Dự thảo Nghị định quy định về cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; niên hạn sử dụng của xe cơ giới
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 04/09/2024 |
Ngày có hiệu lực | |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Phạm Minh Chính |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/…./NĐ-CP |
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2024 |
DỰ THẢO 1 |
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; niên hạn sử dụng của xe cơ giới.
1. Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ (sau đây gọi chung là xe cơ giới), kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
2. Nghị định này quy định về niên hạn sử dụng đối với các loại xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người tham gia giao thông trên hệ thống đường bộ.
1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ, trừ:
a) Xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô chở người có số người cho phép chở đến 08 người (không kể người lái xe), xe ô tô chuyên dùng, rơ moóc, sơ mi rơ moóc;
b) Xe cơ giới của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
1. Kiểm định xe cơ giới (gọi tắt là kiểm định) là việc kiểm tra lần đầu và định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
2. Giấy Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận kiểm định) là chứng chỉ xác nhận xe cơ giới đã được kiểm định và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
3. Cơ sở đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi tắt là cơ sở đăng kiểm) là tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, cung cấp dịch vụ công thực hiện công tác kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
4. Cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy (sau đây gọi tắt là cơ sở kiểm định khí thải) là tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy, cung cấp dịch vụ công thực hiện công tác kiểm định khí thải và cấp tem kiểm định khí thải cho xe mô tô, xe gắn máy.
5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới là chứng chỉ xác nhận cơ sở đăng kiểm đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy là chứng chỉ xác nhận cơ sở kiểm định khí thải đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
7. Đăng kiểm viên kiểm định là người được tập huấn, cấp chứng chỉ đăng kiểm viên theo quy định và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra do mình thực hiện. Đăng kiểm viên kiểm định gồm hai hạng: đăng kiểm viên kiểm định và đăng kiểm viên kiểm định bậc cao.
8. Phụ trách bộ phận kiểm định là đăng kiểm viên kiểm định bậc cao, chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định tại dây chuyền được giao phụ trách.
9. Nhân viên nghiệp vụ là người thực hiện công việc nhận, trả, lưu trữ hồ sơ, nhập dữ liệu, tra cứu, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ xe cơ giới vào kiểm định, in kết quả kiểm định và thực hiện các nghiệp vụ văn phòng khác theo sự phân công của cơ sở đăng kiểm.
10. Xưởng kiểm định là khu vực bố trí các vị trí thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ, dụng cụ kiểm tra.
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/…./NĐ-CP |
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2024 |
DỰ THẢO 1 |
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; niên hạn sử dụng của xe cơ giới.
1. Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ (sau đây gọi chung là xe cơ giới), kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
2. Nghị định này quy định về niên hạn sử dụng đối với các loại xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người tham gia giao thông trên hệ thống đường bộ.
1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ, trừ:
a) Xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô chở người có số người cho phép chở đến 08 người (không kể người lái xe), xe ô tô chuyên dùng, rơ moóc, sơ mi rơ moóc;
b) Xe cơ giới của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
1. Kiểm định xe cơ giới (gọi tắt là kiểm định) là việc kiểm tra lần đầu và định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
2. Giấy Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận kiểm định) là chứng chỉ xác nhận xe cơ giới đã được kiểm định và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
3. Cơ sở đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi tắt là cơ sở đăng kiểm) là tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, cung cấp dịch vụ công thực hiện công tác kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
4. Cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy (sau đây gọi tắt là cơ sở kiểm định khí thải) là tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy, cung cấp dịch vụ công thực hiện công tác kiểm định khí thải và cấp tem kiểm định khí thải cho xe mô tô, xe gắn máy.
5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới là chứng chỉ xác nhận cơ sở đăng kiểm đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy là chứng chỉ xác nhận cơ sở kiểm định khí thải đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
7. Đăng kiểm viên kiểm định là người được tập huấn, cấp chứng chỉ đăng kiểm viên theo quy định và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra do mình thực hiện. Đăng kiểm viên kiểm định gồm hai hạng: đăng kiểm viên kiểm định và đăng kiểm viên kiểm định bậc cao.
8. Phụ trách bộ phận kiểm định là đăng kiểm viên kiểm định bậc cao, chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định tại dây chuyền được giao phụ trách.
9. Nhân viên nghiệp vụ là người thực hiện công việc nhận, trả, lưu trữ hồ sơ, nhập dữ liệu, tra cứu, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ xe cơ giới vào kiểm định, in kết quả kiểm định và thực hiện các nghiệp vụ văn phòng khác theo sự phân công của cơ sở đăng kiểm.
10. Xưởng kiểm định là khu vực bố trí các vị trí thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ, dụng cụ kiểm tra.
11. Dây chuyền kiểm định là nơi bố trí vị trí kiểm định, lắp đặt các thiết bị kiểm tra. Dây chuyền kiểm định gồm có hai loại:
a) Dây chuyền kiểm định loại I là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg.
b) Dây chuyền kiểm định loại II là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 13.000 kg.
12. Niên hạn sử dụng của xe ô tô là thời gian cho phép sử dụng của xe ô tô.
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI CỦA CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM
1. Chỉ tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới mới được phép hoạt động kiểm định xe cơ giới.
2. Hoạt động kiểm định phải bảo đảm tính độc lập, khách quan, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp hệ thống các cơ sở đăng kiểm không đáp ứng được nhu cầu kiểm định của tổ chức và cá nhân thì cho phép huy động cơ sở đăng kiểm và nhân lực của lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân tham gia hỗ trợ kiểm định xe cơ giới thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
4. Việc xây dựng, thành lập đơn vị đăng kiểm phải phù hợp các quy hoạch có liên quan, trong đó có xét đến các yếu tố đặc thù của các địa phương vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; khuyến khích ứng dụng công nghệ, thiết bị kiểm định hiện đại.
5. Vị trí xây dựng cơ sở đăng kiểm phải tuân thủ quy định về đấu nối, kết nối hệ thống giao thông; thuận tiện cho xe cơ giới ra vào kiểm định; bảo đảm an toàn, thuận lợi trong quá trình hoạt động, không gây cản trở và ùn tắc giao thông, đặc biệt là tại các đô thị lớn.
Cơ sở đăng kiểm phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, nhân lực theo quy định tại Nghị định này và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Điều 6. Điều kiện về cơ sở vật chất
1. Mặt bằng cơ sở đăng kiểm là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng một khu đất, có diện tích được quy định như sau:
a) Đối với cơ sở đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2;
b) Đối với cơ sở đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2;
c) Đối với cơ sở đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2;
d) Đối với cơ sở đăng kiểm có từ 03 (ba) dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.
2. Xưởng kiểm định
a) Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 30 x 4 x 3,5 (m);
b) Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 36 x 5 x 4,5 (m);
c) Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m;
d) Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
3. Dây chuyền kiểm định phải được bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành, đảm bảo kiểm tra được đầy đủ các hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Điều 7. Điều kiện về cơ cấu tổ chức, nhân lực
1. Cơ cấu tổ chức của cơ sở đăng kiểm phải có tối thiểu các bộ phận sau:
a) Bộ phận lãnh đạo: Gồm Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc phụ trách cơ sở đăng kiểm để tổ chức quản lý, điều hành cơ sở đăng kiểm; trong đó có tối thiểu 01 lãnh đạo đơn vị đủ điều kiện ký giấy chứng nhận kiểm định được quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Bộ phận kiểm định: Gồm phụ trách bộ phận kiểm định, đăng kiểm viên kiểm định để thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của phương tiện;
c) Bộ phận văn phòng: Gồm nhân viên nghiệp vụ và các nhân viên khác để thực hiện các công việc văn phòng, hỗ trợ hoạt động kiểm định.
2. Nhân lực của cơ sở đăng kiểm gồm:
a) Có tối thiểu 01 lãnh đạo có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Có tối thiểu 01 phụ trách bộ phận kiểm định;
c) Dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 02 đăng kiểm viên kiểm định bảo đảm thực hiện đủ các công đoạn kiểm định. Các nhân sự quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tham gia kiểm định tại các dây chuyền kiểm định và được tính là đăng kiểm viên kiểm định trên dây chuyền kiểm định;
d) Có nhân viên nghiệp vụ để thực hiện các công việc được quy định tại khoản 9 Điều 3 của Nghị định này.
3. Điều kiện đối với lãnh đạo cơ sở đăng kiểm được phân công ký giấy chứng nhận kiểm định
a) Được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hoạt động kiểm định xe cơ giới tại đơn vị.
b) Phải là đăng kiểm viên kiểm định bậc cao hoặc đăng kiểm viên kiểm định đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên kiểm định tối thiểu 36 tháng.
4. Điều kiện đối với nhân viên nghiệp vụ
a) Trình độ chuyên môn tối thiểu tốt nghiệp trung cấp.
b) Được tập huấn nghiệp vụ kiểm định theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 8. Điều kiện về hệ thống quản lý của cơ sở đăng kiểm
Cơ sở đăng kiểm phải xây dựng hệ thống quản lý của đơn vị để đảm bảo thực hiện các nội dung công việc sau:
1. Thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới theo đúng quy định, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các hướng dẫn có liên quan đến công tác kiểm định.
2. Duy trì điều kiện cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, nhân lực theo quy định tại Nghị định này; bảo đảm các thiết bị, dụng cụ kiểm tra phải hoạt động bình thường; tuân thủ việc kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị, dụng cụ kiểm tra theo quy định của pháp luật về đo lường. Trong quá trình kiểm định, cơ sở đăng kiểm phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy.
3. Thu giá dịch vụ, phí, lệ phí liên quan đến hoạt động kiểm định xe cơ giới, các khoản thu khác (nếu có) và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
4. Niêm yết công khai tại phòng chờ, xưởng kiểm định các nội dung về quy trình, nội dung kiểm định; biểu mức thu giá, phí, lệ phí, chu kỳ kiểm định, số điện thoại đường dây nóng của Cục Đăng kiểm Việt Nam và nội dung các thông báo khác theo quy định.
5. Thực hiện việc truyền số liệu, báo cáo theo quy định.
6. Quản lý, cấp phát các loại ấn chỉ, chứng chỉ kiểm định đúng quy định.
7. Trong vòng 18 tháng kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở đăng kiểm phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001.
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH KHÍ THẢI XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY CỦA CƠ SỞ KIỂM ĐỊNH KHÍ THẢI
1. Chỉ tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy mới được phép hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
2. Hoạt động kiểm định phải bảo đảm tính độc lập, khách quan, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật.
3. Đối với cơ sở kiểm định khí thải lưu động phải được bố trí đảm bảo cho hoạt động kiểm định thuận tiện, an toàn, không gây cản trở giao thông.
Cơ sở kiểm định khí thải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, nhân lực theo quy định tại Nghị định này và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Điều 11. Điều kiện về cơ sở vật chất
1. Mặt bằng cơ sở kiểm định khí thải là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy trên cùng một khu đất và phải đáp ứng các quy định sau:
a) Có diện tích tối thiểu 35 m2 và mỗi vị trí kiểm định phải có diện tích tối thiểu 6 m2.
b) Có các khu vực sau: khu vực kiểm định; khu vực để xe; khu vực văn phòng (không bắt buộc đối với cơ sở kiểm định lưu động).
2. Thiết bị kiểm định khí thải phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
Điều 12. Điều kiện về nhân lực
Nhân lực của cơ sở kiểm định khí thải phải có tối thiểu 01 đăng kiểm viên kiểm định được cấp chứng chỉ theo quy định.
Điều 13. Điều kiện về hệ thống quản lý của cơ sở kiểm định khí thải
Cơ sở kiểm định khí thải phải xây dựng hệ thống quản lý của đơn vị để đảm bảo thực hiện các nội dung công việc sau:
1. Thực hiện kiểm định và cấp tem kiểm định cho xe mô tô, xe gắn máy theo đúng quy định, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các hướng dẫn có liên quan đến công tác kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
2. Duy trì điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực theo quy định tại Nghị định này; bảo đảm các thiết bị kiểm định phải hoạt động bình thường; tuân thủ việc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của pháp luật về đo lường. Trong quá trình kiểm định, cơ sở kiểm định khí thải phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy.
3. Thu giá dịch vụ liên quan đến hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy, các khoản thu khác (nếu có) và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
4. Niêm yết công khai tại khu vực văn phòng: các nội dung về quy trình, nội dung kiểm định; biểu mức thu giá, chu kỳ kiểm định, số điện thoại đường dây nóng của Cục Đăng kiểm Việt Nam và nội dung các thông báo khác theo quy định.
5. Thực hiện việc truyền số liệu, báo cáo theo quy định.
6. Quản lý, cấp phát tem kiểm định đúng quy định.
NIÊN HẠN SỬ DỤNG CỦA XE CƠ GIỚI
Điều 14. Quy định về niên hạn sử dụng
1. Không quá 25 năm đối với: ô tô chở hàng (ô tô tải), ô tô chở hàng chuyên dùng (ô tô tải chuyên dùng), xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ.
2. Không quá 20 năm đối với: ô tô chở người có từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả chỗ người lái), ô tô chở người chuyên dùng, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ.
3. Không quá 20 năm đối với xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh.
4. Các loại xe không áp dụng niên hạn sử dụng bao gồm:
a) Xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô chở người có số người cho phép chở đến 08 người (không kể người lái xe), xe ô tô chuyên dùng, rơ moóc, sơ mi rơ moóc;
b) Xe cơ giới của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
Điều 15. Niên hạn sử dụng của xe cải tạo
1. Xe có niên hạn sử dụng cải tạo thành xe không có niên hạn sử dụng thì áp dụng quy định về niên hạn của xe trước khi cải tạo;
2. Xe không có niên hạn sử dụng cải tạo thành xe có niên hạn sử dụng thì áp dụng quy định về niên hạn của xe sau khi cải tạo;
3. Xe ô tô chở người có số người cho phép chở từ 09 người trở lên (không kể người lái xe), xe ô tô chở người chuyên dùng cải tạo thành xe ô tô chở hàng (kể cả xe ô tô chở hàng chuyên dùng); xe chở người bốn bánh có gắn động cơ cải tạo thành xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thì được áp dụng quy định về niên hạn của xe sau cải tạo.
Điều 16. Xác định niên hạn sử dụng
1. Thời điểm tính niên hạn sử dụng
a) Niên hạn sử dụng của xe cơ giới được tính bắt đầu từ năm sản xuất xe đến hết ngày 31 tháng 12 của năm hết niên hạn sử dụng.
b) Một số trường hợp đặc biệt khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, niên hạn sử dụng được tính từ năm đăng ký xe ô tô lần đầu.
2. Niên hạn sử dụng của ô tô quy định tại Điều 14 Nghị định này được xác định căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Số nhận dạng của xe (số VIN);
b) Số khung của xe;
c) Các tài liệu kỹ thuật: Catalogue, sổ tay thông số kỹ thuật, phần mềm nhận dạng hoặc các thông tin của Nhà sản xuất;
d) Thông tin trên nhãn mác của Nhà sản xuất được gắn hoặc đóng trên ô tô;
đ) Hồ sơ lưu trữ như: Giấy chứng nhận chất lượng; Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với ô tô sản xuất trong nước; Biên bản kiểm tra hoặc nghiệm thu, Giấy chứng nhận chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ cải tạo đối với ô tô cải tạo; Hồ sơ gốc do cơ quan công an quản lý; Chứng từ nhập khẩu.
3. Ô tô không có ít nhất một trong những tài liệu, hồ sơ, cơ sở nêu tại khoản 2 của Điều này được coi là hết niên hạn sử dụng.
Điều 17. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
1. Thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định xe cơ giới, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy và tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này;
2. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện khoản 3 Điều 4 Nghị định này;
3. Chủ trì xây dựng, ban hành quy định giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy theo quy định của pháp luật về giá.
Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về đo lường đối với phương tiện đo sử dụng trong hoạt động kiểm định xe cơ giới, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
2. Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn đối với phương tiện đo sử dụng trong hoạt động kiểm định xe cơ giới, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy theo quy định của pháp luật về đo lường.
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này;
2. Chỉ đạo Sở Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy trên địa bàn; kiểm soát chặt chẽ việc thành lập các cơ sở đăng kiểm, cơ sở kiểm định khí thải bảo đảm đúng quy định của pháp luật và Nghị định này.
Điều 20. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Tổ chức thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy trên phạm vi cả nước; xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền đối với các vi phạm.
2. Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng thống nhất chương trình phần mềm quản lý, cơ sở dữ liệu kiểm định, truyền số liệu, quản lý dữ liệu xe cơ giới, xe mô tô, xe gắn máy kiểm định và cơ sở dữ liệu đăng kiểm viên kiểm định trên cả nước; kết nối, chia sẻ dữ liệu xe cơ giới, xe mô tô, xe gắn máy kiểm định với các cơ quan chức năng để phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước; tổ chức việc cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định đối với các phương tiện vi phạm theo đề nghị của cơ quan chức năng.
Điều 21. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
Tổ chức quản lý hoạt động kiểm định xe cơ giới, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy tại Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan khác trên địa bàn.
Điều 22. Trách nhiệm của cơ sở đăng kiểm, cơ sở kiểm định khí thải
1. Tuân thủ các điều kiện quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan về các điều kiện kinh doanh và hoạt động kiểm định xe cơ giới, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; bảo đảm các phương tiện đo phải hoạt động bình thường; tuân thủ việc kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo theo quy định của pháp luật về đo lường.
2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác đánh giá tình trạng kỹ thuật của xe cơ giới; bảo vệ môi trường của xe cơ giới và xe mô tô, xe gắn máy.
3. Bảo đảm thời gian hoạt động kiểm định bình thường tối thiểu 08 giờ/ngày và 05 ngày/tuần; thông báo công khai thời gian kiểm định tại trụ sở cơ sở đăng kiểm đăng kiểm, cơ sở kiểm định khí thải.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
5. Quản lý, giám sát hoạt động kiểm định tại đơn vị, chịu trách nhiệm toàn diện khi để xảy ra vi phạm, tiêu cực tại cơ sở đăng kiểm, cơ sở kiểm định khí thải.
6. Được yêu cầu cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý các hành vi cản trở hoạt động của cơ sở đăng kiểm, cơ sở kiểm định khí thải.
MỤC 2. LIÊN QUAN ĐẾN NIÊN HẠN SỬ DỤNG CỦA XE CƠ GIỚI
Điều 23. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các cơ sở đăng kiểm xe cơ giới trong toàn quốc thực hiện các công việc sau đây:
a) Xác định năm sản xuất, lập danh sách ô tô hết niên hạn sử dụng theo định kỳ hàng năm;
b) Báo cáo theo yêu cầu danh sách ô tô hết hạn sử dụng về Cục Đăng kiểm Việt Nam;
c) Thông báo danh sách ô tô hết niên hạn sử dụng cho Phòng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông các địa phương để theo dõi, kiểm tra, quản lý đồng thời thông báo công khai tại đơn vị để có cơ sở cho nhân dân và chính quyền địa phương giám sát.
2. Định kỳ hàng năm, tập hợp danh sách ô tô hết hạn sử dụng theo lộ trình, thông báo cho Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt để phối hợp theo dõi, kiểm tra, quản lý.
3. Giải quyết, xử lý các trường hợp có thắc mắc, khiếu nại, tố cáo theo quy định hiện hành.
Điều 24. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Tuyên truyền, phổ biến quy định về niên hạn sử dụng của xe cơ giới đến mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đang khai thác sử dụng ô tô tại địa phương để thực hiện.
2. Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ đạo các cơ sở đăng kiểm xe cơ giới thuộc thẩm quyền quản lý tại địa phương tổ chức thực hiện Nghị định này.
Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký xe cơ giới
1. Thực hiện việc thu hồi biển số đối với các xe cơ giới hết niên hạn sử dụng theo quy định.
Điều 26. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô tham gia giao thông
1. Thực hiện niên hạn sử dụng được quy định tại Điều 14, Điều 15 của Nghị định này.
2. Có kế hoạch đổi mới phương tiện.
Điều 27. Điều khoản chuyển tiếp
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới đã cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng.
2. Chứng chỉ đăng kiểm viên đã cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực vẫn có giá trị cho đến hết thời hạn hiệu lực.
3. Các cơ sở đăng kiểm tiếp tục áp dụng theo biểu giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới hiện hành cho đến khi ban hành biểu giá mới.
4. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Điều 28. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 và bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật sau:
a) Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;
b) Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;
c) Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người;
d) Thông tư số 21/2010/TT-BGTVT ngày 10/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |