vẫn duy trì bảo vệ rừng hiện có. Tuy nhiên để phù hợp tình hình cụ thể cần thành lập thêm 2 thôn mới:
Thôn Đăk H’rít, trên cơ sở đồng bào dân tộc thiểu số đang tạm cư phá rừng làm nương rẫy thuộc xã Đăk Wil.
Thành lập thêm một thôn cách Đồn 755 về phía nam khoảng 4 km, tại khu vực cầu Đăk Ken thuộc địa bàn xã Đăk Lao, huyện Đăk Mil trên cơ sở sẽ đưa vào đây 1-2 đội sản xuất của Trung đoàn thuộc Binh đoàn 16 đóng tại địa bàn xã Đức Mạnh, huyện Đăk Mil.
(2) Khu vực từ Đồn biên phòng 757 đến 765: Phần lớn địa hình là đồi thấp, điều kiện đất đai, giao thông tương đối thuận lợi. Tại đây thành lập 3 thôn mới: Thành lập một thôn thuộc xã Đăk Lao trên cơ sở dân tạm cư hiện có. Thành lập một thôn thuộc xã Thuận An trên cơ sở dân tạm cư hiện có. Thành lập một thôn tại xã Thuận Hạnh trên cơ sở dân tạm cư hiện có.
(3) Khu vực từ Đồn biên phòng 765 đến 775: Đây là khu vực có điều kiện thuận lợi về giao thông, đất sản xuất. Dự kiến thành lập thêm 4 thôn mới: Đăk Dang, Đăk Huýt, Bu P’răng và “Làng thanh niên lập nghiệp bảo vệ biên giới”.
2. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh.
2.1. Về kinh tế.
a. Nông - lâm nghiệp.
- Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm; đầu tư thâm canh và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp về giống, công nghiệp bảo quản, chế biến phù hợp.
Đối với cây dài ngày: Ổn định, đầu tư thâm canh cây cà phê; phát triển các loại cây ít sử dụng nước tưới như cao su, điều ghép, cây ăn quả.
Đối với cây hàng năm: Phát triển mạnh cây ngô lai, cây nông sản hàng hóa, mở rộng một số diện tích lúa nước đảm bảo lương thực tại chỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đẩy mạnh phát triển trang trại theo mô hình nông lâm kết hợp, chăn nuôi đại gia súc, lợn, gia cầm theo mô hình hộ gia đình. Hình thành tập quán chăn nuôi theo chuồng trại, từng bước phát triển chăn nuôi tập trung quy mô trang trại. Các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế tư nhân làm dịch vụ về giống, thú y, khuyến nông… và bảo quản, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi.
- Đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng giáp biên giới Campuchia. Tích cực triển khai các hoạt động phòng chống chặt phá rừng trái phép, phòng cháy và chữa cháy rừng có hiệu quả. Trồng mới rừng và các đai rừng phòng hộ.
- Tổ chức lại sản xuất lâm nghiệp, đẩy mạnh thực hiện giao đất, giao và khoán rừng theo Quyết định 304/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để rừng thực sự có chủ. Tổ chức sản xuất kinh doanh nghề rừng theo luật quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên khoáng sản, đất, rừng, nước và các dạng tài nguyên khác.
- Xây dựng điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại các trung tâm cụm xã, tạo điều kiện cho công nghiệp hóa nông thôn; phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào các lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, sữa chữa cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, mộc dân dụng, khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ dệt thổ cẩm trong vùng đồng bào dân tộc ít người.
c. Thương mại - dịch vụ.
- Phát triển mạng lưới kinh doanh đa dạng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông hàng hoá nhằm tạo động lực cho sản xuất phát triển và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Thành lập một số hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có vai trò liên kết với các hộ sản xuất, các trang trại trong việc cung ứng vật tư hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm. Đến năm 2010 các xã đều có chợ kiên cố và nâng cấp chợ xã Đăk Buk So lên chợ loại 2.
- Phát triển hệ thống chợ vùng biên; đầu tư xây dựng và nâng cấp 2 cửa khẩu biên giới Bu P’răng (Đăk R’Lấp) và Đăk Per (Đăk Mil), mở rộng giao lưu hàng hóa với các tỉnh của Campuchia và các nước trong khu vực tam giác phát triển.
- Phát triển loại hình dịch vụ du lịch, giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn như điểm du lịch Đăk R'Lung xã Quảng Trực huyện Đăk R’Lấp, du lịch sinh thái quốc lộ 14 C,…
2.2. Về văn hóa, xã hội.
a) Dân số - lao động.
- Đến năm 2010, dự báo dân số khu vực biên giới là 48,5 nghìn người, tăng gấp 1,2 lần và đến năm 2020 dự báo dân số là 80 nghìn người, tăng gấp 2 lần so với hiện nay.
- Với quy mô dân số như trên, dự báo đến năm 2010 khu vực biên giới có khoảng 25 nghìn người trong độ tuổi lao động. Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm khoảng 70%, lao động công nghiệp chiếm 10% và lao động dịch vụ chiếm 20%.
b) Giáo dục, đào tạo.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, từng bước tiếp cận trình độ chuẩn của cả nước. Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường; củng cố thành quả phổ cập tiểu học và xoá mù chữ, chống tái mù. Tập trung đầu tư phát triển hệ thống giáo dục từ mầm non đến phổ thông trung học.
- Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở vào năm 2009. Đến năm 2020 có 70% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, có đủ giáo viên các bộ môn đáp ứng yêu cầu chất lượng dạy và học.
c) Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở các xã vùng biên giới; đầu tư về cơ sở vật chất - trang thiết bị và cán bộ cho các xã biên giới đạt chuẩn quốc gia về y tế trước năm 2010.
- Phát triển mạnh phong trào xây dựng “làng văn hóa - sức khỏe” và “gia đình sức khỏe” tại khu vực biên giới, trong đó chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, truyền thông - giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
- Hoàn thành lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân trước năm 2010 cho tất cả các xã vùng biên giới; bảo đảm cho mọi người dân vùng biên giới được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả các tình huống khẩn cấp bạo loạn, bệnh dịch, thiên tai; chủ động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và các lực lượng vũ trang tại các xã biên giới.
d) Văn hóa, thông tin.
- Tiếp tục phát triển và mở rộng mạng lưới truyền thanh, truyền hình, chất lượng hoạt động các điểm văn hóa xã, đầu tư mua sắm và tăng mật độ lắp đặt các cụm truyền thanh không dây để đưa tiếng nói của Đảng, chính quyền đến với nhân dân trong từng thôn, buôn. Tăng cường thiết chế văn hoá ở các thôn, buôn; tổ chức giao lưu văn hoá, kết nghĩa giữa các cơ quan, đoàn thể với các thôn, buôn trong vùng; tổ chức, bảo tồn các lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số, tôn tạo lại di tích ngục tù Đăk Mil…
- Chú trọng bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa và truyền thống các dân tộc Tây Nguyên. Giữ gìn và phát huy bản sắc riêng của từng dân tộc trên cơ sở tôn trọng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống lành mạnh, tốt đẹp, xây dựng nền văn hóa đa dạng và phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
e) Thực hiện các chính sách xã hội.
- Hoàn thành việc giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sạch theo Quyết định 132/QĐ-TTg, Quyết định 134/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành chương trình xây dựng nhà đại đoàn kết cho các đối tượng nghèo, tiến tới xóa nhà tranh tre nứa lá, dột nát.
- Vận động xã hội xây dựng quỹ tình nghĩa, chăm lo phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng các công trình tình nghĩa.
2.3. Về cơ sở hạ tầng.
a) Giao thông:
- Quốc lộ: Phối hợp với Bộ, ngành Trung ương mở rộng quốc lộ 14; nhựa hóa tuyến hành lang biên giới Quốc lộ 14C tổng chiều dài 98 km bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Giai đoạn 2010-2020 dự kiến mở mới đoạn từ Quốc lộ 14C - Đăk Gằn nối với hệ thống đường biên giới với các tỉnh Tây Nguyên phục vụ quốc phòng và khai thác các vùng biên giới phía Tây.
- Tỉnh lộ: Nhựa hóa tuyến đường Tỉnh lộ 6 (Quảng Sơn - Đồn 9) đi qua địa bàn xã Đăk Buk So.
- Đường ra biên giới, tuần tra biên giới: đề nghị Trung ương đầu tư tuyến đường tuần tra biên giới từ Đồn 751 đến Đồn 755, các đoạn còn lại đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; nhựa hoá hoặc bê tông hoá các tuyến đường vào đồn. Xây dựng các trục đường xương cá ra các cột mốc biên giới nhằm bảo vệ biên giới thuận lợi và ổn định.
- Nhựa hóa đường từ cửa khẩu Bu P’răng - Quảng Trực - Đăk Buk So - Đăk Ru; đường từ ngã 3 Quốc lộ 14C (xã Quảng Trực) đi sang tỉnh Bình Phước; trục Đăk Lao
- Ea T’linh; các tuyến đường huyện lộ, đường liên xã và 1 - 2 km đường trong các bon, buôn.
b) Thủy lợi.
Ưu tiên đầu tư các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, đảm bảo nước tưới cho cây trồng, kết hợp với nuôi cá, cải thiện cảnh quan môi trường. Phấn đấu đến năm 2010 đầu tư 25 công trình, tưới 510 ha lúa nước 2 vụ và 2.770 ha cây công nghiệp và hoa màu. Giai đoạn 2010 - 2020 xây dựng trên 12 công trình tưới trên 2.500 ha cây trồng.
c) Nước sinh hoạt.
Hoàn thành các công trình cấp nước theo Chương trình 134. Tiếp tục đầu tư cấp nước sạch cho cụm dân cư gắn với đồn biên phòng theo quy hoạch. Dựa vào điều kiện tự nhiên và nguồn nước của từng vùng, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư các công trình nước sạch từ hệ thống giếng tự đào, giếng khoan và nguồn nước mặt để giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân.
d) Điện sinh hoạt.
Phối hợp với Công ty điện lực 3 sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ chương trình điện nông thôn, chương trình quản lý, bảo vệ biên giới để đầu tư phát triển lưới điện đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt các đồn biên phòng và khu dân cư khu vực biên giới.
e) Bưu chính viễn thông.
Mở rộng mạng lưới bưu chính viễn thông, sử dụng có hiệu quả tuyến cáp quang đường Hồ Chí Minh để phát triển hệ thống viễn thông, kết hợp nâng cao chất lượng phục vụ của các điểm bưu điện văn hóa xã đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.
f) Đầu tư cho khối giáo dục - đào tạo.
Tập trung đầu tư hệ thống trường, lớp học từ nhà trẻ, lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở. Riêng nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học cho xây dựng cả lớp cắm bản, giải quyết nhà ở công vụ cho giáo viên ở thôn, buôn. Đầu tư bổ sung phòng học cho các trường tiểu học hiện có để tạo điều kiện cho học sinh học 2 buổi một ngày.
g) Đầu tư cho lĩnh vực y tế.
Trong 5 năm tới cần tập trung đầu tư để nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; đầu tư hoàn chỉnh trạm y tế xã theo tiêu chuẩn quốc gia. Xây dựng bệnh viện đa khoa huyện Tuy Đức, quy mô 100 gường bệnh.
h) Các đồn biên phòng.
Đầu tư các công trình phòng thủ biên giới tại các điểm xung yếu, mua sắm trang thiết bị cho bộ đội biên phòng để quản lý, bảo vệ biên giới.
i) Khu kinh tế cửa khẩu.
Đầu tư nâng cấp cửa khẩu phụ Đăk Per lên cửa khẩu quốc gia; cửa khẩu quốc gia Bu P’răng lên cửa khẩu quốc tế. Xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bu P’răng.
k) Các cơ sở khác.
Đầu tư cho công tác phân giới cắm mốc trên biên giới hoàn thành vào năm 2008. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010). Đầu tư một số công trình đối ngoại như làm đường, cầu, trường học, nhà tiếp bạn, nhà khách hội nghị 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia,…
2.4. Về quốc phòng, an ninh.
Tuyên truyền giáo dục nhân dân thực hiện quy chế quản lý biên giới; ngăn chặn có hiệu quả xâm nhập, vượt biên trái phép, xâm canh, xâm cư, săn bắn động vật và khai thác lâm sản trái phép. Xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh, lực lượng tự vệ tại các lâm trường, các xã. Xây dựng đường biên giới hòa bình hữu nghị, ổn định lâu dài; củng cố mối quan hệ hữu nghị với tỉnh Mondulkiri, Campuchia và hợp tác trong công tác phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Trước hết các Sở, ban, ngành, UBND các huyện biên giới cần tiến hành rà soát lại các cơ chế chính sách đang thực hiện trên địa bàn để bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, tránh chồng chéo, trùng lặp, phát huy hiệu quả. Đồng thời với việc thực hiện các chính sách chung của Chính phủ, bổ sung và tập trung thực hiện một số chính sách sau:
Tại Quyết định 154/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn và hộ thuộc diện chính sách, đến nay mới giải quyết được khoảng 67% số nhà ở cho các đối tượng trên. Trong năm 2006 tập trung giải quyết xong nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Chính sách về đất sản xuất, đất ở đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại Quyết định 132/2002/QĐ-TTg và Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay mới thực hiện khoảng 86,8% khối lượng. Yêu cầu đặt ra là phải tập trung giải quyết xong trong năm 2006.
Ưu tiên vốn đầu tư công tác khuyến nông khu vực biên giới, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác khuyến nông cấp xã, thôn, buôn, bon, nhóm hộ gia đình.
Tiếp tục cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh với lãi xuất ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội. Cải tiến thủ tục vay vốn, có biện pháp cụ thể như cử cán bộ tín dụng trực tiếp hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn của ngân hàng.
5. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nông thôn.
Có chính sách ưu tiên về đất đai, thuế, hỗ trợ đào tạo,… với thủ tục đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong nước đầu tư vốn, khoa học công nghệ phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
6. Chính sách giáo dục - đào tạo.
Có chính sách đặc biệt cho những người làm công tác giáo dục, phụ cấp cho giáo viên, ưu tiên đào tạo và chế độ đãi ngộ khác để thu hút giáo viên đến khu vực biên giới, tăng tỷ lệ giáo viên dân tộc ít người. Giáo viên đến dạy ở các thôn, bon ở các xã biên giới được giải quyết nhà ở.
Có chính sách ưu tiên đối với bác sỹ, y sĩ về công tác tại các trạm y tế; bố trí đủ nữ hộ sinh cho các trạm y tế xã và nhân viên y tế cho thôn, bon; thực hiện tốt Quyết định 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khám chữa bệnh cho người nghèo và đối tượng thuộc diện chính sách xã hội.
1. Về xây dựng các đồn biên phòng và các điểm dân cư.
- Phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng để xây dựng các đồn theo tiêu chuẩn của Bộ Quốc phòng, xây dựng đường giao thông đến các đồn 751, 763, 775, đường vào 2 đồn 753, 765 (hiện tại là đường đất), hệ thống công trình phòng thủ biên giới, công trình kỹ thuật,...
- Triển khai quy hoạch các điểm dân cư mới thành lập, bố trí sử dụng đất, cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, trường học, nước sạch,...
- Vận động các hộ có đất xâm canh đến định cư tại chỗ, tổ chức khai hoang một số diện tích đảm bảo cho các hộ có 1-2 ha đất sản xuất.
- Tiếp nhận trong kế hoạch khoảng 2.000 hộ trong và ngoài tỉnh (riêng Binh đoàn 16 tiếp nhận 500 hộ, Tỉnh đoàn thanh niên tiếp nhận 150 hộ) có truyền thống cách mạng, đảm bảo các tiêu chuẩn theo Nghị định số 34 của Chính phủ về Quy chế quản lý biên giới đến xây dựng các điểm dân cư mới. Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đảm bảo cho nhân dân yên tâm sinh sống tại các cụm tuyến dân cư.
- Tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng, xác định tiềm năng và lợi thế của từng xã để quy hoạch sử dụng đất đai, bố trí dân cư, cơ sở hạ tầng đến năm 2020 và triển khai thực hiện.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ cho nông dân về giống, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm để các hộ vươn lên thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu.
- Ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi nhỏ, đảm bảo chủ động tưới cho cây trồng nông nghiệp, tăng hệ số sử dụng đất.
- Xác định lại diện tích rừng để tập trung quản lý bảo vệ, chuyển mục đích sử dụng một phần đất lâm nghiệp không còn rừng sang đất nông nghiệp, đẩy nhanh việc giao khoán rừng cho các hộ nông dân và cộng đồng thôn, buôn quản lý, hưởng lợi.
- Khôi phục và phát triển tiểu thủ công nghiệp truyền thống, nâng cao chất lượng hàng thổ cẩm của đồng bào dân tộc, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.
- Thực hiện tốt Quy hoạch mạng lưới chợ của tỉnh đến năm 2020; chính sách hỗ trợ vùng sâu vùng xa như trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách xã hội. Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển thương nghiệp dịch vụ, phát triển các hợp tác xã mua bán, lưu thông hàng hoá 2 chiều, góp phần kích thích sản xuất hàng hóa phát triển.
- Tăng cường giao lưu kinh tế với nước láng giềng Campuchia; xây dựng cửa khẩu Đăk Per và Bu P’răng. Đến năm 2010 đầu tư một số công trình thiết yếu tại 2 cửa khẩu. Đến năm 2020 xây dựng hoàn chỉnh 2 cửa khẩu theo quy hoạch được duyệt.
3. Về phát triển văn hoá - xã hội.
- Ưu tiên vốn đầu tư trường chuẩn quốc gia, kiên cố hóa trường học, các phòng học kiên cố cho các cấp học trong vùng, trường dân tộc nội trú, nhà công vụ cho giáo viên và nhà bán trú cho học sinh xa trường; tăng cường trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí cho học sinh là người dân tộc thiểu số theo học ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, gồm: học phí, sách giáo khoa, dụng cụ học tập; xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng, đẩy mạnh phương thức giáo dục không chính quy để nâng cao nhận thức và trí thức khoa học cho nhân dân.
- Ưu tiên vốn đầu tư cho y tế các xã biên giới, thực hiện tốt chương trình quân, dân y kết hợp. Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo cán bộ cấp cơ sở như thầy thuốc cộng đồng, y tá, hộ sinh, chú ý đào tạo người dân tộc thiểu số để phục vụ cho các thôn, bon. Đẩy mạnh việc thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế với xóa đói giảm nghèo.
- Vận động các tổ chức xã hội từ thiện trong và ngoài tỉnh tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng biên giới như khám chữa bệnh miễn phí, viện trợ trang thiết bị y tế, thuốc,… cho các trạm y tế vùng biên giới.
4. Về củng cố quốc phòng - an ninh.
- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, phối hợp của các lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng; diễn tập phòng thủ theo các phương án A1, A2, A3… thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.
- Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, xây dựng phong trào toàn dân tham gia tự quản, bảo vệ an ninh biên giới, góp phần giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.
5. Về củng cố chính quyền cơ sở.
Các huyện cần tiến hành rà soát nhiệm vụ, nội dung cần phân cấp cho chính quyền cơ sở nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý theo Nghị quyết số 08/NQ-CP, ngày 30/6/2004 của Chính phủ.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND cấp xã trong việc đổi mới nội dung các kỳ họp, làm tốt chức năng quyết định và chức năng giám sát. Thực hiện tốt chức năng quản lý và điều hành của UBND xã về kinh tế - xã hội.
- Kết hợp chặt chẽ việc xây dựng, củng cố chính quyền với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, với công tác cải cách hành chính. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể cho sát dân hơn.
- Coi trọng củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị từ thôn, bon. Thiết lập được mối quan hệ gắn bó giữa chính quyền cơ sở với trưởng thôn, bon, già làng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo thế trận quốc phòng - an ninh nhân dân vững chắc.
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khoảng 1.400 tỷ đồng (giai đoạn 2006 - 2010 là 550 tỷ đồng, giai đoạn 2010 - 2020 là 850 tỷ đồng); trong đó, vốn đầu tư qua các bộ, ngành Trung ương 760 tỷ đồng (giai đoạn 2006 - 2010: 304 tỷ đồng; giai đoạn tỷ đồng 456 tỷ đồng), vốn đầu tư từ ngân sách địa phương là 560 tỷ đồng (giai đoạn 2006 - 2010: 230 tỷ đồng; giai đoạn 2011 - 2020: 330 tỷ đồng); các nguồn vốn khác như vốn viện trợ, quốc tế, huy động của nhân dân khoảng 80 tỷ đồng (giai đoạn 2006 - 2010: 30 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2020: 50 tỷ đồng). Ngoài ra, còn phải lồng ghép các nguồn vốn sự nghiệp, vốn tín dụng để thực hiện phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn.
- Để đảm bảo được nhu cầu về tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như trên, một mặt phải theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành Trung ương liên quan trong việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình, các dự án của bộ, ngành trên địa bàn; mặt khác, đề nghị Chính phủ và các bộ liên quan tăng thêm mức hỗ trợ có mục tiêu cho công tác quản lý, bảo vệ biên giới của tỉnh, tạo điều kiện cho tỉnh có thể bố trí đủ vốn ngân sách địa phương hàng năm cho đề án này.
- Giao cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện biên giới cụ thể hóa Đề án theo kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện.
- Hàng năm có báo cáo kết quả thực hiện; sau 2 năm, 5 năm có sơ kết. Cuối thờigian của Đề án có tổng kết./.