Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành

Số hiệu 04-HĐTPTANDTC/NQ
Ngày ban hành 29/11/1986
Ngày có hiệu lực 14/12/1986
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Phạm Hưng
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

TÒA ÁN
NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04-HĐTPTANDTC/NQ

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 1986 

 

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG PHẦN CÁC TỘI PHẠM CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Căn cứ Điều 24 Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hội đồng thẩm pháp Tòa án nhân dân tối cao họp trong các ngày 28 và 29-11-1986 với sự tham gia của đồng chí đại diện Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và đồng chí đại diện Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Ra Nghị quyết hướng dẫn Tòa án các cấp áp dụng thống nhất một số quy định sau đây trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.

Chương 1:

CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

Các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại mục A có dấu hiệu bắt buộc chung “nhằm chống chính quyền nhân dân”, tương ứng với dấu hiệu “nhằm mục đích phản cách mạng” của các tội phản cách mạng được quy định tại các văn bản pháp luật trước đây.

Các tội khác xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại mục B không có dấu hiệu bắt buộc chung như ở mục A, nhưng cũng rất nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

1. Tội phản bội Tổ quốc (Điều 72).

Chủ thể của tội phạm này là công dân Việt Nam, tức là người có quốc tịch Việt Nam.

Hành vi “câu kết với nước ngoài” được thể hiện như: bàn bạc với người nước ngoài về mưu đồ chính trị và các mặt khác (như: kế hoạch, tổ chức, hình thức hoạt động…); nhận sự giúp đỡ của nước ngoài (như: tiền của, vũ khí hoặc mọi lợi ích vật chất khác…) hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay cho nước ngoài.

Hành vi cấu kết với nước ngoài có mục đích nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cuối cùng là nhằm thay đổi chế độ chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, lật đổ chính quyền nhân dân.

Ba dấu hiệu nói trên (công dân Việt Nam câu kết với nước ngoài và mục đích của tội phạm) gắn liền với nhau là căn cứ để phân biệt với một số tội phạm như: tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, có trường hợp còn hoạt động gián điệp hoặc trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân như:

Công dân Việt Nam câu kết với nước ngoài, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị xử lý về “tội phản bội Tổ quốc” (Điều 72). Về mặt khách quan, tội “phản bội Tổ quốc đã bao gồm hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, có trường hợp còn hoạt động gián điệp hoặc trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân. Vì vậy, người phạm tội phản bội Tổ Quốc không bị xử lý thêm về các tội đó.

Công dân Việt Nam thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, có bàn bạc với nhau, tìm cách liên hệ với nước ngoài, nhằm được nước ngoài giúp đỡ, nhưng thực tế chưaliên hệ được với nước ngoài, chưa coi là cấu kết với nước ngoài, thì bị xử lý về “tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 73).

Công dân Việt Nam được nước ngoài tổ chức, huấn luyện, gây cơ sở để hoạt động tình báo (điều tra, thu thập tin tức bí mất của Nhà nước, bí mật về quân sự v.v… cung cấp cho nước ngoài), phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài, hoặc thu thập cung cấp tin tức, tài liệu không thuộc bí mất Nhà nước để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị xử về “tội gián điệp” (Điều 74).

Công dân Việt Nam trốn đi nước ngoài với mưu đồ dựa vào nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, nhưng trên đường đi đã bị bắt (tức là chưa đến mức “câu kết với nước ngoài”), thì bị xử lý về “tội trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” (Điều 75).

2. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (Điều 79)

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là kho tàng, xí nghiệp, máy móc, thương binh, vật tư, sản phẩm, trụ sở cơ quan, hoặc các tài sản xã hội chủ nghĩa khác v.v… về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công trình văn hóa, nghệ thuật.

- Hành vi “phá hoại” thể hiện dưới nhiều hình thức như: đốt phá, gây nổ hoặc mọi thủ đoạn khác làm cho những cơ sở nói trên mất hoàn toàn hoặc mất một phần giá trị sử dụng nhằm chống chính quyền nhân dân.

- Đối tượng của tội phạm này (cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội) và đối tượng của tội phạm quy định ở Điều 94 (các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia) trong chừng mực nào đó có thể giống nhau, nên phải căn cứ vào mặt chủ quan: nếu hành vi đó nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thì thuộc về “tội quy định ở Điều 79”; nếu không có mục đích trên, thì thuộc về “tội quy định ở Điều 94”.

Ngoài ra, cần chú ý là trong trường hợp phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 73), tội gián điệp (Điều 74), tội bạo loạn (Điều 75) mà có hành vi phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thì không xử lý thêm về tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (Điều 79), mà xử lý về một trong các tội tương ứng nói trên; hành vi phá hoại được coi là một biêẻu hiện của tội phạm để xác định tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội và vận dung khung hình phạt quy định trong điều luật.

3. Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 94)

- Hành vi “phá hủy” quy định ở điều luật này có nội dung giống với hành vi “phá hoại” (ở Điều 79), nhưng khác ở chỗ tội phạm không có dấu hiệu “nhằm chống chính quyền nhân dân”, mà chỉ vụ lợi hoặc bất mãn cá nhân.

- Đối tượng của tội phạm này (cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội) va đối tượng của tội phạm quy định ở Điều 94 (các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia) trong chừng mực nào đó có thể giống nhau, nên phải căn cứ vào mặt chủ quan: nếu hành vi đó nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thì thuộc về “tội quy định ở Điều 79”; nếu không có mục đích trên, thì thuộc về “tội quy định ở Điều 94”.

Ngoài ra, cần chú ý là trong trường hợp phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 73), tội gián điệp (Điều 74), tội bạo loạn (Điều 75) mà có hành vi phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thì không xử lý thêm về tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (Điều 79), mà xử lý về một trong các tội tương ứng nói trên; hành vi phá hoại được coi là một biểu hiện của tội phạm để xác định tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội và vận dụng khung hình phạt quy định trong điều luật.

3. Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 94)

- Hành vi “phá hủy” quy định ở điều luật này có nội dung giống với hành vi “phá hoại” (ở Điều 79), nhưng khác ở chỗ tội phạm không có dấu hiệu “nhằm chống chính quyền nhân dân”, mà chỉ vụ lợi hoặc bất mãn cá nhân.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ