Nghị định 79-CP năm 1993 Hướng dẫn Luật Xuất bản
Số hiệu | 79-CP |
Ngày ban hành | 06/11/1993 |
Ngày có hiệu lực | 21/11/1993 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Võ Văn Kiệt |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79-CP |
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 1993 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 79-CP NGÀY 6-11-1993 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT XUẤT BẢN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 7 tháng 7 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Hoạt động xuất bản quy định tại Luật Xuất bản gồm các lĩnh vực sản xuất, in, phát hành.
Xuất bản phẩm gồm các loại hình: sách, tài liệu, tranh ảnh, áp phích, catalô, tờ rời, tờ gấp, lịch, bản đồ, át lát, bản nhạc, cờ, truyền đơn, khẩu hiệu, câu đối, cuốn thư, băng âm thành, đĩa âm thành, băng hình, đĩa hình thay sách hoặc kèm theo sách.
Tác giả có quyền phổ biến tác phẩm thông qua nhà xuất bản, đứng tên xuất bản phẩm; hưởng nhuận bút theo hợp đồng với nhà xuất bản; cho người khác sử dụng, sửa chữa, chú thích, dịch, chuyển thể, để thừa kế tác phẩm của mình và hưởng các quyền khác theo quy định về quyền tác giả.
Nhà nước bảo hộ quyền tác giả.
Tác giả có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, khởi kiện trước Toà án khi quyền tác giả bị vi phạm.
Tác giả chịu trách nhiệm về nội dung tác phẩm của mình trước pháp luật.
1. Cấp ngân sách để trợ giá, đặt hàng đối với các tác phẩm có giá trị về lý luận chính trị, văn học - nghệ thuật, khoa học công nghệ, nghiên cứu khoa học; truyền thống cách mạng; đối với xuất bản phẩm phục vụ các dân tộc thiểu số, thiếu nhi, lực lượng vũ trang, vùng núi, hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh và những xuất bản phẩm quan trọng phục vụ nhiệm vụ đối ngoại.
2. Cấp một phần vốn lưu động theo chế độ quy định phù hợp với đặc điểm hoạt động của các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành.
3. Áp dụng cước phí ưu đãi đối với vận chuyển xuất bản phẩm đến miền núi, hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh và phục vụ nhiệm vụ đối ngoại.
4. Đầu tư theo quy hoạch để tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại đối với các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành.
5. Đầu tư ngân sách để khôi phục và nâng cấp hệ thống thư viện Nhà nước, bổ sung vốn sách cho thư viện.
6. Cấp ngân sách để mua bản thảo các tác phẩm có giá trị nhưng chưa được phổ biến.
7. Khen thưởng tinh thần và vật chất đối với các tác giả của xuất bản phảm có giá trị cao.
Bộ Văn hoá - Thông tin cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Bưu điện, Ban Vật giá Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan có trách nhiệm cụ thể hoá việc thực hiện các chính sách ghi tại Điều này và đưa vào kế hoạch ngân sách hàng năm.
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79-CP |
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 1993 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 79-CP NGÀY 6-11-1993 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT XUẤT BẢN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 7 tháng 7 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Hoạt động xuất bản quy định tại Luật Xuất bản gồm các lĩnh vực sản xuất, in, phát hành.
Xuất bản phẩm gồm các loại hình: sách, tài liệu, tranh ảnh, áp phích, catalô, tờ rời, tờ gấp, lịch, bản đồ, át lát, bản nhạc, cờ, truyền đơn, khẩu hiệu, câu đối, cuốn thư, băng âm thành, đĩa âm thành, băng hình, đĩa hình thay sách hoặc kèm theo sách.
Tác giả có quyền phổ biến tác phẩm thông qua nhà xuất bản, đứng tên xuất bản phẩm; hưởng nhuận bút theo hợp đồng với nhà xuất bản; cho người khác sử dụng, sửa chữa, chú thích, dịch, chuyển thể, để thừa kế tác phẩm của mình và hưởng các quyền khác theo quy định về quyền tác giả.
Nhà nước bảo hộ quyền tác giả.
Tác giả có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, khởi kiện trước Toà án khi quyền tác giả bị vi phạm.
Tác giả chịu trách nhiệm về nội dung tác phẩm của mình trước pháp luật.
1. Cấp ngân sách để trợ giá, đặt hàng đối với các tác phẩm có giá trị về lý luận chính trị, văn học - nghệ thuật, khoa học công nghệ, nghiên cứu khoa học; truyền thống cách mạng; đối với xuất bản phẩm phục vụ các dân tộc thiểu số, thiếu nhi, lực lượng vũ trang, vùng núi, hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh và những xuất bản phẩm quan trọng phục vụ nhiệm vụ đối ngoại.
2. Cấp một phần vốn lưu động theo chế độ quy định phù hợp với đặc điểm hoạt động của các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành.
3. Áp dụng cước phí ưu đãi đối với vận chuyển xuất bản phẩm đến miền núi, hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh và phục vụ nhiệm vụ đối ngoại.
4. Đầu tư theo quy hoạch để tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại đối với các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành.
5. Đầu tư ngân sách để khôi phục và nâng cấp hệ thống thư viện Nhà nước, bổ sung vốn sách cho thư viện.
6. Cấp ngân sách để mua bản thảo các tác phẩm có giá trị nhưng chưa được phổ biến.
7. Khen thưởng tinh thần và vật chất đối với các tác giả của xuất bản phảm có giá trị cao.
Bộ Văn hoá - Thông tin cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Bưu điện, Ban Vật giá Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan có trách nhiệm cụ thể hoá việc thực hiện các chính sách ghi tại Điều này và đưa vào kế hoạch ngân sách hàng năm.
Muốn thành lập nhà xuất bản, người đứng đầu cơ quan chủ quản phải có hồ sơ gửi Bộ Văn hoá - Thông tin. Hồ sơ gồm có:
1. Đơn xin thành lập nhà xuất bản, cần ghi rõ:
- Tên cơ quan chủ quản;
- Tên người đứng đầu cơ quan chủ quản hoặc người được uỷ quyền thay mặt cơ quan chủ quản chỉ đạo và quản lý trực tiếp nhà xuất bản;
- Tên nhà xuất bản;
- Tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
- Trụ sở của nhà xuất bản;
- Vốn và nguồn vốn của nhà xuất bản được cơ quan tài chính xác nhận.
2. Danh sách Giám đốc, Tổng biên tập kèm theo lý lịch và ảnh, số lượng biên tập viên.
Đối với các tổ chức, cơ quan Nhà nước thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xin thành lập nhà xuất bản, phải có thêm ý kiến đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Việc xuất bản tác phẩm của các tổ chức thuộc trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có nhà xuất bản do nhà xuất bản Trung ương hoặc địa phương có tôn chỉ mục đích tương ứng đảm nhiệm.
3. Việc xuất bản tài liệu, công trình nghiên cứu, giáo trình lưu hành nội bộ của các tổ chức, cơ quan Nhà nước, trường đại học, trung học và dạy nghề do các nhà Xuất bản Trung ương và địa phương có tôn chỉ mục đích tương ứng đảm nhiệm.
Trường hợp nhà xuất bản không đảm nhiệm được, mà các tài liệu đó không nhằm mục đích kinh doanh, Bộ Văn hoá - Thông tin xem xét và các giấy phép xuất bản hoặc Sở Văn hoá - Thông tin xem xét, cấp giấy phép xuất bản (nếu là tài liệu của địa phương).
4. Sở Văn hoá - Thông tin được cấp giấy phép xuất bản các tài liệu không nhằm mục đích kinh doanh thuộc địa phương bao gồm tài liệu tuyên truyền cổ động, hướng dẫn thi hành các Chỉ thị, Nghị quyết, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, phòng chống thiên tai, dịch bệnh; giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn sử dụng hàng hoá; kỷ yếu hội nghị, hội thảo.
5. Việc in, nhân bản các đề cương báo cáo, dự thảo báo cáo; tài liệu hướng dẫn dùng cho các cuộc hội thảo, hội nghị; thông báo khoa học, tóm tắt luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ để bảo vệ không phải xin phép, khi đưa in phải có đủ các thủ tục quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
Người đứng đầu cơ quan chủ trì hội nghị, hội thảo, người đứng đầu tổ chức bảo vệ luận án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, phạm vi lưu hành, đối tượng sử dụng.
Nghiêm cấm việc chuyển nhượng giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản hoặc giấy phép xuất bản dưới bất kỳ hình thức nào.
Hình thức hợp tác xuất bản, in, phát hành bao gồm:
- Hợp tác giữa nhà xuất bản trong nước với nhà xuất bản nước ngoài để xuất bản, in tác phẩm của mỗi bên;
- Hợp tác về in gia công cho nước ngoài;
- Tổ chức triển lãm xuất bản phẩm Việt Nam ở nước ngoài và xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam.
Kế hoạch hợp tác với nước ngoài về xuất bản, in, phát hành phải được Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép.
Điều 12. Xuất bản phẩm trên giấy phải ghi:
1. Đối với sách phải ghi:
Bìa 1: Tác giả, tên sách, nhà xuất bản.
Trang 1: Tên tác giả, tên sách; tên người dịch, người hiệu đính (nếu là sách dịch); số thứ tự của lần tái bản, nhà xuất bản, năm xuất bản.
Đối với xuất bản phẩm lưu hành nội bộ phải ghi rõ "lưu hành nội bộ".
Đối với sách dịch trang 2 phải ghi: Tên nguyên bản, tác giả, nhà xuất bản nước ngoài, năm xuất bản;
Nếu dịch từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản phải ghi rõ tên ngôn ngữ đó, nhà xuất bản, năm xuất bản.
Trang cuối sách: Tên người chịu trách nhiệm xuất bản, người biên tập nội dung, người biên tập kỹ thuật, người biên tập mỹ thuật, người trình bày bìa, người minh hoạ, người sửa chữa bản in, số lượng in, số giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản; cơ sở in, chế bản, ngày in xong, ngày nộp lưu chiểu.
Bìa 4: Giá bán lẻ; mã số phân loại; có thể giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản.
Việc trình bày bìa và minh hoạ phải phù hợp với nội dung tác phẩm.
2. Đối với các xuất bản phẩm tờ rời phải ghi: tên tác giả, tên xuất bản phẩm, nhà xuất bản hoặc tổ chức được phép xuất bản, số bản in, nơi in, số giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản, giá bán lẻ.
3. Đối với xuất bản phẩm là băng âm thành, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình phải ghi trên nhãn băng, đĩa: tên xuất bản phẩm, nhà xuất bản, tên chương trình gốc; tên người chịu trách nhiệm xuất bản, người biên tập chương trình, số giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản, số bản in, ngày in xong, ngày nộp lưu chiểu, giá bán lẻ, mã số phân loại.
Điều 13. Lưu chiểu xuất bản phẩm:
1. Đơn xin thành lập trong đó ghi rõ:
- Tên cơ quan đề nghị thành lập;
- Tên gọi, trụ sở của doanh nghiệp in;
- Vốn và nguồn vốn, có chứng nhận của cơ quan tài chính;
- Mục đích, ngành nghề kinh doanh.
2. Luận chứng kinh tế - kỹ thuật về thành lập doanh nghiệp in, kèm theo văn bản phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
3. Đề án kinh doanh và dự thảo Điều lệ tổ chức của doanh nghiệp in;
4. Danh sách Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng kèm theo lý lịch và ảnh.
Cơ sở in, nhân bản của cá nhân, tập thể kinh doanh các nghề nói trên không được in, nhân bản tem, nhãn sản phẩm, các giấy tờ có giá trị như tiền, thu tiền, thanh toán tiền (séc, tín phiếu, vé cước, hoá đơn, biên lai thu chi...), các loại giấy tờ quản lý chuyên ngành của tổ chức, cơ quan Nhà nước, các xuất bản phẩm ghi tại Điều 1 Nghị định này.
Điều 19. Cơ sở in, nhân bản chỉ được in, nhân bản xuất bản phẩm theo quy định sau đây:
1. Đối với xuất bản phẩm, nhãn băng âm thanh, băng hình, đĩa âm thanh, đĩa hình của các nhà xuất bản phải có giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản của Bộ Văn hoá - Thông tin.
2. Đối với tài liệu xuất bản không nhằm mục đích kinh doanh; tài liệu, công trình nghiên cứu, giáo trình lưu hành nội bộ của các tổ chức, cơ quan Nhà nước thuộc Trung ương phải có giấy phép xuất bản do Bộ Văn hoá - Thông tin cấp.
3. Đối với tài liệu xuất bản không nhằm mục đích kinh doanh, tài liệu, công trình nghiên cứu, giáo trình lưu hành nội bộ của các tổ chức, cơ quan Nhà nước ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có giấy phép xuất bản do Sở Văn hoá - Thông tin cấp.
Điều 20. Việc in, nhân bản các sản phẩm khác được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Đối với báo, tạp chí, tập san định kỳ phải có giấy phép của Bộ Văn hoá - Thông tin (xuất trình một lần bản gốc và lưu bản sao tại nhà in).
2. Đối với nhãn sản phẩm và bao bì phải có giấy đăng ký kinh doanh theo ngành hàng, giấy giới thiệu của cơ sở sản xuất đứng tên trên nhãn sản phẩm hoặc bao bì. Bản mẫu đưa in phải có dấu và chữ ký của người có tư cách pháp nhân đứng tên xin in.
Ngoài ra, những ấn phẩm dưới đây còn phải tuân theo các quy định:
- Đối với nhãn sản phẩm, hàng hoá thuộc danh mục bắt buộc đăng ký chất lượng theo quy định của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phải có số đăng ký chất lượng do cơ quan Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng có thẩm quyền cấp; số đăng ký này phải được in trên nhãn sản phẩm.
- Đối với nhãn sản phẩm, hàng hoá thuộc danh mục bắt buộc có chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) phải được Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam.
- Đối với nhãn sản phẩm là hoá dược hay thuốc chữa bệnh còn phải có giấy cho phép sản xuất do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo thẩm quyền được Bộ Y tế phân cấp.
- Đối với các tài liệu ghi tại điểm 3, Điều 7 Nghị định này, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, có giá trị thu tiền, thanh toán và các loại giấy tờ quản lý chuyên ngành của tổ chức, cơ quan Nhà nước, phải có giấy đặt in của tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Bản mẫu đưa in phải có dấu và chữ ký của người đứng đầu cơ quan. Phải có hợp đồng giữa cơ sở in với người được uỷ quyền ký hợp đồng đặt in. Chỉ những doanh nghiệp in Nhà nước được Bộ Văn hoá - Thông tin hoặc Sở Văn hoá - Thông tin chỉ định mới được in những loại giấy tờ nói trên.
Điều 21. Việc xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị ngành in phải được Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép.
Mục 3. PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM
1. Đơn xin thành lập phải ghi rõ:
- Tên cơ quan chủ quản;
- Tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của tổ chức phát hành;
- Trụ sở;
- Vốn và nguồn vốn, có chứng nhận của cơ quan tài chính.
2. Luận chứng kinh tế - kỹ thuật về thành lập tổ chức phát hành; kèm theo văn bản phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Đề án kinh doanh và dự thảo Điều lệ của tổ chức phát hành;
4. Danh sách Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng, kèm theo lý lịch và ảnh.
Nghiêm cấm đại lý, cửa hàng phát hành và cho thuê những xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Điều 20 và Điều 22 Luật Xuất bản; những xuất bản phẩm đã có lệnh thu hồi, cấm lưu hành, tiêu huỷ.
Điều 25. Việc xuất khẩu, nhập khẩu xuất bản phẩm phải được Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép.
Việc xuất khẩu, nhập khẩu các xuất bản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh do Bộ Văn hoá - Thông tin quy định.
Nghiêm cấm việc xuất khẩu, nhập khẩu xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Điều 22 Luật Xuất bản.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Xuất bản do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quy định.
Tại một số địa bàn quan trọng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - thông tin có thể giao thêm cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Văn hoá - Thông tin nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về xuất bản trên địa bàn, lãnh thổ.
Chính phủ tặng giải thưởng cho xuất bản phẩm có giá trị cao qua việc xét chọn trong từng thời gian nhất định.
Điều 29. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật Xuất bản bị xử phạt hành chính như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 (năm trăm ngàn) đồng đến 2. 000. 000 (hai triệu) đồng; nếu có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt đến 10. 000. 000 (mười triệu) đồng đối với hành vi xuất bản, in, nhân bản, phát hành xuất bản phẩm đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành hoặc phải tiêu huỷ; xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Điều 22 Luật Xuất bản.
3. Phạt từ 50.000 (năm mươi ngàn) đồng đến 200.000 (hai trăm ngàn) đồng; nếu có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt đến 1.000.000 (một triệu) đồng đối với các hành vi vi phạm quy định về nộp lưu chiểu xuất bản phẩm; cản trở việc xuất bản, in, nhân bản, phát hành xuất bản phẩm hợp pháp; không tuân thủ các quy định ghi trên xuất bản phẩm quy định tại Điều 20 Luật Xuất bản và Điều 12 của Nghị định này.
4. Đối với các hành vi ghi tại khoản 1, 2, 3 của Điều này nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm có thể bị phạt từ 1 đến 3 lần số lợi thu bất chính.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch lại hệ thống tổ chức xuất bản, in, phát hành tại địa phương theo quy hoạch chung của Trung ương; tăng cường tổ chức và biện pháp quản lý Nhà nước trên địa bàn, lãnh thổ.
Điều 35. Những quy định của Chính phủ trước đây trái với Luật Xuất bản và Nghị định này đều bãi bỏ.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |