Nghị quyết 03/NQ-HĐND năm 2000 quy định mức huy động đóng góp tối đa của nhân dân, đối tượng miễn giảm trong việc huy động đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, thị trấn do tỉnh Hà Nam ban hành
Số hiệu | 03/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 27/01/2000 |
Ngày có hiệu lực | 27/01/2000 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Nam |
Người ký | Tăng Văn Phả |
Lĩnh vực | Đầu tư,Xây dựng - Đô thị |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/NQ-HĐND |
Phủ Lý, ngày 27 tháng 01 năm 2000 |
NGHỊ QUYẾT
V/V QUY ĐỊNH MỨC HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP TỐI ĐA CỦA NHÂN DÂN, ĐỐI TƯỢNG MIỄN GIẢM TRONG VIỆC HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN ĐỂ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC XÃ, THỊ TRẤN.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ điều 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định 24/1999/NĐ-CP, ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế tổ chức huy động, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, thị trấn.
Sau khi xem xét và thảo luận báo cáo, tờ trình số 17 ngày 14/01/2000 của UBND tỉnh và báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh;.
QUYẾT NGHỊ
1. HĐND tỉnh nhất trí với tờ trình của UBND tỉnh.
1. Mức huy động đóng góp của nhân dân xã, phường, thị trấn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh tối đa là: 50.000đ/người/năm. (với các xã, phường, thị trấn có nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần phải đầu tư tập trung, thông qua việc thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, thì có thể huy động ở mức cao hơn, nhưng cũng không vượt quá 75.000đ/người/năm).
2. Đối tượng để xét miễn, giảm:
a. Người có công với cách mạng:
Người hoạt động trước cách mạng tháng 8/1945.
Những người được hưởng chế độ trợ cấp gia đình liệt sỹ.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lao động.
Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh.
Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đầy.
b. Những người thuộc đối tượng chính sách xã hội.
- Trẻ em mồ côi: Là trẻ em dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, mất người nuôi dưỡng, không còn người thân thích nương tựa.
- Người già yếu cô đơn không nơi nương tựa: Là những người nam từ 60 tuổi, nữ từ 55 tuổi trở lên, sống độc thân hoặc còn vợ hoặc chồng nhưng không có con cháu, người thân thích trông nom, không có nguồn thu nhập nào để sinh sống.
- Người tàn tật: Là người bị khuyết tật các chức năng hoạt động, cá nhân mất khả năng lao động trên 32% (có biên bản giám định của cơ quan Y tế có thẩm quyền), không tụ lo được cuộc sống, không còn người thân thích để nương tựa.
Trường hợp còn người thân thích nhưng già yếu, gia đình nghèo không đủ khả năng kinh tế để chăm sóc.
- Người tâm thần: Là người mắc bệnh kinh mãn tính thuộc các thể loại: Tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần (đã có biên bản giám định của cơ quan y tế có thẩm quyền).
- Người lang thang xin ăn: Là người bỏ nhà cửa, quê hương ra đi, không một nơi cố định, không sống bằng sức lao động và nghề nghiệp của mình, xin ăn để sống.
- Người nghiện ma tuý đang cai nghiện tập trung tại trại.
c. Người thuộc diện hộ đói: Những người thuộc diện đói có mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình quy đổi ra gạo dưới 13kg/người/tháng (ở nông thôn và miền núi), dưới 15kg/người/tháng (thị xã).
3. Mức miễn, giảm:
Tuỳ tính chất từng công trình mà nhân dân bàn bạc và quyết định mức miễn, giảm cho các đối tượng nêu trên; đảm bảo hợp lý, dân chủ và công khai theo đúng quy chế dân chủ cơ sở.
4. Phạm vi áp dụng: