Nghị định thư sửa đổi Công ước để thống nhất một số quy tắc liên quan đến chuyên chở quốc tế bằng đường hàng không năm 1955

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 28/09/1955
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

NGHỊ ĐỊNH THƯ

SỬA ĐỔI CÔNG ƯỚC ĐỂ THỐNG NHẤT MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN ĐẾN CHUYÊN CHỞ QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG – VÁCXAVA NGÀY 12-9-1929,

Ký tại Hague ngày 28-9-1955 (Nghị định thư Hague 1955)

 

Chương 1.

Điều 1. Điều 1 của Công ước

a) Đoạn 2 bỏ và thay thế bằng:

“2. Theo Công ước này, vận chuyển quốc tế nghĩa là bất kỳ sự vận chuyển nào mà, theo sự thỏa thuận giữa các bên, nơi đi và nơi đến, dù có hay không có sự gián đoạn vận chuyển hay chuyển tải nằm trong lãnh thổ của hai bên hoặc lãnh thổ của một bên ký hợp đồng nếu có một nơi dừng thỏa thuận thuộc lãnh thổ của một nước khác kể cả quốc gia đó không phải là một bên ký hợp đồng. Vận chuyển giữa hai điểm của một bên ký hợp đồng mà không có một nơi dừng thỏa thuận trong lãnh thổ của một nước khác thì không phải là vận chuyển quốc tế theo Công ước này.

b) Đoạn 3 bỏ và thay thế bằng:

“3. Theo Công ước này, việc vận chuyển được thực hiện bởi nhiều người liên tiếp được coi là một vận chuyển liên tục nếu nó được các bên ký kết coi là một hoạt động đơn nhất, dù nó đã được thỏa thuận dưới hình thức một hợp đồng duy nhất hay một loạt hợp đồng, và nó không làm mất tính quốc tế chỉ vì một hợp đồng hay một loạt các hợp đồng được thực hiện hoàn toàn trong lãnh thổ của cùng một quốc gia.

Điều 2.

Điều 2 của Công ước bỏ và được thay thế bằng:

“2. Công ước này không áp dụng đối với việc vận chuyển thư và vận chuyển bưu kiện.

Chương 2.

a) Điều 3 của Công ước, đoạn 1 bỏ và thay thế bằng:

“1. Đối với vận chuyển hành khách, vé bao gồm:

● Chỉ rõ nhưng nơi đi và nơi đến.

● Nếu những nơi đi và nơi đến ở trong lãnh thổ của một bên ký kết hợp đồng, một hoặc hơn một nơi dừng thỏa thuận ở trong lãnh thổ của một nước khác, thì ít nhất cũng chỉ rõ một nơi dừng đã thỏa thuận như vậy.

● Thông báo rõ là, nếu hành trình của hành khách có liên quan tới một nơi đến hoặc dừng cuối cùng ở một nước khác, không phải nước đi thì áp dụng Công ước Vácxava để điều chỉnh và trong mọi trường hợp giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở đối với chết chóc, thương tật cá nhân, về mất mát và hư hại hành lý.

b) Đoạn 2 bỏ và thay thế bằng:

“2. Vé hành khách là bằng chứng đầu tiên của sự ký kết và điều kiện của hợp đồng vận chuyển. Sự thiếu, không hợp lệ hoặc mất vé hành khách không ảnh hưởng tới sự tồn tại hoặc hiệu lực của hợp đồng vận chuyển, song nó còn tùy thuộc vào những quy tắc của Công ước này. Tuy nhiên nếu người chuyên chở đồng ý, hành khách có thể lên máy bay không cần vé đã được giao, hoặc nếu vé không bao gồm thông báo được yêu cầu bởi đoạn 1c của điều này, người chuyên chở không có quyền lợi dụng những điều khoản của mục 22.

Điều 5. Điều 6 của Công ước, đoạn 3 bỏ và thay thế bằng: Người chuyên chở sẽ ký trước khi xếp hàng lên boong máy bay.

Điều 6. Điều 8 của Công ước bỏ và thay thế bằng:

a) Vận đơn hàng không gồm:

b) Chỉ rõ những nơi đi và đến;

c) Nếu những nơi đi và đến ở trong lãnh thổ của bên ký hợp đồng, chỉ rõ ít nhất một nơi dừng như vậy;

Thông báo rõ cho người gửi hàng là, nếu việc vận chuyển có liên quan tới một nơi đến, nơi dừng cuối cùng ở một nước khác không phải là nước đi, thì áp dụng Công ước Vácxava để điều chỉnh và trong mọi trường hợp, giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở đối với mất mát hoặc hư hại hàng hóa.

Điều 7.

Điều 9 của Công ước bỏ và thay thế bằng:

Nếu hàng hóa xếp lên tầu mà không lập vận đơn hàng không với sự đồng ý của người chuyên chở, hoặc nếu vận đơn hàng không bao gồm thông báo được yêu cầu bởi Điều 8, đoạn c, thì người người chuyên chở không có quyền vận dụng những điều khoản của Điều 22 đoạn 2.

[...]