Nghi ̣quyết 276/NQ-HĐND năm 2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 do Tỉnh Vĩnh Long ban hành
Số hiệu | 276/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 11/12/2020 |
Ngày có hiệu lực | 09/12/2020 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Long |
Người ký | Bùi Văn Nghiêm |
Lĩnh vực | Đầu tư,Thương mại |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 276/NQ-HĐND |
Vĩnh Long, ngày 11 tháng 12 năm 2020 |
VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 20
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Xét Báo cáo số 341/BC-UBND ngày 25/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Tờ trình số 183/TTr-UBND ngày 25/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; báo cáo của các ngành bảo vệ pháp luật; Thông báo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long tham gia xây dựng chính quyền năm 2020; báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất với đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 với mục tiêu, chỉ tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
Quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đổi mới mô hình tăng trưởng, khôi phục, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường. Chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phát triển chính quyền điện tử. Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động liên kết vùng và hội nhập. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
STT |
Chỉ tiêu |
ĐVT |
KH 2021 |
I |
Các chỉ tiêu về kinh tế |
|
|
1 |
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng |
% |
5,5 |
2 |
Tỷ trọng kinh tế phi nông nghiệp |
% |
66 |
3 |
GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) |
Tr. đồng |
58 |
4 |
Tổng thu ngân sách trên địa bàn |
Tỷ đồng |
7.442 |
|
Trong đó: Thu nội địa |
Tỷ đồng |
5.442 |
5 |
Tổng kim ngạch xuất khẩu |
Tr. USD |
604 |
6 |
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội |
Tỷ đồng |
15.400 |
7 |
Số doanh nghiệp đang hoạt động và kê khai thuế |
Doanh nghiệp |
3.050 |
II |
Các chỉ tiêu phát triển xã hội |
|
|
8 |
Chuyển dịch cơ cấu lao động |
|
|
+ Lao động khu vực nông nghiệp NLTS |
% |
43 |
|
+ Lao động phi nông nghiệp |
% |
57 |
|
9 |
Số bác sĩ trên vạn dân |
Bác sĩ |
10 |
Số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính TYT) |
Giường |
29,5 |
|
10 |
Tổng tỷ suất sinh |
Con/PN |
1,82 |
11 |
Tỷ lệ hộ nghèo giảm |
% |
1 |
12 |
Tỷ lệ lao động qua đào tạo |
% |
57 |
Trong đó: tỷ lệ lao động qua đào tạo có cấp bằng, chứng chỉ |
% |
20 |
|
13 |
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị |
% |
3,65 |
14 |
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội |
% |
25 |
15 |
Tỷ lệ xã, phường có Trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã, có tổ chức hoạt động văn hóa cộng đồng |
% |
63 |
16 |
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế |
% |
91 |
17 |
Số xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng thêm |
xã |
6 |
Số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tăng thêm |
xã |
7 |
|
III |
Các chỉ tiêu về môi trường |
|
|
18 |
Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung: |
|
|
+ Khu vực đô thị |
% |
98,9 |
|
+ Khu vực nông thôn |
% |
92 |
|
19 |
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn |
|
|
Khu vực đô thị |
% |
93 |
|
Khu vực nông thôn |
% |
77 |
|
20 |
Tỷ lệ chất thải, nước thải y tế được thu gom xử lý |
% |
100 |
21 |
Tỷ lệ các khu, cụm CN có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn |
% |
100 |
3. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
a) Tiếp tục hoàn thiện, thực thi đầy đủ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định xã hội, bảo vệ môi trường. Tập trung lập Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long và xây dựng Chương trình, Kế hoạch, Đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025.
b) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế.
Cơ cấu lại nông nghiệp: Tiếp tục thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ, phát triển các sản phẩm chủ lực, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xây dựng các vùng sản xuất, vùng nguyên liệu quy mô lớn. Theo dõi sát tình hình hạn hán, xâm nhập mặn để kịp thời hướng dẫn người dân thay đổi lịch mùa vụ, chủ động tưới tiêu. Tập trung kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, đặc biệt là ở các vùng có nhiều trang trại, tổng đàn lớn, đảm bảo con giống để tái đàn sau khi hết dịch. Hỗ trợ chuyển dịch thị trường tiêu thụ, tháo gỡ khó khăn cho các loại nông, thủy sản xuất khẩu. Phấn đấu giá trị sản xuất khu vực nông - lâm - thủy sản năm 2021 tăng 2,0%.
Cơ cấu lại công nghiệp: Triển khai Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp theo phân kỳ, phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp cuối năm 2021 đạt 11,77%. Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Ưu tiên dự án thâm dụng vốn và phát triển công nghiệp hỗ trợ để tạo nền tảng, tăng cơ hội tham gia chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, tạo năng lực sản xuất mới. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa cải tiến công nghệ, phát triển nhân sự để khai thác tiến bộ công nghệ, nâng cao năng lực quản trị theo chuẩn mực quốc tế.
Cơ cấu lại thương mại, dịch vụ, du lịch: thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ, phấn đấu giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ cả năm đạt 5,8%. Ưu tiên thu hút, phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế như: logistics, đào tạo nguồn nhân lực, thông tin truyền thông, chăm sóc sức khỏe. Đổi mới công tác xúc tiến thương mại, chú trọng vào thị trường trong nước và khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án, dự án hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng năm 2021 đạt 58.000 tỷ đồng và thu hút 800.000 lượt khách du lịch.
Cơ cấu lại tài chính công, huy động kịp thời vốn tín dụng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Thực hiện hiệu quả các chính sách tiền tệ của Trung ương, phấn đấu tăng trưởng dư nợ tín dụng cả năm khoảng 14% và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2% trên tổng dư nợ. Điều hành hiệu quả công tác thu - chi ngân sách năm 2021 theo hướng bền vững, tăng tỷ trọng thu nội địa. Kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc tính thuế, chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá. Chủ động sắp xếp các nhiệm vụ chi đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.
c) Phát triển kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để đón đầu khuynh hướng dịch chuyển đầu tư của doanh nghiệp FDI. Trong đó, hoàn thiện thủ tục để mời gọi đầu tư hạ tầng KCN Đông Bình, KCN Bình Tân, Cụm công nghiệp Tân Quới, Cụm công nghiệp Trung Nghĩa và Cụm Công nghiệp của Thành phố Vĩnh Long.
d) Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Phát triển hạ tầng đô thị gắn với nâng cấp hiện đại hóa hạ tầng thông tin truyền thông, trong đó chú trọng triển khai hiệu quả các dự án ODA về nâng cấp đô thị; đầu tư trang thiết bị y tế; thu gom, xử lý nước thải, chất thải. Rà soát, triển khai các thủ tục, dự án đảm bảo phát triển các đô thị đến 2025. Triển khai tốt chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Long. Phấn đấu năm 2021 có 14/20 phường, thị trấn đạt đô thị văn minh. Tiếp tục tuyên truyền về tiêu chí, yêu cầu và nội dung xây dựng nông thôn mới, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, ấp - khu dân cư mới kiểu mẫu. Rà soát, chỉ đạo triển khai thực hiện các tiêu chí đạt huyện nông thôn mới cho giai đoạn tới. Củng cố, duy trì, giữ vững các chỉ tiêu, tiêu chí xã đã đạt được, đặc biệt là các tiêu chí động.
đ) Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; củng cố kinh tế tập thể, phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế
Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị nhằm phát huy nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của tỉnh Vĩnh Long. Đổi mới, chủ động, nâng tầm công tác xúc tiến đầu tư phù hợp với diễn biến của dịch Covid-19. Tích cực mời gọi, hỗ trợ các dự án có tác động đột phá, lan tỏa, phát triển trên nền tảng nông nghiệp và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Quyết liệt trong công tác thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp phục hồi sau tác động của dịch Covid-19. Triển khai Đề án hỗ trợ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế tư nhân; Bộ Chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh (DDCI). Tiếp tục hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và duy trì các hoạt động đối thoại, giải quyết khó khăn, vướng mắc định kỳ với doanh nghiệp, HTX.
e) Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ. Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực để thực hiện tốt Chương trình giáo dục mới đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 6 vào năm học 2021-2022. Nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Rà soát, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến cuối năm 2021 đạt 59,7%.
g) Phát triển văn hóa, chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống của người dân
Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2021. Nghiên cứu, đổi mới phương thức, hình thức biểu đạt làm phong phú các sản phẩm văn hóa và nghệ thuật. Đầu tư, cải tạo các thiết chế văn hóa trên địa bàn, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân thực hiện các nội dung xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, xây dựng khu dân cư, gia đình văn hóa. Khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình thể dục thể thao. Tiếp tục phát triển hệ thống đào tạo tuyến vận động viên năng khiếu, môn thể thao thế mạnh.
Nâng cao chất lượng phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện nghiêm, đầy đủ các nguyên tắc phòng, chống dịch Covid-19. Rà soát, dự phòng đầy đủ nguồn lực, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch; đảm bảo nguồn cung, ổn định giá cả các mặt hàng y tế. Tiếp tục phát triển kỹ thuật y tế chuyên sâu, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, hiện đại. Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu y tế - dân số, kiểm soát cân bằng giới tính. Đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của người lao động và nhân dân khi tham gia bao phủ bảo hiểm y tế.