HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 06/2012/NQ-HĐND
|
Nam Định, ngày 07 tháng 12 năm 2012
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2013
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ NĂM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Xét báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ
kinh tế - xã hội năm 2012; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
năm 2013;
Sau khi nghe Báo cáo thẩm tra của
các Ban HĐND và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
I. TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2012
Năm 2012, trong bối cảnh khó khăn
chung, đặc biệt là hậu quả nặng nề của cơn bão số 8, tỉnh nhà đã tập trung toàn
lực thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội và đạt được nhiều kết quả:
Hoàn thành và hoàn thành vượt mức phần
lớn các chỉ tiêu phát triển chủ yếu, kinh tế tiếp tục phát triển trên một số mặt.
Sản xuất nông nghiệp ổn định; công tác dồn điền đổi thửa được triển khai tích cực, đã và đang xây dựng một số
mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp; chương trình xây dựng nông thôn mới được
đẩy mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng cao, một số ngành công
nghiệp có dấu hiệu phục hồi và phát triển. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được
quan tâm chăm lo. Tình hình chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng - an
ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được củng cố và giữ vững. Đã tổ chức thành công kế hoạch kỷ niệm 750 năm
Thiên Trường - Nam Định, đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh và Quyết định công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại I trực
thuộc tỉnh. Góp phần khơi dậy và phát huy lòng tự hào, niềm tin tưởng, khí thế
và quyết tâm mới của Đảng bộ và nhân dân, góp phần quảng bá hình ảnh của tỉnh trong vào ngoài nước. Tập trung phòng chống,
khắc phục kịp thời ảnh hưởng của cơn bão số 8.
Những kết quả đạt được trong phát triển
kinh tế - xã hội năm 2012 là kết quả của sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng
doanh nghiệp trong tỉnh.
Tuy nhiên, trong thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế của tỉnh năm 2012 còn một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục:
Chưa hoàn thành một số chỉ tiêu kế hoạch. Kinh tế phát triển chưa vững chắc;
chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, con nuôi trong sản xuất nông nghiệp còn
chậm; một số địa phương chưa chủ động, tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới;
các định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ chậm được
thực hiện; sản xuất kinh doanh chưa ổn định; chất lượng giáo dục chưa đồng đều ở một số địa phương; công tác
đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội
và nhu cầu sản xuất; một số chỉ tiêu phát triển y tế còn thấp; lao động thiếu
việc làm, nợ đọng thuế, nợ bảo hiểm
xã hội có xu hướng tăng lên; đời sống của nhân dân còn khó khăn; tình trạng buông lỏng quản lý nhà nước
trong quản lý và sử dụng đất đai chưa được khắc phục kịp thời; công tác phòng,
chống tham nhũng chưa có sự chuyển
biến tích cực; tình hình khiếu kiện đông người, vượt cấp, tội phạm, tệ nạn xã hội,
ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng kém chất lượng còn diễn
biến phức tạp; tai nạn giao thông tuy đã giảm nhưng còn ở mức cao.
II. MỤC TIÊU VÀ
CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NĂM 2013
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình
hình thực hiện năm 2012 và đặc điểm, bối cảnh, yêu cầu nhiệm vụ của năm 2013,
HĐND tỉnh cơ bản tán thành mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát
triển kinh tế - xã hội năm 2013 do UBND tỉnh trình tại kỳ họp và nhấn mạnh một
số vấn đề sau:
1. Mục
tiêu tổng quát
Tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực phấn
đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn và bền vững hơn; tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa, tập
trung thực hiện tốt chương trình
xây dựng nông thôn mới. Thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ, kinh tế biển,
xây dựng thành phố Nam Định, chăm lo phát triển văn hóa - xã hội và đảm bảo an
sinh xã hội. Đảm bảo tăng cường, giữ vững quốc phòng - an ninh trật tự an toàn
xã hội. Cải thiện đời sống của nhân dân.
2. Các
chỉ tiêu kinh tế -
xã hội chủ yếu năm 2013
a) Các chỉ tiêu kinh tế:
1. Tổng sản
phẩm trong tỉnh (GDP - giá so sánh 1994) tăng 12%. GDP bình quân đầu người (giá
hiện hành) đạt 24 triệu đồng.
2. Cơ cấu
kinh tế (%):
- Nông, lâm,
thuỷ sản
25,2
- Công nghiệp,
xây dựng
39,8
- Dịch vụ
35,0
3. Giá trị sản xuất của ngành Nông,
lâm, thuỷ sản tăng 2,5-3%. Sản lượng lương thực 940-950 ngàn tấn. Sản lượng thịt
lợn hơi xuất chuồng 125 ngàn tấn. Giá trị sản phẩm trên một ha canh tác đạt trên 95 triệu đồng. Sản lượng thủy sản đạt 100 ngàn tấn.
4. Giá trị sản
xuất ngành công nghiệp tăng 21,5%,
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 15%.
5. Giá trị sản
xuất ngành dịch vụ tăng 11,5%.
6. Giá trị xuất
khẩu đạt 400 triệu USD.
7. Tổng vốn đầu
tư toàn xã hội tăng 15% trở lên.
8. Thu ngân
sách từ kinh tế trên địa bàn 2.170 tỷ đồng.
b) Các
chỉ tiêu xã hội:
1. Giảm tỷ suất
sinh 0,2%o.
2. Tạo việc làm cho khoảng 30,5 ngàn lượt người, tỷ lệ lao động qua đào tạo 54%.
3. Học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 từ 80% trở lên.
4. Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 5,95% theo chuẩn hiện hành.
5. Tỷ lệ dân số
tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 60%.
6. Giảm tỷ lệ
trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 14,6%.
c) Các
chỉ tiêu về môi trường:
1. Tỷ lệ dân
số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 92%
2. Tỷ lệ dân
số đô thị sử dụng nước sạch 98%
3. Tỷ lệ cơ sở
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý 70%
4. Tỷ lệ chất thải y tế nguy hại được xử lý 65%
5. Tỷ lệ chất
thải rắn đô thị được thu gom 87%
6. Tỷ lệ Khu
công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn
70%
III. CÁC GIẢI
PHÁP CHÍNH
HĐND tỉnh tán thành các giải pháp thực
hiện do UBND tỉnh đề ra và nhấn mạnh
một số giải pháp chủ yếu sau:
1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển
kinh tế bền vững và tháo gỡ kịp thời khó khăn cho sản xuất kinh doanh trên cả
các mặt: Đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính.
Tăng cường đối thoại của chính quyền đối với doanh nghiệp và người dân, tạo điều
kiện thuận lợi về đất đai, tiếp cận nguồn vốn, thủ tục hành chính, xúc tiến thị
trường cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các hộ sản xuất, kinh doanh. Vận
động nhân dân sử dụng hàng hóa sản
xuất trong nước.
2. Tập trung
chỉ đạo và nguồn lực để trong mọi điều kiện phải thực hiện tốt các chỉ tiêu xã
hội, môi trường. Nâng cao chất lượng và độ đồng đều trong giáo dục - đào tạo.
Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nhất là đào tạo nghề cho
lao động nông thôn. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, y đức trong các cơ sở
khám chữa bệnh ở các tuyến, tăng nhanh tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế.
Tiếp tục phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, báo chí, bảo đảm
hiệu quả thực chất của phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa. Thực hiện
đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội và an sinh xã hội.
3. Đổi mới sự
chỉ đạo điều hành, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo của chính quyền và người
đứng đầu các cấp theo quy hoạch, kế hoạch, bám sát và giải quyết kịp thời các
khó khăn, vướng mắc của cơ sở. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống
tham nhũng. Tăng cường sự phối hợp
chặt chẽ, hiệu quả của các ngành trong xử lý công việc. Bảo đảm kỹ luật công vụ, tăng cường phát hiện và kiên
quyết xử lý nghiêm minh cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm pháp luật, sách nhiễu, phiền hà đối với tổ chức và công dân. Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, sai phạm trong địa
phương, đơn vị phụ trách.
4. Thực hiện
tốt các kế hoạch củng cố, tăng cường
quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Chú trọng xây dựng các lực lượng
Quân đội, Công an chính quy, dân quân tự vệ, dự bị động viên và lực lượng an
ninh cơ sở. Nhân rộng các mô hình, điển hình trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
5. Đẩy mạnh
công tác phòng chống tham nhũng, khắc phục ngay một số hạn chế ở các địa
phương, đơn vị như: Chương trình hành động phòng chống tham nhũng, việc kê
khai, công khai tài sản còn hình thức; vi phạm quy định về chế độ, định mức,
tiêu chuẩn sử dụng tài sản, tài
chính; chưa thực hiện tốt việc chuyển đổi vị trí công tác của một số chức danh theo quy định của Chính phủ... Nâng
cao chất lượng hoạt động và sự phối
hợp của các cơ quan nội chính, tư pháp. Thực hiện tốt quy định tiếp công dân. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính
quyền các cấp cần chủ động xây dựng
kế hoạch giải quyết kịp thời khiếu
nại, tố cáo của công dân, nhất là các vụ việc bức xúc, đông người, kéo dài liên
quan tới đất đai, giải phóng mặt bằng cùng với việc thực hiện nghiêm túc các
quy định trong công tác giải phóng mặt bằng cần chú trọng đề xuất các giải pháp
cụ thể, thiết thực bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống, việc làm cho các
hộ dân bị thu hồi đất.
6. Thực hiện
nghiêm quy định tại Chỉ thị 1792 ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ và quyết định
số 60 ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí
và định mức phân bổ vốn đầu tư
phát triển bằng nguồn ngân sách
nhà nước giai đoạn 2011-2015, khắc phục tình trạng nợ xây dựng cơ bản. Chỉ đạo
tăng cường công tác quản lý, thực hiện tốt các quy định và pháp luật về đầu tư
- xây dựng. Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn đến 2015. Xây dựng
các cơ chế, chính sách khuyến
khích, huy động các nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát triển để bù đắp thiếu hụt
vốn do cắt giảm đầu tư công. Xúc tiến các nguồn vốn và đẩy mạnh tiến độ thi
công một số công trình quan trọng như đường Nam Định - Phủ Lý mới, Quốc lộ 38B,
cầu Thịnh Long, đường 486, công trình phục vụ Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc
vào năm 2014, xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp. Đề xuất với HĐND tỉnh phương án huy động và sử dụng các nguồn vốn hợp pháp
theo quy định để tập trung cải tạo, nâng cấp một số công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội quan trọng, cấp bách.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. UBND tỉnh
chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức
thực hiện thắng lợi Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội năm 2013.
2. Thường trực
HĐND, các Ban HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tích cực vận động các tầng
lớp nhân dân hưởng ứng và thực hiện tốt Nghị quyết.
HĐND tỉnh kêu gọi cán bộ, quân và dân
trong tỉnh đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Nam
Định khoá XVII, kỳ họp thứ năm thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Kế hoạch & Đầu tư;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- HĐND thành phố Nam Định;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Nam Định; Công báo tỉnh;
- Website tỉnh; Website Chính phủ;
- Lưu VT.
|
CHỦ TỊCH
Phạm Hồng Hà
|